4 Cách nhận biết phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và hướng xử lý

Dương Minh Ngọc

28-05-2024

goole news
16

Phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là một trong các dấu hiệu nhận biết bệnh lý nhanh chóng, chính xác bệnh lý nhất. Cha mẹ cần quan sát các biểu hiện để có thể chăm sóc kịp thời, tránh gây những hậu quả đáng tiếc.

Tìm hiểu về tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là tình trạng bé đi ngoài phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày. Bé dưới 5 tuổi bị tiêu chảy khoảng 3 lần/ năm. Đây là bệnh nguy hiểm có thể khiến bé mất nước, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng và chậm phát triển. Cha mẹ phải theo dõi sát các dấu hiệu về tình trạng đi ngoài, phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy để xử lý kịp thời.

Tại sao trẻ sơ sinh lại bị tiêu chảy?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng phân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy lỏng, nhiều bất thường như:

Bất dung nạp lactose

Nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh đó là sữa mẹ, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, do không thể cung cấp được sữa mẹ nên nhiều trẻ phải uống sữa pha theo công sức có sẵn. Những loại sữa này được kết hợp từ những công thức khác nhau, khi cho trẻ với dạ dày non nớt uống, trẻ không thể hấp thụ được dẫn đến căn bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.

Sai tư thế khi bú

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất nếu trẻ sơ sinh chỉ đang bú mẹ, đặc biệt đối với sản phụ lần đầu làm mẹ. Cho bé bú chưa hết sữa nhưng đã chuyển bên có thể khiến bé chưa no, không được bổ sung đủ nước và chất dinh dưỡng cần thiết khiến trẻ gặp các vấn đề về đường tiêu hoá.

Bú sai tư thế dễ khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa, nôn trớ và gặp các vấn đề về đường tiêu hoá

Bú sai tư thế dễ khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa, nôn trớ và gặp các vấn đề về đường tiêu hoá

Chế độ ăn uống của mẹ không phù hợp

Nếu người mẹ ăn các thực phẩm cay, nóng hay các loại thực phẩm nước uống chứa caffein, trẻ bú sữa của mẹ có thể bị tiêu chảy. Ngoài ra trong thời gian đang cho con bú, nếu mẹ uống thuốc kháng sinh, dược tính vẫn còn trong cơ thể sẽ thâm nhập vào dòng sữa, khiến bé bị tiêu chảy. 

Nhiễm khuẩn đường ruột

Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi có hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện cả về cấu trúc và chức năng nên dễ bị tấn công, nếu:

  • Mẹ không vệ sinh cơ thể, tắm rửa sạch sẽ và giữ vệ sinh hàng ngày cho trẻ
  • Người lớn không giữ vệ sinh khi chăm sóc, gần gũi trẻ
  • Không gian sống không được vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ thường xuyên

Đây là cơ hội cho các loại virus, vi khuẩn gây ra, một vài loại virus không cần phải điều trị mà có thể tự khỏi. Nếu nặng, trẻ có thể được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh.

Vi khuẩn là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻVi khuẩn là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ

4 Dấu hiệu nhận biết qua phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Thông thường, phân trẻ sơ sinh có dạng sệt, rắn. Khi mắc bệnh tiêu chảy, phân của trẻ sơ sinh thường có đặc điểm như:

  • Trẻ sơ sinh đi ngoài phân có dạng lỏng, nhiều nước.
  • Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày và phân có thể tràn ra bên ngoài tã lót hoặc bỉm.
  • Màu phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có màu vàng, xanh và nâu, có thể có lẫn máu.
  • Phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có mùi hôi, tanh

Bên cạnh đó, khi trẻ sơ sinh có thêm những triệu chứng mất nước, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời. Cụ thể như:

  • Trẻ bị sốt, lờ đờ, mệt mỏi, hay quấy khóc và bú kém
  • Có hiện tượng thóp trũng ở vùng thóp trên đỉnh đầu
  • Bé bị khô môi và bên trong miệng

Phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường có dạng lỏng và lẫn máuPhân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường có dạng lỏng và lẫn máu

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Có. Tiêu chảy mặc dù là bệnh thường gặp nhưng có thể đem lại những biến chứng nguy hiểm như:

  • Trẻ sơ sinh mất nước khiến mắt trũng sâu, tay chân khô ráp, da nhăn, tiểu ít, mệt mỏi và dễ quấy khóc,....
  • Suy dinh dưỡng ở giai đoạn đầu đời, trẻ chậm phát triển thể chất về sau của bé

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Khi mẹ thấy phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, các bác sĩ khuyên mẹ nên làm những việc sau để cải thiện tình trạng cho con:

Bù nước cho trẻ

Sau khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ nên bù nước cho trẻ vì trẻ đã mất nhiều nước trong quá trình đi ngoài. Bé có thể uống oresol để bù nước, trong quá trình sử dụng, mẹ bé nên chú ý pha theo hướng dẫn được chỉ định. Sau khi pha 24h, mẹ nên pha mới cho trẻ uống. Ngoại ra, mẹ có thể bổ sung nước cho trẻ bằng nước dừa, nước cháo, nước canh, nước đun sôi để nguội,...

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cần được bù nước liên tục

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cần được bù nước liên tục

Thay tã cho trẻ thường xuyên

Trẻ tiêu chảy đi ngoài nhiều lần sẽ khiến bé khó chịu. Vì thế, phụ huynh cần chú ý thay tã cho trẻ sơ sinh đi phân lỏng thường xuyên để mông trẻ luôn khô ráo và ngăn ngừa hăm tã.

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Nếu bé còn bú sữa mẹ, mẹ nên cho bé bú lâu để bù nước. Không được trẻ nhịn ăn để hạn chế tình trạng tiêu chảy, làm như thế không giảm đi tình trạng tiêu chảy mà còn gây suy dinh dưỡng ở trẻ.

Mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn để bù nước cho trẻ kịp thời và cải thiện tình trạng tiêu chảy

Mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn để bù nước cho trẻ kịp thời và cải thiện tình trạng tiêu chảy

Chăm sóc trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ

Phụ huynh cần theo dõi sát sao phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy như: số lần, màu sắc, lượng phân của trẻ mỗi khi trẻ đi vệ sinh. Không được tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh, cầm tiêu chảy khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ. Khi trẻ gặp các dấu hiệu tiêu chảy nặng như sốt cao, nôn mửa, phân có máu,... mẹ cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.

Bổ sung men vi sinh

Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn, bổ sung các vi khuẩn có lợi và ức chế vi khuẩn có hại, các tác nhân gây bệnh. Do đó, trẻ có thể cân bằng hệ đường ruột, giảm tình trạng tiêu chảy, giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt, ăn ngon miệng hơn và nhanh khỏi bệnh.

Khi nào nên đưa trẻ đến Bệnh viện?

Trẻ sơ sinh nên được đưa đến Bệnh viện ngay nếu có các biểu hiện như sau:

  • Trẻ sơ sinh đi ngoài phân có nhầy, máu
  • Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy ngày càng trở nặng
  • Trẻ bú kém hoặc nôn ói nhiều
  • Sốt
  • Bé khó chịu, sốt li bì, khó đánh thức

Nếu người bệnh đang ở Hà Nội, cha mẹ có thể đưa bé đến Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được khám, tư vấn và điều trị bệnh lý chất lượng cao. 

Tất cả hệ thống máy móc, trang thiết bị được nhập khẩu từ cá quốc gia đứng đầu về sản xuất thiết bị y tế. Hệ thống phòng khám được thiết kế ấn tượng với khu vui chơi cao cấp giúp bệnh nhân đi khám dễ chịu, thoải mái, vui vẻ khi thăm khám và điều trị. Đội ngũ bác sĩ là các chuyên gia từ các Bệnh viện TW tuyến đầu sẽ đảm bảo bé được chăm sóc và hỗ trợ y tế tốt nhất. 

Khám Nhi tại BVĐK Phương Đông

Khám Nhi tại BVĐK Phương Đông

Mỗi năm có tới 1,1 trẻ tử vong do tiêu chảy trên toàn thế giới và chiếm đến 80% ở trẻ dưới 2 tuổi. Con số này khiến các mẹ bỉm sữa có thể nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh, đặc biệt dưa vào phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy để có thể áp dụng những biện pháp điều trị và xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống khỏe mạnh, phù hợp. Nếu cha mẹ có câu hỏi hoặc cần đặt lịch khám cho con, vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hotline 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
12,154

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám