Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà hiệu quả

Thao Tran

02-08-2023

goole news
16

Viêm phổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em nhập viện, thậm chí có thể đe dọa tính mạng nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách. Vậy khi trẻ có các biểu có các biểu hiện cảnh báo bệnh viêm phổi như sốt, mệt mỏi, sổ mũi, ho, thở nhanh bất thường… cha mẹ cần làm gì, cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà như thế nào, cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu ngay.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà

Trẻ bị viêm phổi có thể do nhiễm siêu vi, do vi trùng hoặc do hít sặc thức ăn, đầu hôi và dị vật. Một khi bị viêm phổi, trẻ cần được chăm sóc kỹ lưỡng hơn so với những căn bệnh thông thường khác. 

cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhàKhông ít mẹ lo lắng cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà như thế nào

Nhiều trường hợp, trẻ không nhất thiết phải nằm viện điều trị mà có thể chữa tại nhà. Tuy nhiên, bắt buộc phải đưa trẻ đến khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnh và hướng dẫn uống thuốc. Dù trẻ có nằm viện hay điều trị tại nhà thì cha mẹ vẫn cần lưu ý những cách chăm sóc trẻ sau:

Hạ sốt cho trẻ

Hạ sốt là cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà mà bất kỳ bậc cha mẹ cũng phải nắm rõ. 

Nếu trẻ sốt dưới 38.5 °C, mẹ có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách tích cực chườm ấm chủ yếu tại vùng nách, đồng thời cởi bớt quần áo, chăn mền, cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và uống nhiều nước để tránh cho tình trạng cơ thể trẻ bị mất nước. Trong trường hợp trẻ không muốn chườm ấm, mẹ có thể cho trẻ ngồi trong chậu nước ấm để hạ dần thân nhiệt.

Nếu trẻ sốt trên 38.5 °C, mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ. Những loại thuốc hạ sốt hay được kê đơn cho trẻ nhiều thường là paracetamon dạng siro, gói hoặc viên nhét hậu môn.

Hạ sốt cho bé tại nhà bằng cách tắm nước ấmHạ sốt cho bé tại nhà bằng cách tắm nước ấm

Vỗ lưng giúp cho trẻ bài tiết đờm

Để hỗ trợ trẻ bài tiết đờm hiệu quả hơn trong trường hợp ho có đờm thì ba mẹ có thể áp dụng phương pháp vỗ lưng cho trẻ. Cách này giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi và phổi giãn nở tốt hơn nên làm cho đờm trong phế quản long ra, từ đó sẽ thải ra ngoài dễ dàng hơn.

Thời điểm tốt nhất để mẹ có thể vỗ lưng cho trẻ là trước bữa ăn hoặc sớm nhất là sau khi ăn 1 giờ để tránh gây nôn. Thao tác tương đối đơn giản, bàn tay của mẹ gập ở chỗ cổ tay rồi khum bàn tay lại, giữ ngón cái ép vào ngón trỏ và vỗ từ bên trái sang bên phải trong khoảng 3 -5 phút tại mỗi khu vực. Lưu ý, không vỗ vào vùng xương ức, xương sống hay dạ dày.

Hướng dẫn bé ho

Ho là hoạt động giúp làm thông thoáng đường thở, đồng thời đẩy chất tiết ra khỏi phổi. Với trẻ lớn, cha mẹ yêu cầu trẻ ho sau khi thực hiện vỗ lưng vào từng khu vực. Nếu trẻ chưa ngừng ho, cha mẹ lưu ý chưa vỗ tiếp.

Cụ thể, khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà, cha mẹ cần hỗ trợ trẻ ho như sau:

  • Cho trẻ ngồi dậy, đầu ngả nhẹ về phía sau.
  • Không ho ở cổ họng.
  • Hít hơi vào lần nữa, tiếp tục ho trước khi khạc đờm ra ngoài.

Đối với trẻ quá nhỏ, không tự khạc đờm được, cha mẹ có thể nhờ các bạn nhân viên y tế sử dụng máy hút đờm giúp trẻ.

Hút đờm sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn

Hút đờm sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn

Chú ý vệ sinh cho trẻ

Bên cạnh các cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà nêu trên, việc vệ sinh đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục hơn. Các lưu ý vệ sinh cho trẻ:

  • Nhỏ mũi hằng ngày (khoảng 4 - 5 lần/ngày) bằng nước muối sinh lý cho trẻ, đặc biệt là trước khi cho trẻ ăn hoặc đi ngủ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước ấm để giúp đờm loãng hơn, trẻ cảm thấy dễ hơn.
  • Chia nhỏ các bữa ăn của trẻ, lựa chọn các thức ăn giàu dinh dưỡng, mền, dễ tiêu hóa và dễ nuốt. 
  • Cho trẻ nghỉ ngơi trong môi trường thoáng đãng, sạch sẽ, yên tĩnh và ít ánh sáng.
  • Khi vệ sinh mũi cho bé, dùng khăn giấy loại dùng 1 lần, tránh dùng khăn sữa nhiều lần vì có thể tăng nguy cơ lây nhiễm nặng hơn.
  • Cho trẻ nằm nghiêng và kê gối cao hơn thông thường một chút khi ngủ.
  • Không hút mũi cho trẻ bằng mũi vì vi khuẩn trong khoang miệng của người lớn có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
  • Khi trẻ bị nôn trớ, mẹ nên vỗ nhẹ lưng trẻ để hỗ trợ tống các chất lạ ra khỏi đường thở. 
  • Tuyệt đối không cho trẻ uống các loại thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.

Chế độ ăn của trẻ khi bị viêm phổi

Đối với bệnh viêm phổi, những trẻ suy dinh dưỡng có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm và tử vong. Khi mắc viêm phổi, các triệu chứng của bệnh khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và sút cân nhanh chóng. Vì thế, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ là điều rất quan trọng trong quá trình điều trị trẻ bị viêm phổi.

Song song với áp dụng các cách chăm sóc trẻ viêm phổi tại nhà, cha mẹ cần tăng cường các thực phẩm giàu dinh dưỡng, protein để nâng cao thể trạng, ngăn ngừa biến chứng. Đối với trẻ nhỏ cần tăng cường cho bú sữa mẹ.

chế độ ăn cho bé bị viêm phổi tại nhà Một chế độ ăn dinh dưỡng sẽ giúp bé nhanh chóng “đánh bay” bệnh viêm phổi

Dưới đây là những thực phẩm nên có trong thực đơn hằng ngày của trẻ mắc bệnh viêm phổi:

Thực phẩm giàu protein

Protein là thành phần giúp hình thành, duy trì, tái tạo cơ thể. Nếu thiếu protein sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc mắc bệnh do sức đề kháng suy giảm. Đối với trẻ bị viêm phổi, bổ sung protein giúp hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi cơ thể. Ba mẹ nên chọn những thực phẩm giàu protein ít chất béo như thịt trắng, thịt da cầm không da, các loại đậu và hạn chế thịt đỏ vì có thể khiến tình trạng viêm trầm trọng hơn.

Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A có khả năng tăng cường sức đề kháng, chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus như viêm phổi và bảo vệ nguyên mạc niêm mạc đường hô hấp. Ba mẹ nên cho trẻ bị viêm phổi ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A như các loại rau xanh đậm, các loại củ, quả có màu vàng, đỏ.

Thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin

Rau củ quả giàu chất khoáng và vitamin sẽ vừa giúp bổ sung dinh dưỡng, vừa tăng đề kháng, kháng viêm cho người viêm phổi. Cha mẹ nên lựa chọn các loại rau, củ, quả có màu đậm như cải xoăn, cải bó xôi, bông cải xanh, rau ngót… và các loại trái cây giàu vitamin như cam, nho, dâu tây, đu đủ, táo, lê, chuối,… 

Ăn lỏng và uống nhiều nước

Trẻ bị viêm phổi cần ăn thức ăn lỏng và uống nhiều nước. Ba mẹ nên nấu cháo, súp để giúp trẻ dễ ăn, dễ tiêu hóa hơn. Trẻ cần uống đủ 2 lít nước/ngày, có thể uống nước lọc, sữa, nước trái cây,… Nếu sốt cao có thể cho trẻ uống Oresol để bù nước và chất điện giải.

Ngoài những thực phẩm nên ăn, ba mẹ nên hạn chế cho trẻ bị viêm phổi hạn chế ăn thức ăn nướng, chiên, xào chứa nhiều dầu, mỡ, gia vị gây khó tiêu. Tránh ăn đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều đường.

Khi nào cần đưa trẻ bị viêm phổi tới bệnh viện

Khi trẻ có biểu hiện bệnh viêm phổi thì ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám. 

Trong quá trình điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà nếu trình trạng không thuyên giảm và có các dấu hiệu nặng dưới đây cũng cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay:

  • Trẻ mệt mỏi hơn.
  • Thở nhanh hơn.
  • Khó thở hơn.
  • Co rút lồng ngực.
  • Bú kém hoặc không bú được.

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu bệnh nặngĐưa trẻ đến gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu bệnh nặng

Viêm phổi là mối đe dọa cho sức khỏe trẻ em và người lớn, có thể dẫn đến nhiều biến chứng và nguy cơ tái nhiễm cao. Vậy nên khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh thì cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và điều trị đúng cách. Đồng thời, cha mẹ cũng cần chủ động phòng ngừa viêm phổi cho trẻ, tiêm phòng đầy đủ và tiêm nhắc lại để tạo lớp bảo vững chắc trước căn bệnh.

Qua những thông tin trên, hy vọng ba mẹ đã có mình những thông tin hữu ích về cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà.

Nếu ba mẹ có nhu cầu đặt lịch khám hoặc tìm hiểu thông tin về các gói tiêm phòng viêm phổi cho trẻ, vui lòng liên hệ ngay đến Hotline 1900 1806 hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,102

Bài viết hữu ích?

Chủ đề bệnh trẻ em

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám