Sốt siêu vi ở trẻ em là gì?
Trẻ bị sốt siêu vi khi thân nhiệt cao hơn mức bình thường (khoảng 37 độ C), dù chỉ thay đổi một chút nhưng trên 38 độ C cũng được coi sốt. Phần lớn, sốt ở trẻ xảy ra khi gặp vấn đề nhiễm trùng tiềm ẩn, hệ miễn dịch làm tăng nhiệt độ cơ thể như một phần của cơ chế phòng vệ.
(Trẻ bị sốt siêu vi khi bị lây nhiễm các chủng virus)
Tình trạng sốt siêu vi có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào loại nhiễm trùng gây ra cũng như chế độ chăm sóc của gia đình. Trong thời gian virus phát triển, khởi phát ở trẻ, gia đình có thể tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc tìm hiểu các cách để kiểm soát triệu chứng bệnh.
Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt siêu vi
Trong những năm đầu đời, trẻ có thể bị nhiễm siêu vi khoảng 6 - 10 lần/năm, ngay cả với trẻ có sức đề kháng bình thường. Khi trẻ lớn dần, số lần mắc bệnh sẽ giảm đi do hệ thống miễn dịch ngày càng hoàn thiện hơn.
Theo đó, trẻ bị sốt siêu vi có thể do lây truyền qua đường máu, tiêm chích, truyền máu, tình dục hoặc truyền từ mẹ sang con khi sinh. Tuy nhiên, trường hợp này tương đối hiếm, vì loại virus có khả năng gây bệnh qua con đường này rất ít.
Phần lớn, virus gây bệnh sốt siêu vi (Rhinovirus, Coronavirus, Aedenovirus, cúm, Enterovirus) truyền nhiễm từ người sang người, thông qua dịch bắn khi nói chuyện, ho, hắt hơi, sổ mũi. Đây là phương thức chính lây lan của bệnh, có khả năng bùng phát thành dịch nhanh chóng.
(Virus Corona có thể gây bệnh sốt siêu vi cho trẻ)
Trẻ nhỏ thường lây nhiễm khi tiếp xúc với những người xung quanh, bạn bè, người thân mắc bệnh. Hoặc cầm nắm đồ chơi, vật dụng ở nơi công cộng như tay nắm cửa, thanh vịn cầu thang có chứa virus gây bệnh.
Ngoài ra, thời tiết thay đổi cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mắc sốt siêu vi. Thời điểm giao mùa hàng năm, nắng mưa thất thường và đột ngột, tạo điều kiện cho virus phát triển, bùng phát dịch, gây bệnh ở cả trẻ nhỏ và người lớn.
Triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em
Trẻ nhiễm sốt siêu vi có biểu hiện tương tự với sốt thông thường, bởi vậy cha mẹ cần theo dõi sát sao tới tình hình cũng như triệu chứng của trẻ bị sốt siêu vi. Sau đây là một số dấu hiệu sốt siêu vi mà hầu hết trẻ sốt siêu vi nào cũng gặp phải:
Triệu chứng
|
Sốt cao 38 - 39 độ C
|
Đây là dấu hiệu đầu tiên, dễ nhận thấy khi trẻ bị virus xâm nhập, gây bệnh. Trẻ trong độ tuổi 6 tháng - 6 tuổi cần được theo dõi, hạ sốt kịp thời, ngăn ngừa hiện tượng co giật, đặc biệt với trường hợp sốt cao trên 40 - 41 độ.
|
Đau nhức toàn thân
|
Trẻ còn nhỏ, chưa biết biểu đạt hay kêu đau nhức thì cha mẹ có thể nhận biết thông qua hiện tượng quấy khóc không lý do.
|
Đau đầu
|
Nhiều trường hợp trẻ vẫn tỉnh táo hoạt động, chơi bình thường nhưng lại bị đau đầu.
|
Viêm long đường hô hấp
|
Các biểu hiện cha mẹ cần chú ý như chảy nước mũi, hắt xì hơi, ho, họng sưng đỏ,...
|
Đường tiêu hóa không ổn định
|
Nếu căn nguyên gây sốt siêu vi khởi phát từ đường tiêu hóa, trẻ sẽ xuất hiện các hiện tượng như tiêu chảy, không có máu, xuất hiện chất nhầy sau sốt vài ngày.
|
Viêm hạch trên cơ thể
|
Khi bị sốt siêu vi, trẻ có thể bị sưng hạch ở mặt, cổ sau tai, gáy, vùng đầu. Trường hợp sưng hạch vùng trước tai, nguy cơ trẻ mắc bệnh quai bị cao.
|
Nôn, ói
|
Trẻ có biểu hiện nôn, ói nhiều lần sau khi ăn uống.
|
Có thể thấy, triệu chứng sốt virus ở trẻ em tương đối đa dạng nhưng không đặc trưng, đòi hỏi phụ huynh cần nắm rõ đặc điểm. Nếu còn nghi ngờ, chưa biết cách xử lý thì gia đình nên đưa bé đến cơ sở y tế chuyên môn để được thăm khám, điều trị ngừa biến chứng.
Trẻ bị sốt siêu vi bao lâu thì khỏi?
Thông thường, trẻ bị sốt siêu vi cần 1 - 2 tuần để bình phục hoàn toàn, không gây ra bất kỳ nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng. Với trường hợp trẻ không xuất hiện các triệu chứng ho, chảy nước mũi hoặc ngạt mũi, trẻ có thể khỏi bệnh sớm hơn, chỉ sau 5 - 7 ngày.
(Trẻ bị sốt siêu vi thường khỏi bệnh sau 1 - 2 tuần)
Chuyên gia y tế nhấn mạnh, yếu tố quyết định đến việc trẻ cắt sốt dứt điểm nhanh chóng, sớm khỏi bệnh hay không phụ thuộc vào khả năng chăm sóc của cha mẹ. Không ít gia đình chủ quan, hời hợt hay thiếu kiến thức chăm con khi bị bệnh, điều này khiến triệu chứng trở nên nặng nề và tiến triển nhanh.
Cha mẹ có thể chú ý quan sát đến những dấu hiệu sắp khỏi sốt siêu vi sau đây để có thể nắm bắt được tình trạng sức khoẻ của bé:
- Các cơn sốt giảm dần, không còn sốt cao
- Không có dấu hiệu trẻ sốt lại
- Trẻ giảm dần các triệu chứng ho, chả nước mũi, họng đỏ. Thậm chí là biến mất hẳn
- Tinh thần của bé vui vẻ, hoạt bát trở lại
- Trẻ lúc bắt đầu đòi ăn, ăn khoẻ và ăn ngon miệng trở lại
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu như trên thì cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vì bé sắp khoẻ mạnh trở lại rồi.
Cách chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi tại nhà
Với sốt siêu vi, hiện tại trên thế giới chưa có thuốc đặc trị, hướng điều chỉ chỉ nhằm làm thuyên giảm triệu chứng. Trong đó, cách chăm sóc đóng vai trò quan trọng, giúp trẻ cải thiện tình trạng, nhanh chóng khỏi bệnh.
(Hướng dẫn chăm sóc trẻ sốt siêu vi an toàn tại nhà)
Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ sốt virus mà cha mẹ có thể tham khảo:
Hạ sốt đúng cách
Khi trẻ bị sốt siêu vi có biểu hiện tăng thân nhiệt, cha mẹ nên thực hiện những phương pháp sau đây để hạ sốt:
- Kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé một cách thường xuyên, tránh tình trạng sốt bất thường.
- Dùng khăn ấm để lau người bé, đặc biệt là lau vùng nách và bẹn để bé nhanh hạ sốt.
- Để bé mặc quần áo rộng, thoải mái, thoáng mát.
Nếu các cách trên không giúp trẻ hạ sốt, gia đình có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc hạ sốt. Paracetamol là thuốc hạ sốt được sử dụng phổ biến nhất, liều lượng trung bình 10 - 15mg/kg/liều, dùng 3 - 4 lần/ngày.
Bù nước và ion điện giải
Trẻ bị sốt siêu vi làm tăng nguy cơ mất nước, rối loạn diện giải ở trẻ, đặc biệt khi bé sốt cao. Đây là vấn đề cha mẹ cần chú ý, kịp thời bổ sung nước cũng nước chất điện giải cho trẻ, ưu tiên sử dụng nước ấm, nước hoa quả hoặc oresol.
(Trẻ sốt dễ mất nước nên cần bù nước và chất điện giải)
Riêng với oresol, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của dược sĩ về liều dùng hoặc hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Mỗi lần chỉ cho trẻ uống một lượng vừa đủ, không nạp quá nhiều vì có thể gây buồn nôn, nôn.
Bổ sung dưỡng chất
Ở bất kỳ độ tuổi nào, con người đều cần bổ sung dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe, với trẻ nhỏ là phát triển toàn diện thể chất và tinh thần. Trong thời gian nhiễm bệnh, mẹ càng cần cung cấp đa dạng các nhóm dưỡng chất, giúp hệ miễn dịch ở trẻ được cải thiện, chống lại virus.
Cha mẹ nên ưu tiên cho trẻ ăn:
- Thực phẩm giàu protein.
- Rau củ quả sạch, theo mùa.
- Đồ ăn mềm, lỏng như súp, cháo,... để trẻ dễ hấp thu.
Đồng thời tránh các loại đồ ăn lạ, khó tiêu, nhiều dầu mỡ, dễ gây dị ứng trong thời gian này. Những loại thực phẩm này có thể làm tăng các cơn khó chịu bên trong cơ thể trẻ, kéo dài triệu chứng cũng như thời gian khỏi bệnh.
Không gian nghỉ ngơi
Trẻ bị sốt siêu vi khiến bé rơi vào tình trạng mệt mỏi, kiệt sức nên nhu cầu ngủ, nghỉ nhiều hơn bình thường. Vậy nên, cha mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, ít tiếng ồn và ánh sáng, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
(Đảm bảo không gian yên tĩnh, ít ánh sáng cho trẻ nghỉ ngơi)
Ngoài yếu tố âm thanh và ánh sáng, môi trường nơi nghỉ ngơi cũng cần được xem xét, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hồi phục của trẻ. Theo đó, phụ huynh ưu tiên để bé nghỉ ngơi tại không gian thoáng đãng, sạch sẽ, hạn chế đối đa vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Trẻ nhỏ bị sốt cao thường dễ gặp nguy hiểm hơn người lớn, cha mẹ khi theo dõi tình hình trẻ nếu nhận thấy các trường hợp sau đây thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ:
- Trẻ 0 - 3 tháng tuổi: Nhiệt độ trực tràng đạt 38 độ C hoặc cao hơn.
- Trẻ 3 - 6 tháng tuổi: Nhiệt độ trực tràng trên 39 độ C, trẻ dễ cáu kỉnh hoặc buồn ngủ.
- Trẻ 6 - 24 tháng tuổi: Nhiệt độ trực tràng trên 39 độ C, kéo dài hơn 1 ngày.
- Trẻ > 24 tháng tuổi: Sốt liên tục trên 40 độ C.
Tuy nhiên, đo nhiệt độ trực tràng là kỹ thuật xâm lấn, thường không được khuyến cao sử dụng cũng như khó thực hiện. Bởi vậy, gia đình có thể kiểm tra thân nhiệt bằng phương pháp kẹp nách hoặc ngậm ở miệng.
(Triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ cần gặp bác sĩ)
Trong thời gian trẻ phát bệnh, gia đình nên tìm đến sự tư vấn y tế nếu trẻ sốt và có các biểu hiện sau:
- Trẻ thơ ơ, cáu kỉnh bất thường.
- Sốt kéo dài hơn 3 ngày.
- Trẻ bị sốt không đáp ứng với thuốc.
- Không giao tiếp bằng mắt với cha mẹ.
Trường hợp trẻ bị sốt siêu vi xuất hiện các biểu hiện khác như phát ban, ho, tiêu chảy, phụ huynh có thể đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm hơn. Không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị các triệu chứng tại nhà, có thể làm bệnh diễn biến nặng hơn.
Lưu ý: Cha mẹ tuyệt được không được á dụng mẹo chữa sốt siêu vi cho trẻ mà dân gian truyền lại. Bởi vì những mẹo này có nhiều phương pháp chưa được y học chứng minh là đúng. Rất dễ khiến tình trạng bệnh của bé suy giảm và ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ. Cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để có thể thăm khám và chuẩn đoán đúng tình trạng bệnh của bé.
Biện pháp phòng ngừa sốt siêu vi ở trẻ
Dù trẻ nhỏ sẽ bị sốt siêu vi ít nhất 6 - 10 lần/năm, là bệnh lý đơn giản và thông thường mà hầu hết đứa trẻ nào cũng gặp phải nhưng vẫn tiềm ẩn các vấn đề nguy hiểm. Cha mẹ nên chủ động phòng tránh, hạn chế sự xâm nhập gây bệnh của các chủng virus.
Sau đây là một số cách cha mẹ có thể áp dụng:
- Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ, đều đặn vệ sinh hàng ngày.
- Tập thói quen rửa tay bằng xà phòng, khử khuẩn trước khi ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.
- Vệ sinh, khử trùng đồ chơi cho trẻ thường xuyên, giữ vệ sinh sạch sẽ, đồng thời dạy trẻ không đưa đồ chơi lên miệng.
- Tránh, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân có biểu hiện hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Đều đặn vệ sinh mũi, miệng bằng nước muối sinh lý.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ, bổ sung trái cây và nước mỗi ngày.
- Cùng trẻ rèn luyện thể thao mỗi ngày, tăng cường sức đề kháng.
- Vệ sinh môi trường sống của trẻ sạch sẽ, ngăn chặn sự xuất hiện của các tác nhân gây bệnh.
- Tiêm phòng vaccine cho trẻ đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Tiêm phòng vaccine là một trong những biện pháp chủ động, có độ an toàn và hiệu quả trong phòng tránh sốt siêu vi ở trẻ. Gia đình có thể tham khảo các Gói vắc xin cho trẻ em tại Trung tâm Tiêm chủng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.
Bệnh viện Phương Đông xây dựng đa dạng các gói vaccine dành cho trẻ, từ 0 - 24 tháng. Nguồn vaccine được chúng tôi chọn lọc kỹ lưỡng, có nguồn gốc xuất xứ từ các thương hiệu dược phẩm uy tín trong và ngoài nước, được bảo quản trong điều kiện tiêu chuẩn của WHO cũng như Bộ Y tế. Vì thế cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi trẻ bị sốt siêu vi hoặc khi cần phòng ngừa để bảo vệ sức khoẻ của bé.
(Khách hàng tham gia tiêm chủng cho trẻ tại BVĐK Phương Đông)
Lợi ích khi đăng ký gói tiêm chủng cho trẻ tại BVĐK Phương Đông:
- Trẻ được khám sàng lọc, tư vấn bởi đội ngũ đào tạo chuyên biệt về tiêm chủng, trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
- Trang thiết bị y tế cùng đội ngũ y tế luôn túc trực theo dõi, xử lý kịp thời các trường hợp bất thường sau tiêm.
- Gói tiêm đa dạng với chi phí hợp lý, ổn định, khách hàng có thể tham gia trả góp qua thẻ tín dụng với lãi suất 0% khi mua trọn gói.
- Lịch nhắc và thông báo cật nhật vaccine thường xuyên, minh bạch.
- Thủ tục nhanh gọn, dễ dàng, tiết kiệm thời gian.
Ngoài ra, Phương Đông xây dựng riêng khu vui chơi chờ trước và sau tiêm cho các khách hàng nhí. Mô hình này giúp tâm lý trẻ trở nên thoải mái, được thư giãn khi đến bệnh viện tiêm chủng.
Câu hỏi thường gặp
Sốt siêu vi ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
Trẻ sốt siêu vi thường không gặp nguy hiểm đến thể chất hay tính mạng, với điều kiện được chăm sóc và điều trị đúng cách. Nếu chậm trễ điều trị hoặc chăm sóc không đúng cách có thể khiến trẻ gặp biến chứng như viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản, viêm cơ tim, bệnh về não.
Trẻ sốt bị sốt siêu vi có được tắm không?
Theo quan niệm xưa, trẻ bị sốt không nên tắm vì có thể khiến bệnh trở nặng hơn. Tuy nhiên, y học hiện đại chứng minh, trẻ có thể tắm rửa khi bị sốt siêu vi, điều này giúp bé trở nên thoải mái, dễ chịu hơn.
(Có thể tắm cho trẻ trong thời gian bị sốt siêu vi)
Tuy nhiên, trong thời gian này sức đề kháng của trẻ còn yếu, chưa thực sự khỏe mạnh nên khi tắm, cha mẹ cần lưu ý:
- Sử dụng nước ấm để tắm rửa cho trẻ, không tắm nước lạnh vì có thể khiến trẻ nhiễm lạnh, bệnh trầm trọng và nặng nề hơn.
- Tắm trong phòng kín gió, có thể sử dụng đèn sưởi để giữ cho phòng luôn ấm áp.
- Trước khi tắm, cho trẻ uống một ly nước ấm để làm ấm bụng.
- Ngay khi tắm xong, sử dụng khăn khô mềm và ấm để lau người cho trẻ.
Gia đình có thể sử dụng nước lá thảo dược từ tía tô, trà xanh, ngải cứu, kinh giới, mướp đắng,... để tắm cho trẻ bị sốt siêu vi. Đây là bài thuốc dân gian, có khả năng giảm ngứa, giảm viêm và hạn chế tình trạng phát ban ở trẻ.
Cuối cùng, vấn đề trẻ sốt siêu vi được tắm không cần phụ thuộc vào tình hình thực tế, nếu nhận thấy trẻ còn yếu thì cha mẹ không nên tắm cho trẻ. Thay vào đó, sử dụng khăn và nước ấm để lau qua người trẻ, giúp trẻ sạch sẽ và thoải mái mà không cần tiếp xúc lâu với nước.
Sốt siêu vi có lây không?
Bệnh sốt siêu vi ở trẻ nhỏ hoàn toàn có thể lây lan sang người khác bằng các con đường sau:
- Mũi - miệng: Đây là con đường dễ lây lan nhất và chiếm tỉ lệ cao nhất. Điển hình như việc: ho, hắt hơi, sổ mũi có thể truyển nhiễm rất nhiều virus sang người tiếp xúc trực tiếp với những hành động trên của trẻ nhiễm bệnh.
- Vết cắn của muỗi: Các côn trùng, muỗi có thể lây truyền vi rút từ bé bị sốt siêu vi qua người khác ở vết cắn
- Dịch tiết của cơ thể: Ở người mang bệnh có dịch với máu tử cơ thể có thể lây nhiễm cho người khoẻ mạng nếu tiếp xúc trực tiếp với nó
Trẻ bị sốt siêu vi nên uống thuốc gì?
Với trẻ bị sốt siêu vi thì chỉ nên những loại thuốc dau theo chỉ định của bác sĩ:
- Paracetamol hoặc Ibuprofen: Hạ sốt (Lưu ý: Liều lượng phải phù hợp với cân nặng)
- Paracetamol vào tĩnh mạch: Được sử dụng khi trẻ bị bệnh nặng
- Kháng sinh: Sử dụng khi trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn
Trẻ bị sốt siêu vi có nên nằm máy lạnh?
Khi bé bị sốt siêu vi cha mẹ không nên để bé nằm điều hoà vì sẽ làm ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể của trẻ và tăng nguy cơ khiến trẻ bị viêm nhiễm.
Trẻ bị sốt siêu vi không nên ăn gì?
Ngoài việc chú ý đến những thực phẩm được nếu trong phần bổ sung dưỡng chất được nêu trong mục cách chăm sóc trẻ sốt siêu vi tại nhà bên trên cha mẹ cần chú ý hơn đến những thực phẩm không nên ăn sau đây:
- Trứng: Trong trứng chứa nhiều chất khiến cơ thể sinh nhiều nhiệt gây kéo dài cơn sốt
- Mật ong: Mật ong có tính nóng khiến cơ thể tăng nhiệt độ và khiến cơn sốt không thuyên giảm
- Nước đá: Đây là thứ bé phải "kieng kỵ tuyệt đối" để tránh làm cho tình trạng viêm họng, viêm phế quản,... nghiêm trọng hơn
Tổng kết lại, trẻ bị sốt siêu vi là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ vào thời điểm giao mùa hàng năm, khi thời tiết thay đổi thất thường. Trong thời gian khởi phát bệnh, gia đình cần theo dõi sát sao tình hình của trẻ, nếu nhận thấy các dấu hiệu trẻ sốt siêu vi bất thường thì lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời.