Việc trẻ 6 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày là một báo hiệu xấu đối với sức đề kháng của bé. Nếu như không có sự hiểu biết rõ ràng về vấn đề này và phụ huynh không phát hiện sớm có khả năng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Qua bài viết này, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho các bậc phụ huynh khi bé có tình trạng trên.
Trẻ em 6 tháng tuổi đi ngoài bao nhiêu lần thì được xem là bình thường?
Đối với 6 tháng tuổi thì thời kỳ này trẻ được bú sữa mẹ gần như là hoàn toàn, lượng nước trong sữa được dung nạp vào cơ thể bé hàng ngày khá cao do đó số lần đi ngoài ở bé trong giai đoạn này sẽ dao động trung bình khoảng 4 – 10 lần. Sau 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa bắt đầu ổn định hơn, một số trẻ sẽ bắt đầu kỳ ăn dặm. Vì đặc điểm thức ăn được nạp vào cơ thể trẻ lúc này có sự thay đổi về các đặc điểm thể chất nên số lần trẻ đi ngoài trong giai đoạn này sẽ có sự khác với giai đoạn trước 6 tháng tuổi.
Bố mẹ nhớ thường xuyên chú ý theo dõi số lần đi ngoài một ngày của bé
Theo thống kê, số lần đi ngoài của trẻ 6 tháng tuổi thông thường như sau:
Với những bé 6 tháng tuổi nhưng chưa ăn dặm, bé chỉ bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc sử dụng các loại sữa công thức: số lần đi ngoài khoảng từ 4-5 lần/ngày hoặc là 2-4 lần/ngày tùy theo sữa bé được dùng. Một vài trường hợp khi hệ tiêu hóa của bé đã hấp thụ quá nhiều sữa thì lượng chất thải sẽ giảm dần theo thời gian và dẫn đến số lần trẻ đi ngoài ít hơn, trung bình 1-2 lần/ngày.
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, thức ăn có thể rắn và đã cứng hơn so với sữa, hàm lượng nước mà bé hấp thu cũng giảm, trẻ sẽ đi ngoài ít hơn, khoảng từ 1-2 lần/ngày, có thể đi ngoài cách ngày. Màu sắc phân của trẻ sẽ có màu gần giống tương tự với màu thức ăn được nạp vào cơ thể bé, có thể sẽ kèm theo các mẩu vụn của thức ăn còn chưa thể tiêu hóa được. Nếu bố mẹ thấy phân của trẻ không xuất hiện dấu hiệu bất thường dù bé đi ngoài ít hay nhiều thì không cần quá lo lắng.
Một số bé khi mới bắt đầu ăn dặm thì hệ tiêu hóa sẽ chưa kịp làm quen ngay với các thức ăn dạng đặc như: cháo, bột, rau củ xay nhuyễn… do đó trẻ dễ gặp trường hợp bị táo bón, số lần đi ngoài sẽ dưới khoảng 2 lần/tuần.
Các nguyên nhân khiến trẻ 6 tháng tuổi đi ngoài nhiều lần một ngày
Chất lượng sữa mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé
Lý do dễ thấy nhất có thể do chất lượng sữa của mẹ. Do đó, mẹ nên chú ý đến bữa ăn của mình, đảm bảo vừa đủ lượng thức ăn, tránh ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn,... Cần phải vệ sinh sạch núm vú khi cho bé bú. Bởi vì quá trình tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn này chưa được hoàn thiện và rất nhạy cảm nên sẽ dễ bị tác động bởi nguồn thức ăn lạ, đặc biệt là với những bé được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Trẻ được nuôi kèm với nguồn sữa khác sữa mẹ sẽ có một vài yếu tố ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ như tỷ lệ không đúng khi pha sữa, bình sữa không được tiệt trùng,...
Trẻ bị nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa, các bệnh lý về đường ruột như bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích… hay trong giai đoạn cho con bú, mẹ sử dụng nhiều lượng thuốc nhuận tràng.
Trẻ bị nhiễm virus Rota - một trong những lý do gây ra việc trẻ đi ngoài nhiều lần. Loại virus này rất dễ lây lan và có thể đi kèm một số triệu chứng khác như nôn nhiều lần, sốt cao….
Trẻ bị dị ứng sữa mẹ, hệ tiêu hóa của trẻ không hấp thu được thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ.
Cho bé nhỏ Rota để tránh sự xâm nhập của virus gây tiêu chảy
Một số dấu hiệu bất thường khi trẻ 6 tháng tuổi bị đi ngoài nhiều lần
Tình trạng tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn này được thể hiện qua tính chất và màu sắc của phân, vì thế nếu thấy bé có một số dấu hiệu lạ dưới đây, mẹ nên mang bé đến bệnh viện.
- Phân có kèm bọt, lỏng hoặc nhầy, mùi nặng hơn bình thường.
- Bé có các dấu hiệu như mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu vì đau vùng bụng, khô da và mất nước. Phụ huynh cần chú ý theo dõi và đưa bé đến bệnh viện nếu bé có dấu hiệu mất nước nặng.
- Nếu bé đi ngoài mà phân có màu nhạt thì có thể bé đang bị vàng da. Còn khi phân có màu xanh lá thì bé có khả năng bị nhiễm khuẩn đường ruột.
- Trẻ sốt cao, hay bỏ ăn, sụt cân nhanh.
Các biện pháp giúp trẻ 6 tháng đi ngoài bình thường
Với trẻ chỉ bú sữa mẹ
Nguồn dinh dưỡng trong sữa mẹ lấy từ nguồn thức ăn mà mẹ hấp thụ, vì vậy mẹ bé nên chú ý những điều sau:
- Nên ăn uống lành mạnh, khoa học. Bổ sung rau xanh hay những thực phẩm giàu chất xơ trong bữa ăn hằng ngày, sử dụng nhiều thực phẩm giàu kẽm, sắt, vitamin C để mẹ và bé đều khỏe mạnh hơn.
- Uống đủ nước, dùng thêm trà hoa cúc hoặc sữa chua chứa nhiều hàm lượng probiotic mỗi ngày.
- Không ăn nhiều dầu mỡ, thức uống có gas, đồ ăn nhanh, thức ăn cay nóng,…
- Khi trẻ đi ngoài có màu phân nhạt, mẹ nên cho bé bú đúng nhu cầu sữa.
- Chú ý cho trẻ bú đều cả 2 bên ngực.
Mẹ chú ý tăng cường ăn nhiều rau xanh tươi để đảm bảo chất lượng sữa cho bé
Với trẻ uống nguồn sữa khác
- Cần chia nhỏ lượng sữa cho bé uống thành nhiều phần giúp bé dễ hấp thu và đảm bảo dinh dưỡng.
- Không cho trẻ uống quá nhiều sữa một lần.
- Tiệt trùng bình sữa trước khi dùng để loại bỏ vi khuẩn gây hại cho đường ruột của bé.
- Nếu bé kém hấp thu hay không tăng cân nhiều khi uống sữa và gặp những vấn đề bất thường về tiêu hóa, mẹ nên đổi sữa phù hợp với bé.
- Pha đúng tỷ lệ, không được quá đặc hay quá loãng.
Pha sữa với tỷ lệ thích hợp tránh trường hợp chênh lệch lượng sữa mỗi ngày cho bé
Một số mẹo vặt giúp ích cho phụ huynh khi chăm sóc bé bị đi ngoài nhiều lần
Để giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động ổn định, phụ huynh có thể thực hiện các biện pháp hỗ trợ dưới đây, có thể sẽ rất hiệu quả trong việc chăm sóc bé khỏe mạnh:
- Cho bé vận động nhiều hơn: điều này có tác dụng rất tốt đến hệ tiêu hóa, giúp kích thích bé ăn ngon, dễ hấp thu chất dinh dưỡng hơn. Với bé 6 tháng tuổi, có thể việc tự vận động sẽ khó khăn nên phụ huynh có thể hỗ trợ bé bằng cách cho bé tập các động tác đạp xe như: mẹ cầm hai chân của bé và giúp bé chuyển động nhẹ nhàng nâng lên hạ xuống.
- Mát xa bụng cho bé: sau 1 – 2 giờ khi bé ăn, mẹ hãy dùng tay xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ, điều này sẽ giúp kích thích nhu động ruột hoạt động, tiêu hóa dễ dàng và đi ngoài ổn định hơn.
Mát-xa bụng cho bé mỗi ngày có thể giúp hệ tiêu hóa của bé phát triển ổn định hơn
- Theo dõi và chú ý về mức ăn dặm của bé: điều chỉnh thức ăn dặm của bé từ thể lỏng sang đặc để giúp hệ tiêu hóa của bé có thêm thời gian thích nghi, bên cạnh đó nên bổ sung nhiều nước trong chế độ ăn của trẻ giúp việc đào thải cặn bã được ổn định.
- Đồng thời, bố mẹ có thể dùng các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ như men vi sinh - thực phẩm chứa các bào tử lợi khuẩn, cùng với hàm lượng lớn vitamin, dưỡng chất cần thiết giúp kích thích hệ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng một các hiệu quả, cân bằng được hệ vi khuẩn đường ruột cho trẻ.
- Phải cho trẻ bổ sung chất oresol hoặc uống nhiều nước để bù cho lượng nước đã mất khi đi ngoài quá nhiều.
- Vệ sinh và tắm rửa sạch sẽ cho bé mỗi ngày để tránh nhiễm khuẩn.
- Cho bé tiêm phòng ngừa vắc xin chống tiêu chảy
- Trường hợp bé liên tục bị tiêu chảy và có biểu hiện sốt cao thì phụ huynh nên đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
Trẻ 6 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày là một trong những vấn đề thường gặp của nhiều bố mẹ, tuy nhiên nếu không có cách ứng xử phù hợp và nhận biết rõ ràng về triệu chứng này sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng cho các bé. Một khi đã thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà nhưng vẫn không có kết quả như mong muốn hoặc bé có nhiều biểu hiện bất thường hơn thì cha mẹ nên đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được tư vấn và điều trị kịp thời. Với nhiều năm kinh nghiệm, cùng đội y bác sĩ chuyên khoa nhi chúng tôi sẽ đưa ra những phương pháp hiệu quả, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe của bé.