Trầm cảm theo mùa: Biểu hiện và cách điều trị hiệu quả

Dương Minh Ngọc

07-10-2022

goole news
16

Trầm cảm theo mùa khiến cho người bệnh thường cảm thấy kiệt sức, suy sụp tinh thần, mệt mỏi. Họ không muốn giao tiếp với ai và đôi khi có ý định tự tử. Người bệnh cần có những biện pháp can thiệp kịp thời, để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra.

Trầm cảm theo mùa là gì?

Việc bạn cảm thấy buồn bã, mệt mỏi, tâm trạng tồi tệ trong mùa đông hay lúc nào cũng cần ăn, cạn kiệt năng lượng. Bạn không muốn làm gì ngoài việc nằm dài, khi thời tiết chuyển mùa. Đây là dấu hiệu của chứng trầm cảm theo mùa, mà nhiều người gặp phải. Đặc biệt là ở những du học sinh, sống ở những vùng lạnh giá xa đường xích đạo.

Thời điểm chuyển mùa khiến nhiều người dễ rơi vào tình trạng trầm cảm theo mùaThời điểm chuyển mùa khiến nhiều người dễ rơi vào tình trạng trầm cảm theo mùa

Rối loạn cảm xúc theo mùa (TAS) thường xảy ra vào mùa đông. Vì vậy nó còn được gọi là chứng trầm cảm mùa đông - cảm xúc mùa đông.

Bệnh thường có tính chất chu kỳ, xuất hiện hàng năm vào mùa đông. Tình trạng này có thể lặp lại nhiều lần. Một dạng hiếm hơn là trầm cảm mùa hè. Tình trạng này thường bắt đầu vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè và kết thúc vào mùa thu. 

Các triệu chứng của SAD thường khá mơ hồ. Đôi khi nó chỉ kéo dài trong thời gian ngắn nên không phải ai cũng có thể nhận biết sớm. Người bệnh thường cảm thấy tâm trạng không tốt, mệt mỏi, ăn không ngon, không muốn làm bất cứ việc gì vào thời điểm mùa đông. Vì vậy, nhiều người nghĩ rằng thay đổi thời tiết, khiến cơ thể mệt mỏi. Nhưng đây chính là dấu hiệu của các vấn đề về tâm lý, tinh thần.

Dấu hiệu của rối loạn trầm cảm theo mùa

Các triệu chứng của bệnh trầm cảm theo mùa tương tự như các triệu chứng của bệnh trầm cảm thông thường. Vì vậy chúng rất dễ khiến bạn nhầm lẫn. Các triệu chứng trầm cảm theo mùa bao gồm:

  • Mệt mỏi, ủ rũ, buồn bã.
  • Dễ bị kích thích: cáu kỉnh, lo lắng, bồn chồn.
  • Giảm sự thích thú với các hoạt động yêu thích.
  • Ăn nhiều hơn, đặc biệt là thực phẩm giàu tinh bột như cơm, bánh mì.
  • Tăng cân nhanh chóng.
  • Mất ngủ hoặc ngủ nhiều.
  • Người không tỉnh táo, vẫn còn hôn mê, mơ màng.
  • Người chậm chạp và lười biếng.
  • Bệnh chỉ xuất hiện vào một thời điểm cố định trong năm và có tính chất chu kỳ.

Cơ thể mệt mỏi mất ngủ khi giao mùa là dấu hiệu trầm cảm theo mùaCơ thể mệt mỏi mất ngủ khi giao mùa là dấu hiệu trầm cảm theo mùa

Nguyên nhân của bệnh trầm cảm theo mùa

Nguyên nhân khởi phát bệnh trầm cảm theo mùa sẽ có nhiều điểm khác hơn so với những loại bệnh trầm cảm khác:

  • Thiếu ánh nắng:

Vào mùa hè, ánh nắng nhiều hơn khiến bạn cảm thấy năng động hơn. Ngược lại, mùa thu và mùa đông thường ít ánh sáng hơn, thời tiết thường âm u, ôn hòa khiến tình cảm dễ chìm sâu hơn. Theo đó, các lý thuyết này cũng giải thích rằng, yếu tố này có liên quan đến các hormone sinh học trong não. Ánh sáng mặt trời cũng làm giảm mức serotonin, giúp não bình tĩnh, tập trung và thư giãn. Nó đồng thời tăng melatonin - chất dẫn truyền thần kinh gây buồn ngủ. Hai hoạt chất này có sự xáo trộn sẽ làm mất cân bằng đồng hồ sinh học, dẫn đến tâm trạng mất cân bằng. Nên bạn rất dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. Ngoài ra, mùa đông thiếu vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Do thường xuyên ở trong nhà tránh rét, cũng khiến lượng serotonin sụt giảm đáng kể. 

  • Di truyền:

Những người có tiền sử gia đình gặp các vấn đề tâm lý như trầm cảm và rối loạn lo âu, có nhiều khả năng bị SAD.

  • Tuổi tác:

Thống kê cho thấy tỷ lệ mắc bệnh thường gặp ở người lớn, thanh niên và khá hiếm gặp ở trẻ em. Bởi vì trẻ nhỏ có thể còn khá ngây thơ chưa thấy được sự thay đổi của thời tiết. Các yếu tố thời tiết như trời lạnh, nhiều mây có thể khiến trẻ con buồn ngủ và mệt mỏi. Nhưng thường không ảnh hưởng quá nhiều đến tâm trạng. Trong khi đó, ở lứa tuổi thanh niên, người lớn vẫn còn những suy nghĩ, ước mơ, áp lực trong cuộc sống. Nên họ càng dễ rơi vào trầm ngâm.

Tuổi tác càng cao càng khiến con người dễ rơi vào trầm ngâmTuổi tác càng cao càng khiến con người dễ rơi vào trầm ngâm

  • Nhiệt độ:

Nắng làm cơ thể nóng, đổ mồ hôi, mọi người không muốn ra ngoài vì sợ nóng, sợ bỏng da. Đồng thời, mồ hôi cũng khiến lớp da dễ dính vào nhau; nó tạo cảm giác bết dính cho người rất khó chịu. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thời tiết nắng nóng khiến con người ít hoạt động hơn và chỉ muốn trốn vào những nơi có máy lạnh. Mọi người đều muốn tránh tiếp xúc nhiều với ánh nắng của mặt trời càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, nhiệt độ cao trong mùa hè cũng làm giảm cảm giác thèm ăn. Chúng ta thường chỉ muốn ăn đồ nguội, uống nhiều nước, mà không có hứng thú ăn uống. 

  • Ánh sáng mạnh:

Vào mùa đông, ánh sáng yếu khiến người bệnh mệt mỏi và buồn ngủ. Còn mùa hè ánh sáng mạnh khiến giấc ngủ khó khăn, dễ bị rối loạn giấc ngủ. Nếu bạn không điều chỉnh ánh sáng phù hợp rất dễ gây bức bối. 

  • Môi trường sống:

Bệnh có xu hướng xuất hiện nhiều ở những người sống ở châu Âu, vùng lạnh, nằm xa đường xích đạo, ít nắng, thường có nhiệt độ thấp quanh năm. Vì vậy, những tân du học sinh chưa nắm rõ đồng hồ sinh học kết hợp với những tác động của môi trường, sự cô đơn thường rất dễ mắc chứng trầm cảm theo mùa. 

Nhiệt độ thấp quanh năm khiến nhiều người dễ rời vào tình trạng trầm cảm theo mùaNhiệt độ thấp quanh năm khiến nhiều người dễ rời vào tình trạng trầm cảm theo mùa

Một số yếu tố khác cũng có tác động đến sự căng thẳng của thần kinh. Như: liên quan đến dị ứng, mặc cảm khi mặc đồ mùa hè, hoặc cũng có thể là gánh nặng chi tiêu trong kỳ nghỉ.

Trầm cảm theo mùa liệu có nguy hiểm không?

Theo hầu hết các chuyên gia, trầm cảm theo mùa có xu hướng xuất hiện trong thời gian ngắn. Khi chuyển mùa, nhiệt độ tốt hơn, năng lượng cũng dần trở lại với người bệnh. Tuy nhiên, do bệnh có tính chất chu kỳ nên sẽ có nguy cơ tái phát cao. Những người đã từng gặp phải tuyệt đối không được chủ quan.

Mặt khác, các triệu chứng của SAD nếu không được kiểm soát ngay từ đầu có thể biến nỗi buồn thành tuyệt vọng. Nó khiến những suy nghĩ và hành vi người mắc trở lên tiêu cực hơn. Bệnh nhân dần chán ghét bản thân, trải qua cuộc sống buồn bã, không còn thấy niềm vui. Họ dần xa lánh mọi người và có ý định tự tử. Một số khác tìm đến các chất kích thích như rượu bia, ma túy để giảm bớt cảm giác cô đơn, khó chịu trong lòng của chính mình.

Tình trạng trầm cảm kéo dài khiến người bệnh sử dụng chất kích thíchTình trạng trầm cảm kéo dài khiến người bệnh sử dụng chất kích thích

Đặc biệt ở những người có tiền sử về tâm lý  như  trầm cảm hoặc chịu áp lực quá lớn từ yếu tố thời tiết sẽ dễ cảm thấy kiệt sức, thất vọng và chán nản.  

Bệnh trầm cảm dù nhẹ hay nặng, dù xuất hiện trong thời gian ngắn hay dài nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, tinh thần và các mối quan hệ của người bệnh. Trầm cảm theo mùa hoàn toàn có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm kéo dài, nếu người bệnh không nhanh chóng áp dụng các biện pháp phù hợp để lấy lại tinh thần.

Điều trị bệnh trầm cảm theo mùa như thế nào?

Sử dụng liệu pháp ánh sáng

Nguyên nhân của bệnh là do sự thay đổi ánh sáng giữa các mùa. Vì vậy việc sử dụng liệu pháp ánh sáng là phương pháp hữu hiệu để điều trị. Bệnh nhân sẽ ngồi trước đèn chiếu sáng khoảng 5 phút mỗi ngày, mỗi ngày một lần. Trong quá trình chiếu sáng, bệnh nhân phải thường xuyên liếc nhìn thiết bị để đèn hoạt động. Thời điểm thích hợp để thực hiện điều trị là vào buổi sáng. Bệnh nhân không nên điều trị vào buổi tối, nhất là trước khi đi ngủ vì nó có thể gây mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ.

Để tăng hiệu quả điều trị bệnh, người bệnh nên thường xuyên phơi nắng; khi trời nắng nhẹ như sáng sớm hoặc chiều mát. Liệu pháp ánh sáng nên được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ. Đặc biệt cần chú ý kỹ với những người nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị tổn thương với liệu pháp ánh sáng.

Chứng trầm cảm theo mùa có thể cải thiện chỉ sau vài tuần điều trị. Nhưng người bệnh không được tự ý ngưng điều trị, trừ trường hợp có sự đồng ý của bác sĩ. Thông thường, một đợt điều trị sẽ kéo dài đến mùa xuân hoặc mùa hè. Tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân.

Điều trị trầm cảm theo mùa bằng liệu pháp ánh sángĐiều trị trầm cảm theo mùa bằng liệu pháp ánh sáng

Trị liệu tâm lý

Ngoài liệu pháp ánh sáng, liệu pháp tâm lý cũng là phương pháp được nhắm đến đối với bệnh nhân trầm cảm theo mùa. Vì nguyên nhân gây bệnh liên quan đến các yếu tố sinh hóa, tâm trạng và hành vi, nhưng nguyên nhân sâu xa lại đến yếu tố tâm lý từ sâu bên trong. Vì vậy, liệu pháp tâm lý sẽ loại bỏ hoàn toàn các yếu tố căn nguyên, từ bên trong để mang lại sức khỏe tinh thần tốt nhất cho người bệnh. Ngăn chặn nguy cơ bệnh quay trở lại vào các chu kỳ của năm sau.

Sử dụng vitamin D

Vitamin D hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị bệnh, nó giúp việc điều trị bệnh trầm cảm theo mùa hiệu quả hơn.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thiếu vitamin D có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm theo mùa. 

Bệnh nhân trầm cảm theo mùa nên bổ sung vitamin D3 liên tục trong 3 tháng. 

  • Nhóm 1 bệnh nhân trầm cảm theo mùa sử dụng 600 IU vitamin D3 / ngày. 
  • Nhóm 2 bệnh nhân trầm cảm theo mùa  sử dụng khoảng 4000 IU vitamin D3 / ngày.

Cung cấp thêm vitamin D cho cơ thể tránh trầm cảmCung cấp thêm vitamin D cho cơ thể tránh trầm cảm

 

Trầm cảm theo mùa có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta có thể mắc bệnh. Vì thế trong khoảng thời gian chuyển mùa, chúng ta cần có những biện pháp phòng chống kịp thời để tránh những rủi ro xấu. Những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu và biết cách điều trị bệnh.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,650

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

GS.TS.BS Cao Cấp

LÊ VĂN THÍNH

Khoa Khám Bệnh

GS.TS.BS Cao Cấp

LÊ VĂN THÍNH

Khoa Khám Bệnh
19001806 Đặt lịch khám