Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là khi thời tiết trở lạnh. Bệnh bản chất lành tính nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, cha mẹ cần trang bị những kiến thức cơ bản để giúp trẻ bị viêm phế quản phòng bệnh một cách tốt nhất.
Viêm phế quản còn được gọi là sưng cuống phổi, là tình trạng phù nề ở các thanh, khí quản, cản trở đường dẫn khí gây khó thở. Khi con bị cảm lạnh, đau họng, cảm cúm hay nhiễm trùng xoang mũi thì virus gây bệnh có thể xâm nhập vào phế quản. Các triệu chứng của bệnh thường là ho, sốt, thở rít, nhiều trường hợp còn khó thở.
Những đối tượng dễ mắc viêm phế quản:
Trẻ từ 18-24 tháng rất dễ mắc viêm phế quản
Theo thống kê, các ca bệnh được phát hiện nhiều nhất là ở những bé 1 tuổi. Và nguyên nhân thường do virus, đặc biệt là virus influenza. Ngoài ra, các virus gây bệnh khác có thể gặp như:
- Virus hợp bào hô hấp RSV
- Virus parainfluenza (gây viêm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới)
- Sởi
- Adenovirus (có thể gây co thắt phế quản và phổi, dẫn đến hoại tử phổi)
- Cúm
Bé yêu có thể bị nhiễm các virus này trong không khí, đồ chơi hay các bề mặt khác.
Niêm mạc phế quản ở trẻ nhỏ tương đối nhạy cảm với tình trạng dị ứng. Chỉ cần một vài kích thích nhỏ ở đường hô hấp trên, niêm mạc phế quản sẽ phải đáp ứng quá mức, dễ gây viêm nhiễm. Viêm phế quản loại này biểu hiện thường gặp là ho, khò khè giống hen, và có thể tái phát.
Nếu môi trường sống bị ô nhiễm, chứa nhiều bụi bẩn, chất dị ứng, khói thuốc lá… thì đó chính là cơ hội để các mầm bệnh sinh sôi, phát triển. Chúng sẽ chờ thời cơ để xâm nhập vào hệ hô hấp của trẻ gây bệnh.
Trẻ nhỏ là đối tượng có hệ miễn dịch non nớt. Vì vậy không phải lúc nào cơ thể cũng có đủ năng lượng để kháng lại sức tấn công của các mầm bệnh.
Viêm phế quản có thể xuất hiện từ biến chứng của các bệnh lý khác như: viêm xoang, viêm tai giữa, viêm họng hạt,…
Khi bị viêm phế quản, trẻ nhỏ thường phải chịu đựng những cơn ho kéo dài. Đặc biệt là vào đêm và sáng sớm. Đi kèm với đó, trẻ có thể bị sốt nhẹ, hắt hơi và sổ mũi. Trẻ sẽ có dấu hiệu thở khò khè, cảm giác như mắc dị vật ở trong họng và mũi vậy. Ở trẻ sơ sinh, hiện tượng này sẽ đi kèm với việc bỏ bú, nôn trớ.
Với những trường hợp ở mức độ nặng, trẻ sẽ có dấu hiệu bị rối loạn nhịp thở. Khi đó, bé sẽ thở hổn hển và từng nhịp, tinh thần sa sút, chán ăn. Cơ thể trở nên mệt mỏi, hai mắt thiếu sự tinh anh vốn có. Da dẻ trẻ lúc này sẽ xanh xao, nhợt nhạt.
Khi bị viêm phế quản, trẻ sẽ sốt rất cao, thậm chí có thể lên đến 40 độ. Một số trường hợp có thể bị li bì, co giật, thậm chí là hôn mê nếu bé không được hạ sốt kịp thời.
Sốt cao là triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm phế quản
Ngoài các triệu chứng thường gặp ở trên, trẻ mắc bệnh viêm phế quản có thể kèm theo biểu hiện:
Nhiều trường hợp viêm phế quản ở trẻ sẽ tự hết trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh sẽ vẫn còn tồn tại sau đó khoảng 2 tuần.
Một số biến chứng của viêm phế quản ở trẻ gồm có bệnh viêm phổi, viêm tai giữa với tỷ lệ trẻ tử vong là rất thấp.
Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý
Trẻ bị viêm phế quản có thể chăm sóc, điều trị ngay tại nhà mà không cần đi viện tuy nhiên cha mẹ cần theo dõi con sát sao. Khi thấy những biểu hiện trở nặng hoặc kéo dài, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Nếu có bất cứ thắc mắc gì hoặc cần đặt lịch khám, quý khách vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 19001806 hoặc TẠI ĐÂY để được giải đáp miễn phí.
Xem thêm: