Phiếu tóm tắt thông tin điều trị tăng huyết áp, tiền sản giật và sản giật

18-01-2025

Tác giả: Thu Hiền

Tổng hợp chi tiết tóm tắt thông tin điều trị tăng huyết áp, tiền sản giật và sản giật tại Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông.

Tổng hợp chi tiết tóm tắt thông tin điều trị tăng huyết áp, tiền sản giật và sản giật tại Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông. Chi tiết ngay tại đây!

Điều trị,

theo dõi,

chăm sóc

Ngày nằm viện

Ngày 1

Ngày 2

Ngày 3

Ngày 4 à ...

Khám đánh giá bệnh và điều trị

-   Khám toàn thân, đo huyết áp 4 giờ/lần

-   Khám phát hiện triệu chứng như nhức đầu, rối loạn thị giác, đau thượng vị và tăng cân nhanh, theo dõi cân nặng lúc nhập viện và mỗi ngày sau, lượng nước tiểu

-   Trường hợp chỉ định mổ lấy thai: Tiếp tục như quy trình theo dõi sau mổ lấy thai. Duy trì thuốc hạ áp sau mổ.

-   Trường hợp có chỉ định tiếp tục theo dõi thai, đo huyết áp 4 giờ/lần, đánh giá các triệu chứng, cử động thai.

-   Theo dõi sát huyết áp 72 giờ sau sinh cho tất cả trường hợp tăng huyết áp trong thai kì và theo dõi 7 – 10 ngày sau sinh tại địa phương.

-   Trường hợp chỉ định mổ lấy thai: Tiếp tục như quy trình theo dõi sau mổ lấy thai. Duy trì thuốc hạ áp sau mổ.

-   Trường hợp có chỉ định tiếp tục theo dõi thai: Đánh giá các triệu chứng so với ngày trước?

-  Trường hợp chỉ định mổ lấy thai: Tiếp tục như quy trình theo dõi sau mổ lấy thai.

-  Trường hợp có chỉ định tiếp tục theo dõi thai: Đánh giá các triệu chứng lúc vào có giảm hay hết không, xuất hiệu triệu chứng mới không?

Cận lâm sàng

-   Protein niệu mỗi ngày hoặc cách 2 ngày

-   Định lượng Creatinin máu, hematocrit, tiểu cầu, men gan, LDH, acid uric (chỉ làm xét nghiệm đông máu khi tiểu cầu giảm và men gan tăng)

-   Siêu âm thai, theo dõi CTG (monitoring sản khoa)

-   Trường hợp chỉ định mổ lấy thai: sau mổ xét ngiệm lại protein máu, albumin máu, acid uric máu

-   Trường hợp tiếp tục theo dõi: Siêu âm Doppler đánh giá tăng trưởng thai và lượng ối

-   Mẹ: Công thức máu, creatinine, LDH, GOT, GPT, 1-2 lần/tuần

-   Con: Theo dõi CTG (monitoring sản khoa)

-   Xét nghiệm bổ sung nếu cần thiết.

-   Theo dõi CTG (monitoring sản khoa)

-   Xét nghiệm bổ sung nếu cần thiết.

-   Theo dõi CTG (monitoring sản khoa)

Điều trị

1. Tăng huyết áp

-  An thần

-  Hạ huyết áp: Adalat 25 mg viên, uống

-  Chống co mạch, chống phù não và co giật: Magne sufat

-  Chống phù: truyền đạm, tăng áp lực keo trong lòng mạch

-  Chống bội nhiễm: dùng kháng sinh trường hợp bệnh nhân nặng, nằm lâu có thể biến chứng viêm nhiễm

-  Ngừng thai nghén: không phụ thuộc tuổi thai khi có rối loạn cao huyết áp nặng mà điều trị 7 ngày không có kết quả, khi có biến chứng đe doạ tính mạng người mẹ

-  Theo dõi chuyển dạ: khi tiên lượng không nguy hiểm tính mạng mẹ và con

2. Tiền sản giật

2.1. Tiền sản giật không có dấu hiệu nặng

- Có thể theo dõi điều trị ngoại trú

- Nhập viện, chấm dứt thai kỳ khi

   + Thai ≥ 37 tuần

   + Hoặc nghi ngờ rau bong non

   + Hoặc thai ≥ 34 tuần và có bất kỳ triệu chứng:

     Chuyển dạ hoặc vỡ ối,

     Siêu âm: ước lượng Percentile < 5 %

     Thiểu ối AFI < 5 cm ở 2 lần siêu âm liên tiếp cách nhau 24 giờ.

-  Nếu chưa có chỉ định chấm dứt thai kỳ, có thể theo dõi ngoại trú hoặc nội trú

2.2. Tiền sản giật nặng:

-   Chấm dứt thai kì khi tiền sản giật nặng xuất hiện sớm trước 25 tuần hoặc bất cứ tuổi thai nào khi có:

  + Phù phổi

  + Suy thận

  + Rau bong non

  + TC giảm nặng

  + Đông máu nội mạch lan toả

  + Các triệu chứng dai dẳng

  + Suy thai

  + Siêu âm doppler động mạch rốn: mất hoặc đảo ngược sóng tâm trương

  + Thai lưu

  + Hội chứng HELLP

-   Điều trị mong đợi: < 34 tuần với tình trạng mẹ và thai ổn định, tiếp tục theo dõi thai

-   Hỗ trợ phổi thai nhi: 28 tuần – 34 tuần: Betamethasone, Dexamethasone

-   Nếu mẹ và thai ổn định, trong 48h sẽ chấm dứt thai kỳ khi có dấu hiệu

 + Vỡ ối

 + Chuyển dạ

 + Tiểu cầu < 100 G/L

 + Men gan tăng kéo dài (≥ 2 lần giá trị bình thường)

 + Thai chậm tăng trưởng Percentile < 5 %

 + Thiểu ối

 + Suy thận

3. Sản giật

-   Đặt sản phụ nằm đầu nghiêng, thở Oxy 6 - 8 l/p

-   Magnesium sulfate: liều tấn công 4,5g TMC, sau đó truyền TM 1 g/giờ ít nhất 24 giờ sau sinh.

-   Nếu co giật tái phát: lặp lại liều 2-4 g Magnesium sulfat tiêm TMC > 5 phút. Nếu không đáp ứng có thể sử dụng Midazolam 1-2 mg TMC hoặc Lorazepam 4 mg (TMC) trong 2-5 phút, đặt nội khí quản và hỗ trợ thông khí.

-   Trường hợp co giật không đáp ứng với Magnesium sulfate, cân nhắc chụp CT hoặc MRI não

-   Chấm dứt thai kì khi tình trạng nội khoa ổn định.

-   Nhịp tim thai chậm dài 3-5 phút thường xảy ra trong và sau cơn giật, nếu tim thai chậm kéo dài > 5 phút cần mổ lấy thai cấp cứu

-   Chấm dứt thai kì sau cơ sản giật phụ thuộc tuổi thai, kiểu thế, cổ tử cung, chỉ số Bishop, ...

4. Các thuốc

 4.1. Magne sulfat: dự phòng và chống co giật trong tiền sản giật nặng, hội chứng HELLP, sản giật, dùng trước trong và tối thiểu 24h sau sinh

+ Liều tấn công: 4,5 g Magne sulfat 15 %/ 50 ml dung dịch tiêm TMC 15-20 phút

+ Duy trì 1 g/giờ truyền tĩnh mạch.

   Pha 6g Magne sulfat 15 % vào Glucose 5 %/500 ml truyền TM XXX giọt/phút hoặc

   Bơm tiêm điện: pha 6g Magne sulfat 15 % + 2 ml nước cất, 7 ml/giờ

- Lưu ý

§  Theo dõi các dấu hiệu: phản xạ gân xương (có), nhịp thở (>16 l/p), nước tiểu (>100ml/4 giờ)

§  Nguy cơ băng huyết sau sinh. Giảm dao động nội tại tim thai

§  Đo nồng độ Mg huyết thanh mỗi 12h và điều chỉnh liều duy trì 4-7 mEq/L

§  Người bệnh suy thận cần định lượng Magnesium huyết thanh, nếu nồng độ Magnesium > 9,6 mg/dL cần ngừng truyền, định lượng lại nồng độ mỗi 2 giờ, sử dụng tiếp khi nồng độ < 8,4 mg/dL

-      Ngộ độc Magnesium

Mất phản xạ gân xương

       Liệt cơ hô hấp

       Ngừng tim

-      Xử trí ngộ độc Magne sulfat:

§  Ngừng Magne Sulfat

§  Thuốc đối kháng: Calci gluconat 10% 10 ml, tiêm TM 1g trong 10 phút

§  Cân nhắc dùng Furosemide để tăng đào thải Magnesium sulfat

§  Đặt nội khí quản và thông khí để cứu sống người bệnh nếu có suy hô hấp, ngừng tim

4.2. Thuốc hạ áp trong thai kỳ:

-   Labetalol

-   Hydralazine

-   Ức chế Calci: Nifedipine, Nicardipin

-   Methyldopa

4.3. Lợi tiểu: Dùng khi có triệu chứng doạ phù phổi cấp, phù phổi cấp

-  Furosemide

-  Không dùng dd ưu trương

-   Đánh giá kết quả điều trị

-   Dùng thuốc theo ngày thứ nhất đã lựa chọn.

Đánh giá kết quả điều trị tiếp theo thuốc ngày trước hoặc thay đổi thuốc khác nếu thuốc ngày trước không kết quả.

Đánh giá kết quả điều trị.  Có thể lựa chọn loại thuốc khắc thay thế.

Chăm sóc, dinh dưỡng

Chế độ ăn nhiều đạm, nhiều rau, trái cây tươi

Chế độ ăn nhiều đạm, nhiều rau, trái cây tươi

Chế độ ăn nhiều đạm, nhiều rau, trái cây tươi

Chế độ ăn nhiều đạm, nhiều rau, trái cây tươi

Sinh hoạt

Nghỉ ngơi, nằm tại giường bệnh, tránh các yếu tố kích thích làm phát triển bệnh.

 

Nghỉ ngơi, nằm tại giường bệnh, tránh các yếu tố kích thích làm phát triển bệnh.

Nghỉ ngơi, nằm tại giường bệnh, tránh các yếu tố kích thích làm phát triển bệnh.

Nghỉ ngơi, nằm tại giường bệnh, tránh các yếu tố kích thích làm phát triển bệnh.

Truyền thông cho người bệnh

 

-    Theo dõi huyết áp 12 tuần sau sinh, tư vấn nguy cơ tiền sản giật cho các lần có thai sau, cảnh báo nguy cơ bệnh tim mạch trong tương lai.

-    Tăng huyết áp tồn tại càng lâu sau sinh, nguy cơ tăng huyết áp mạn càng cao.

-   Theo dõi huyết áp 12 tuần sau sinh, tư vấn nguy cơ tiền sản giật cho các lần có thai sau, cảnh báo nguy cơ bệnh tim mạch trong tương lai.

-   Tăng huyết áp tồn tại càng lâu sau sinh, nguy cơ tăng huyết áp mạn càng cao.

-      Theo dõi huyết áp 12 tuần sau sinh, tư vấn nguy cơ tiền sản giật cho các lần có thai sau, cảnh báo nguy cơ bệnh tim mạch trong tương lai.

-      Tăng huyết áp tồn tại càng lâu sau sinh, nguy cơ tăng huyết áp mạn càng cao.

 Kế hoạch ra viện

 

Đề cập các vấn đề bạn quan tâm khi ra viện, không còn thắc mắc.

Đề cập vấn đề bạn quan tâm, giải quyết thắc mắc trước khi ra viện.

Giải thích, đánh giá tình hình bệnh lý của bệnh nhân, giải thích các triệu chứng tái khám. Hướng dẫn dùng thuốc theo đơn ngoại trú.

 

 

 

Họ và tên

Chức vụ

Ký tên

Soạn thảo

Nguyễn Thị Hoài Thu

Bác sĩ Khoa Phụ Sản

 

Thẩm định

Nguyễn Tuấn Anh

Trưởng khoa Phụ Sản

 

Phê duyệt

Nguyễn Trung Chính

Giám đốc bệnh viện

 

 

19001806 Đặt lịch khám