Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Với câu hỏi này chúng tôi xin được tư vấn và giải đáp như sau:
Tiểu đường thai kỳ ăn lựu được không?
Câu trả lời là có, bởi lựu có rất nhiều tác dụng tốt cho bà bầu.
Làm chậm quá trình tiêu hóa
- Lựu là một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, rất thích hợp để thêm vào chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai.
- Lựu có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu carbohydrate, từ đó giúp giảm sự hấp thụ đường vào máu và ngăn ngừa tăng đột ngột đường huyết.
Chống oxy hóa
- Nhóm ellagitannin, một loại chất chống oxy hóa có trong trái lựu, đã được các nhà nghiên cứu chứng minh có khả năng giảm đường huyết.
Giúp giảm kháng insulin
- Các hoạt chất có trong trái lựu được biết đến cải thiện chức năng của các tế bào beta tụy, những tế bào quan trọng trong việc sản xuất insulin.
- Lựu cũng giúp giảm kháng insulin, tăng cường sự hiệu quả của insulin trong việc sử dụng đường huyết, từ đó cải thiện điều chỉnh đường huyết.
Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường type 2
- Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng các hợp chất như acid punicalagin, gallic, uallic, ellagic, ursolic, oleanolic và các chất chống oxy hóa như anthocyanin và tanin có trong trái lựu có khả năng kiểm soát tốt bệnh tiểu đường type 2.
- Do đó, lựu cũng có tiềm năng giảm nguy cơ phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường type 2 sau khi mắc bệnh trong thai kỳ.
Giảm lượng cholesterol xấu LDL
- Các vấn đề về huyết áp và tim mạch thường là những biến chứng phổ biến ở phụ nữ mang thai bị tiểu đường.
- Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lựu có khả năng giảm lượng cholesterol xấu LDL. Điều này giúp cho lựu có tác dụng phòng ngừa hiệu quả các biến chứng tim mạch.
Tiểu đường thai kỳ mẹ bầu có thể ăn lựu.
Tiểu đường thai kỳ ăn lựu cần lưu ý điều gì?
Để đảm bảo sức khỏe, mẹ cần chú ý đến những điều sau đây:
- Khi ăn lựu, mẹ cần điều chỉnh thực đơn để đảm bảo lượng carbohydrate nạp vào cơ thể mỗi bữa chỉ khoảng 45 - 60g, bởi lựu cũng cung cấp carbohydrate.
- Mẹ bầu nên từ 1 đến 2 trái hoặc 50ml nước ép lựu mỗi ngày.
- Thời điểm tốt nhất để ăn lựu là sau bữa chính khoảng 1 đến 2 tiếng để cơ thể hấp thu tối đa.
- Nếu mẹ bầu đang sử dụng các thuốc giảm loãng máu, thuốc trị huyết áp, statin hay thuốc ức chế ACE, cần lưu ý khi ăn lựu vì lựu có thể tương tác với các loại thuốc này.
- Mẹ bầu có thể ăn hạt lựu, nhưng việc này có thể gây nguy cơ tắc ruột đối với những người bị táo bón nặng. Cách ăn phù hợp nhất là bỏ hạt lựu đi trước khi ăn.
Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tiểu đường thai kỳ ăn lựu được không. Mẹ bầu có thể ăn lựu và hãy nhớ những lưu ý trên để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh nhé. Ngoài ra nếu như bạn còn có bất cứ câu hỏi gì liên quan đến bệnh tiểu tiểu thai kỳ, hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được Bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất nhé.
Phương Đông chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!