Trẻ đau bụng về đêm có nguy hiểm không? Khắc phục thế nào?

Trần Hồng Nụ

31-03-2021

goole news
16

Trẻ đau bụng về đêm là tình trạng bất thường, tiềm ẩn những nguy hiểm khó lường. Vì thế cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan và cần theo dõi kỹ những biểu hiện kèm theo để có hướng khắc phục kịp thời cho bé.

Nguyên nhân khiến trẻ đau bụng về đêm

Đau bụng về đêm ở trẻ nhỏ không phải là hiện tượng hiếm gặp. Để xác định tình trạng này có nguy hiểm hay không thì phụ huynh cần căn cứ vào nguyên nhân khởi phát của nó.

Trẻ đau bụng về đêm có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý

Trẻ đau bụng về đêm có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý

Nguyên nhân sinh lý

Dị ứng gluten, ngộ độc thức ăn, đầy hơi hay các mô bị kéo căng là những nguyên nhân sinh lý phổ biến gây ra tình trạng đau bụng về đêm ở trẻ.

  • Dị ứng gluten: Là hiện tượng cơ thể trẻ không dung nạp gluten với triệu chứng điển hình là đau bụng, khó chịu về đêm. Trường hợp nặng, trẻ còn bị tiêu chảy, đầy hơi, mệt mỏi cơ thể. Được biết gluten là một loại protein đặc biệt có trong lúa mì, lúa mạch.
  • Ngộ độc thức ăn: Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ đau bụng về đêm. Khi trẻ ăn hoặc uống thực phẩm bị nhiễm độc, chỉ sau vài giờ biểu hiện ngộ độc thực phẩm sẽ xuất hiện. Triệu chứng thường thấy là đau bụng đột ngột về đêm kèm tiêu chảy, buồn nôn, có thể nôn ra thức ăn hay toàn nước. Ngoài các dấu hiệu ở đường tiêu hóa, khi bị ngộ độc thức ăn, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi có thể sốt cao, trẻ lớn hơn thường sốt nhẹ hơn hoặc không sốt. 
  • Đầy hơi: Tình trạng này xuất hiện khi quá trình tiêu hóa bị chậm lại do một nguyên nhân nào nó. Đầy hơi thường đi kèm với triệu chứng đau bụng, nhất là khi đi ngủ vào ban đêm.
  • Các mô bị kéo hoặc căng khi nằm ngủ: Việc nằm xuống khi ngủ có thể làm thay đổi lưu lượng máu vận chuyển tới các mô đang bị tổn thương ở vùng bụng, qua đó làm tăng thêm cảm giác đau đớn và khó chịu cho trẻ.

Nguyên nhân bệnh lý

Trẻ đau bụng về đêm có thể do viêm loét đường tiêu hóa

Trẻ đau bụng về đêm có thể do viêm loét đường tiêu hóa

Trẻ bị đau bụng ban đêm nếu xuất hiện do nguyên nhân bệnh lý thì thường là táo bón, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét đường tiêu hóa, sỏi mật, sỏi thận hay hội chứng ruột kích thích. Cụ thể:

  • Táo bón: Trẻ nhỏ bị táo bón kéo dài thường kèm theo triệu chứng đau bụng, đau bụng về đêm. Nguyên nhân là do chất thải bị tích tụ lâu ngày trong đại tràng gây nên tình trạng căng trướng dạ dày, gây tắc ruột và đau khắp vùng bụng.
  • Trào ngược axit dạ dày: Bệnh lý này có các triệu chứng điển hình là đau hoặc khó chịu bụng về đêm, thường xuyên buồn nôn, đầy hơi, đau họng…
  • Loét đường tiêu hóa: Bệnh lý này thường khiến trẻ bị nóng rát trong bụng. Cảm giác khó chịu này sẽ gia tăng khi trẻ quá no hoặc đói và cả vào ban đêm. Nguyên nhân gây loét đường tiêu hóa thường do sự xâm nhập của vi khuẩn HP hay trẻ đã phải sử dụng thuốc chống viêm không steroid trong thời gian dài.
  • Sỏi mật: Cơn đau bụng về đêm thường xảy ra khi sỏi mật hình thành và bị tắc nghẽn tại ống mật, gan hoặc tuyến tụy. Ngoài triệu chứng này, người bệnh còn có dấu hiệu sốt, vàng da và mắt, buồn nôn, đi ngoài phân sáng,...
  • Hội chứng ruột kích thích: Những trẻ bị mắc hội chứng này sẽ phải thường xuyên chịu đựng cảm giác đau bụng về đêm kèm theo hiện tượng đầy bụng, ợ hơi… sau khi ăn.
  • Sỏi thận: Khi sỏi thận đã di chuyển vào niệu quản, trẻ có thể bị đau dữ dội và đột ngột tại lưng sau đó lan nhanh sang vùng dạ dày và bụng về ban đêm.
  • Viêm dạ dày ruột: Khi ruột bị nhiễm virus dẫn đến viêm thì trẻ có thể bị đau bụng khi đang ngủ kèm triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy,...

Trẻ đau bụng về đêm có nguy hiểm không?

Trẻ đau bụng về đêm sẽ nguy hiểm nếu khởi phát do bệnh lý

Trẻ đau bụng về đêm sẽ nguy hiểm nếu khởi phát do bệnh lý

Trẻ đau bụng về đêm sẽ nguy hiểm nếu khởi phát do bệnh lý

Hầu hết các trường hợp trẻ đau bụng về đêm đều không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, không phải lúc nào cũng cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ. Tuy nhiên, không vì thế mà cha mẹ được phép chủ quan, lơ là với tình trạng trẻ hay đau bụng về đêm bởi đau bụng cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. 

Nếu các tình trạng này xảy ra nhiều hơn 1 lần mỗi tuần hoặc ngày càng gia tăng cường độ đau gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ thì việc đưa bé tới bệnh viện để thăm khám là điều cần thiết. Bởi trong tình huống này, đau bụng có thể do viêm ruột thừa hay có thể là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh lý nguy hiểm ở trẻ.

Trẻ đau bụng về đêm cần được thăm khám bác sĩ ngay nếu kèm theo một số dấu hiệu bất thường sau:

  • Trẻ buồn nôn, nôn ói: đây là một trong những triệu chứng đi kèm với đau bụng thường gặp. Nếu trẻ nôn ói liên tục nhiều hơn 24 giờ, nôn ra tất cả mọi thứ sau khi ăn hoặc uống, dịch ói có màu vàng hoặc xanh hay có sự xuất hiện của máu đỏ tươi, máu đông thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. 
  • Trẻ bị tiêu chảy: tương tự như biểu hiện nôn, tình trạng tiêu chảy cũng xuất hiện khi trẻ bị đau bụng về đêm và có thể tồn tại ngay cả khi trẻ đã hết đau bụng. Nếu trẻ đi đại tiện quá nhiều, trẻ có biểu hiện mất nước, phân hôi tanh, trong phân có đàm máu thì trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức. 
  • Trẻ bị sốt: đôi khi trẻ đau bụng về đêm có thể sốt hoặc không. Nếu trẻ không sốt nhưng tình trạng lại rất nguy hiểm thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám. 
  • Ngoài ra, còn một số dấu hiệu khác như: bé bị đau nhức các khớp và cơ bắp, có hiện tượng vàng da hoặc mắt, khó thở khi ngủ

Để xác định chính xác nguyên nhân gây đau bụng về đêm ở trẻ nhỏ, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, siêu âm ổ bụng, chụp X-quang hoặc có thể phải chụp CT ổ bụng. 

Cần làm gì khi trẻ đau bụng về đêm kéo dài?

Trong trường hợp trẻ bị đau bụng về đêm chỉ là biểu hiện nhất thời, không kéo dài và cũng không đi kèm các triệu chứng nguy hiểm khác thì ba mẹ không cần quá lo lắng. Lúc này, bạn hãy để bé nghỉ ngơi đồng thời áp dụng phương pháp chườm ấm. Nhiệt độ của túi chườm sẽ giúp bé giảm thiểu đáng kể cảm giác đau bụng và dễ chìm vào giấc ngủ hơn.

Trẻ đau bụng về đêm kèm theo các dấu hiệu bất thường thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện khám và điều trị

Trẻ đau bụng về đêm kéo dài cần được đưa đến viện để bác sĩ thăm khám 

Tuy nhiên, khi thấy trẻ bị đau bụng về đêm kèm các dấu hiệu bất thường khác như nôn, đầy bụng, chán ăn, đi ngoài ra máu, tiểu buốt/rắt,...thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị. Ba mẹ cần lưu ý, trước khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ thì bạn tuyệt đối không được áp dụng bất cứ loại thuốc nào để giảm đau cho trẻ. Bởi cách thành phần trong thuốc có thể làm lu mờ các triệu chứng của trẻ qua đó ảnh hưởng đáng kể tới độ chính xác của kết quả chẩn đoán bệnh.

Tùy theo nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ có hướng xứ trí và đưa ra phác đồ điều trị khác nhau. Bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc, tiếp tục theo dõi quá trình điều trị xem cơ thể trẻ có tiếp nhận với thuốc hay không hoặc tiến hành phẫu thuật nếu cần thiết. 

Có thể thấy, tình trạng trẻ đau bụng về đêm có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu tình trạng không thuyên giảm, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với các bậc phụ huynh có con nhỏ. Nếu vẫn còn thắc mắc, Quý khách hãy liên hệ hotline 1900 1806 để được tư vấn trực tiếp. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
33,061

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám