Trẻ bị viêm phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh
Trẻ bị viêm phế quản là bệnh lý hô hấp thường gặp do hệ miễn dịch non nớt. Ngoài triệu chứng sổ mũi, ho, sốt, bệnh còn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm
Viêm phế quản dạng hen là bệnh lý về đường hô hấp thường gặp với các triệu chứng như khó thở, hụt hơi, tức ngực, ho, khò khè,... Bệnh có mối liên hệ giữa 2 bệnh lý là viêm phế quản và hen suyễn. Vậy bệnh viêm phế quản dạng hen có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào mới đúng? Lời giải đáp có tại bài viết dưới đây.
Viêm phế quản dạng hen hay viêm phế quản co thắt, viêm phế quản thể hen là một dạng bệnh lý nặng của viêm phế quản gây ra tình trạng các cơ phế quản bị viêm và co thắt dẫn tơi thu hẹp lòng phế quản tạm thời.
Các tuyến phế quản bị viêm cũng tắt tiết nhầy gây cản trở đường không khí lưu thông trong phổi; làm xuất hiện các triệu chứng khó thở, thở khò khè, có đờm,...
Viêm phế quản thể hen có các triệu chứng gần giống hen nhưng chưa đủ căn cứ chẩn đoán hen phế quản.
Thông thường, bệnh xảy ra ở trẻ nhỏ nhiều hơn người lớn; có thể xuất hiện ngay cả khi người bệnh không bị hen suyễn. Tuy nhiên hen suyễn lại có khả năng làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản co thắt.
Triệu chứng của viêm phế quản thể hen khá giống với hen suyễn nên nhiều người thường bị nhầm lẫn. Người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm lâm sàng để có thể phân biệt chính xác. Triệu chứng điển hình của bệnh gồm:
Triệu chứng của bệnh viêm phế quản co thắt
Nguyên nhân gây bệnh được xác định là do nhiễm trùng đường hô hấp. Trong đó, tác nhân gây bệnh phần lớn là do nhiễm virus; điển hình là virus hợp bào hô hấp RSV, tiếp đến là virus cúm, Adenovirus… Ngoài ra thì các chủng vi khuẩn cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh hoặc khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Chúng có thể là phế cầu, liên cầu khuẩn, tụ cầu, H.influenzae type b….
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Theo các chuyên gia, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
Hen suyễn viêm phế quản ở giai đoạn nhẹ nếu được phát hiện và điều trị tích cực thì tỷ lệ chữa khỏi khá cao. Thời gian điều trị có thể kéo dài 1-2 tuần tùy thể trạng của mỗi người. Tuy nhiên, nếu bệnh ở giai đoạn nặng, không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách thì bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và khó lường như:
Biến chứng của bệnh viêm phế quả thể hen
Ngoài ra, phụ nữ có thai nếu mắc viêm phế quản thể hen ở tuần 24 - 36 của thai kỳ thì có thể gặp biến chứng xuất huyết âm đạo, sản giật, sinh non,...
Chẩn đoán bệnh viêm phế quản co thắt dựa vào các triệu chứng lâm sàng và kết quả một số xét nghiệm kèm theo. Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm để kiểm tra bệnh lý như:
Đo phế dung hỗ trợ chẩn đoán bệnh
Để đạt được hiệu quả điều trị cao, người bệnh nên tiến hành thăm khám và làm xét nghiệm chẩn đoán ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ. Từ kết quả kiểm tra, xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhằm cải thiện triệu chứng; cải thiện tình trạng bệnh vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm chi phí.
Phác đồ điều trị viêm phế quản dạng hen là giảm co thắt phế quản liên quan đến hen và giảm tắc nghẽn do viêm phế quản cấp tính.
Viêm phế quản thể hen có triệu chứng của viêm phế quản và hen suyễn. Do đó, thuốc điều trị bao gồm loại thuốc trị hen phế quản và thuốc trị viêm phế quản cấp. Trong đó, thuốc trị hen phế quản là loại thuốc cắt cơn nhanh và kiểm soát hen suyễn lâu dài. Còn thuốc điều trị viêm phế quản thường là thuốc điều trị triệu chứng. Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp phần lớn là do virus nên kháng sinh thường không được sử dụng.
Một số loại thuốc tây phổ biến trong chữa viêm phế quản dạng hen như:
Ngoài điều trị bệnh bằng thuốc tân dược thì các bài thuốc Đông y cũng hỗ trợ rất hiệu quả trong quá trình chữa bệnh. Nguyên tắc trong điều trị bằng Đông y là loại bỏ căn nguyên gây bệnh; cải thiện các triệu chứng đồng thời nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa tái phát.
Cây xạ quan còn gọi là cây rẻ quạt, là loại cây cảnh được trồng nhiều trong vườn nhà. Trong Đông y thì nó là một vị thuốc quý trong chữa viêm phế quản cấp tính, viêm phế quản co thắt với tác dụng nhanh chóng.
Cây ma hoàng có tác dụng làm long đờm, giảm khó thở và thở rít. Hai vị thuốc này kết hợp với nhau giúp thuyên giảm triệu chứng hen phế quản sau 5 ngày sử dụng.
Áp dụng bài thuốc Đông y trong điều trị bệnh
Đây là 2 vị thuốc Đông y có tính mát, hỗ trợ tiêu độc và kháng viêm tự nhiên cho cơ thể. Ngoài ra, cam thảo còn có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng làm loãng đờm và giảm khó thở ở bệnh nhân hen phế quản.
Phương pháp này sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên có độ an toàn cao. Tuy nhiên chưa được kiểm chứng cụ thể, hiệu quả lại từ từ; tùy vào cơ địa của mỗi người nên thường chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ. Không thể thay thế cho phương pháp điều trị chính thống, nhất là khi bệnh vừa và nặng.
Những bài thuốc dân gian thường có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng ho nhiều, ho thở và viêm đường hô hấp trên. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc như là:
Bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm phế quả co thắt
Các chuyên gia chia sẻ, cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản thể hen tốt nhất là giảm tiếp xúc với các chất kích thích hệ thống đường hô hấp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể phòng tránh bằng những cách đơn giản mà hiệu quả dưới đây:
Để hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất cũng như tránh xảy ra tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn thì người bệnh viêm phế quản thể hen nên kiêng những thực phẩm sau đây:
Hạn chế ăn mặn khi bị bệnh viêm phế quả dạng hen
Hy vọng với những thông tin về bệnh lý viêm phế quản dạng hen này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh cũng như cách điều trị và phòng ngừa. Nếu bạn đọc đang có vấn đề về hô hấp, cần tư vấn hoặc đặt lịch khám tại BVĐK Phương Đông. Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1900 1806 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Trẻ bị viêm phế quản là bệnh lý hô hấp thường gặp do hệ miễn dịch non nớt. Ngoài triệu chứng sổ mũi, ho, sốt, bệnh còn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm