Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh tiêu chảy
Đau bụng tiêu chảy khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc
Nguyên nhân bị tiêu chảy chủ yếu do bạn ăn phải thực phẩm mất vệ sinh, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tuy nhiên, tiêu chảy cũng có thể do dị ứng thực phẩm, lạm dụng rượu bia, bệnh tiểu đường, lạm dụng thuốc nhuận tràng, nhiễm trùng do vi khuẩn, tác dụng phụ của thuốc hay rối loạn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng.
Khi bị tiêu chảy, phân của bạn sẽ lỏng hay sền sệt. Bệnh thường kéo dài trong vài ngày và có thể điều trị bằng thuốc tiêu chảy theo quy định.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh tiêu chảy là đau bụng, đầy hơi, đi ngoài lỏng và đi nhiều lần liên tục, bạn sẽ có cảm giác phải đi vệ sinh khẩn cấp, thậm chí là buồn nôn. Khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, trong phân sẽ có chất nhầy, thậm chí là đi ngoài ra máu và bị sốt.
Nếu bạn đi ngoài trên 3 lần trong ngày và không uống đủ nước thì bạn sẽ bị mất nước, xảy ra những biến chứng nghiêm trọng.
Bệnh tiêu chảy có thể khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bạn có những triệu chứng như phân có màu đen, lẫn máu, sốt cao kéo dài hơn 24 tiếng, ói mửa liên tục, đau bụng dữ dội, nước tiểu sẫm màu, đau đầu, tim đập nhanh, da khô, dễ bị kích thích hay những rối loạn nghiêm trọng hơn thì bạn nên tới bệnh viện khám ngay lập tức.
Nhưng nếu bị nhẹ thì bệnh sẽ tự khỏi mà bạn không cần làm gì. Dù vậy, uống thuốc trị tiêu chảy hay áp dụng những biện pháp điều trị tại nhà một cách tự nhiên thì cảm giác khó chịu của bệnh sẽ nhanh biến mất hơn.
Những cách điều trị tiêu chảy đơn giản
Điều trị tiêu chảy bằng thuốc
Khi bị tiêu chảy, cách nhanh nhất để giảm bớt cơn khó chịu đó là dùng thuốc để cầm tiêu chảy. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng bới thuốc có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn như:
- Thuốc Codein nếu sử dụng quá nhiều có thể gây táo bón do thuốc có tác dụng làm khô nhu động ruột để điều trị tiêu chả;
- Khi sử dụng thuốc Loperamide, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như khô họng, đau bụng, táo bón do thuốc có tác dụng làm giảm nhu động ruột, giảm dịch nhầy ở đường tiêu hóa, hạn chế tình trạng mất nước trong cơ thể,...
Tham khảo ý kiến của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tránh các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc
Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Khi bị tiêu chảy, cơ thể bạn không chỉ bị mất nước mà còn mất cả chất điện giải, chất khoáng như Kali và Natri. Đây đều là những yếu tố góp phần quan trọng trong các hoạt động của cơ thể. Vì thế, để bù lại những thứ bị mất, đầu tiên bạn cần uống thật nhiều nước. Dù nước lọc bình thường không chứa các chất điện giải nhưng uống nhiều nước vẫn là điều cần thiết khi bị tiêu chảy. Ngoài ra, bạn có thể uống nước ép trái cây như táo hay mận có thể giúp điều trị tiêu chảy nhanh hơn. Lưu ý khi bổ sung nước bạn cần uống từng ngụm nhỏ và giữ nước của bạn mát mẻ.
Uống nhiều nước để cơ thể không cảm thấy mệt mỏi khi bị tiêu chảy
Sử dụng hồng xiêm xanh
Theo Y học cổ truyền, hồng xiêm có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải khát, nhuận tràng, hỗ trợ điều trị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, trong hồng xiêm còn chứa chất Tanin, đây là chất chữa bệnh tiêu chảy rất tốt. Vì thế, hồng xiêm được xem là “khắc tinh” của tiêu chảy và thường được các cụ sử dụng mỗi khi bị tiêu chảy.
Hồng xiêm rất tốt cho việc điều trị bệnh tiêu chảy
Chữa tiêu chảy bằng hồng xiêm xanh như sau: Cắt hồng xiêm xanh thành các lát mỏng, sau đó phơi khô rồi xao vàng. Dùng 10 lát hồng xiêm xanh đã xao vàng sắc lấy nước uống 2 lần/ngày sẽ cầm được tiêu chảy.
Dùng vỏ cam
Dùng vỏ cam pha trà uống vừa giúp cầm tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt vừa giúp đầu óc thư giãn, giảm stress.
Trà vỏ cam là một trong những đồ uống khắc phục bệnh tiêu chảy nhanh chóng
Uống nước gạo rang
Uống nước gạo rang không chỉ chống mất nước, mất chất điện giải do bị tiêu chảy mà còn giúp thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan.
Gạo lứt có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu chảy
Rang 100g gạo lứt đến khi vàng, sau đó cho 2 lít nước vào đun sôi, vặn nhỏ lửa đến khi gạo chín mềm. Chắt lấy nước và uống hết trong ngày.
Ăn các thức phẩm giàu tinh bột
Ăn những thực phẩm chứa nhiều tinh bột sẽ khiến dạ dày bạn cảm thấy dễ chịu. Những thực phẩm giàu tinh bột được khuyên dùng có: Ngũ cốc, gạo nấu chín hoặc bột sắn. Hãy đảm bảo không cho thêm quá nhiều đường hay muối vào vì nó sẽ khiến bệnh trầm trọng và khó điều trị hơn.
Những thực phẩm giàu tinh bột rất tốt cho người đang bị đau bụng tiêu chảy
Cà rốt cũng giúp bạn tiêu hóa tốt hơn. Cơm trắng hay cháo trắng cũng là sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang bị tiêu chảy. Khoai tây cũng là thực phẩm giàu tinh bột giúp giảm nhẹ các cơn đau dạ dày và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết mà bạn đang bị mất. Tuy nhiên, khoai tây chiên lại khiến cho bệnh tiêu chảy trở nên nặng hơn cũng như làm dạ dày đau hơn.
Bạn cũng không nên sử dụng bột yến mạch vì khi đó đường ruột của bạn đang yếu nên không thể tiêu thụ được lượng dinh dưỡng chứa trong nó.
Kiêng một số loại thực phẩm
Các loại thực phẩm nhất định phải tránh khi bị tiêu chảy để tránh tình trạng bệnh trở nên tệ hơn phải kể đến như: Phomai, sữa và các sản phẩm làm từ sữa khác. Ngoài ra bạn cũng không nên uống cà phê vì cà phê sẽ khiến hệ thần kinh dễ bị kích thích.
Bạn cần tránh xa những thực phẩm có thành phần bơ sữa để tránh tình trạng bệnh trở nên tệ hơn
Sử dụng các sản phẩm có chứa nhiều đường khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, uống nước ép táo và nước ép mận mà không thêm đường được xem là sự lựa chọn tốt nhất cho những người đang bị tiêu chảy.
Trên đây là một số những cách giúp bạn điều trị tiêu chảy tại nhà đơn giản nhất, hy vọng có thể giúp ích cho bạn khi không may mắc phải. Tuy nhiên, bạn nên đến các cơ sở y tế thăm khám nếu tình trạng bệnh kéo dài không khỏi, cũng như để tránh hiểu nhầm các triệu chứng của những bệnh lý khác.