Trẻ ho sổ mũi điều trị như thế nào? Phương pháp hiệu quả ngay tại nhà

Trần Hồng Nụ

24-02-2021

goole news
16

Trẻ ho sổ mũi là biểu hiện đặc trưng của các bệnh lý viêm đường hô hấp trên, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ. Chính vì thế cha mẹ cần thường xuyên theo dõi để nắm bắt được sự thay đổi của trẻ về sức khoẻ. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ được các nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị bệnh ho sổ mũi ở trẻ nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ ho sổ mũi

Trẻ ho sổ mũi là một trong những dấu hiệu đặc trưng khi bị nhiễm trùng đường hô hấp, thay đổi môi trường và thời tiết, tiếp xúc với chất kích thích hoặc nguồn dịch lây nhiễm. Niêm mạc mũi chứa lớp nhầy bên trong, là nơi cư trú của nhiều loại vi khuẩn, virus nên khi gặp không khí lạnh, chúng sẽ tăng trưởng mạnh, làm trẻ bị viêm mũi và viêm họng.

NGUYÊN NHÂN

Nhiễm trùng đường hô hấp

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu nên dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus hoặc vi khuẩn gây ra, chúng gây viêm mũi, sổ mũi, ho và xuất hiện mảng nhầy. 

Thay đổi môi trường sống và thời tiết

Niêm mạc đường hô hấp của trẻ có thể bị kích thích bởi sự thay đổi của thời tiết, độ ẩm. Đặc biệt mạnh mẽ vào thời điểm chuyển mùa, hoặc sống lâu trong môi trường có khí hậu khô hanh.

Tiếp xúc với chất kích thích

Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc, môi trường ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ viêm mũi và viêm đường hô hấp. Tình trạng này dẫn tới ho, sổ mũi ở trẻ em.

Tiếp xúc nguồn dịch lây nhiễm

Trẻ tiếp xúc với người bị nhiễm khuẩn đường hô hấp có thể dẫn đến viêm mũi, khởi phát triệu chứng điển hình như sổ mũi và ho ở trẻ.

Việc hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh trẻ ho sổ mũi giúp gia đình có hướng chăm sóc, điều trị phù hợp cho trẻ. Đồng thời áp dụng những biện pháp phòng bệnh kịp thời, đặc biệt trong thời điểm chuyển mùa.

Trẻ ho sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì?

Ho, sổ mũi là phản ứng bình thường của cơ thể khi bị các tác nhân bên ngoài như virus, vi khuẩn tấn công, gây bệnh. Ho thường có những biểu hiện khác nhau và được chia thành hai loại chính là ho khan và ho có đờm. Cụ thể:

  • Ho khan: Thường gặp khi bị viêm mũi, viêm họng.
  • Ho có đờm: Là triệu chứng thường thấy nhất của bệnh nhiễm trùng thanh quản, khí quản.

Trẻ bị ho và sổ mũi là triệu chứng của nhiều bệnh lý đường hô hấp trên

(Trẻ bị ho và sổ mũi là triệu chứng của nhiều bệnh lý đường hô hấp trên)

Khi trẻ ho sổ mũi có đờm kèm hiện tượng sổ mũi kéo dài thường là dấu hiệu của một số bệnh lý sau:

  • Cảm lạnh: Thời điểm giao mùa là lúc mà trẻ dễ bị cảm lạnh nhất trong năm. Bố mẹ không nên ủ ấm con quá mức khi ngủ, mồ hôi không thể thoát ra ngoài có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh. Khi mắc bệnh này, họng là nơi bị ảnh hưởng đầu tiên với biểu hiện ho, có đờm, nối tiếp sổ mũi hoặc nghẹt mũi.
  • Cảm cúm: Cảm cúm có triệu chứng tương tự cảm lạnh, điểm khác biệt lớn nhất là biểu hiện thường dồn dập và tăng nhanh hơn. Ví dụ trẻ sốt cao 38 - 39 độ C, sổ mũi, đau họng, cảm thấy mệt mỏi. Sau khoảng 5 - 7 ngày, bệnh có thể tự khỏi nhưng cần được chăm sóc, điều trị đúng cách.
  • Viêm phế quản, viêm phổi: Hệ thống hô hấp của trẻ tương đối non nớt, nhạy cảm đặc biệt với sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. Khi này, trẻ thường ho sổ mũi, khó thở, sốt cao, quấy khóc và lười bú.
  • Viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Viêm xoang hay viêm mũi dị ứng chủ yếu khởi phát khi thời tiết thay đổi hoặc do một số tác nhân bên ngoài môi trường như phấn hoa hay lông động vật. Triệu chứng phổ biến của bệnh này là hắt hơi, sổ mũi. Dịch nhầy tiết từ mũi nếu không được hút ra kịp thời sẽ chảy xuống cổ họng, gây viêm tại chỗ, gia tăng tình trạng ho.

Nhìn chung, trẻ ho sổ mũi là triệu chứng của nhiều bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Tuy bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng trẻ nhỏ nhưng có thể gây khó chịu, hoặc diễn tiến thành bệnh mạn tính, suy giảm sức khỏe về sau.

Phương pháp điều trị ho sổ mũi cho trẻ hiệu quả

Vì có nhiều nguyên nhân gây bệnh, ho sổ mũi cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nên để tìm ra phác đồ điều trị phù hợp, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám, làm xét nghiệm tìm ra tác nhân chính.

Cách điều trị ho sổ mũi ở trẻ hiệu quả và an toàn

(Cách điều trị ho sổ mũi ở trẻ hiệu quả và an toàn)

Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo một số cách xử lý cơ bản khi trẻ ho sổ mũi dưới đây:

Điều trị không dùng thuốc

Thuốc Tây y trong mọi trường hợp đều ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của trẻ. Bởi vậy, khi trẻ ho sổ mũi nhẹ, ba mẹ nên thử áp dụng các cách điều trị tại nhà đơn giản, an toàn mà không cần dùng thuốc được chuyên gia gợi ý trong bảng sau:

Nguyên nhân

Ý nghĩa

Xịt mũi bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có tác dụng làm lỏng chất nhầy trong mũi và sát khuẩn vô cùng tốt, song không gây ra tác dụng phụ. Vì vậy ba mẹ có thể sử dụng dung dịch này để trị ho sổ mũi cho trẻ, nên sử dụng máy hút mũi để thực hiện thao tác dễ dàng và ít gây cảm giác đau, khó chịu cho bé. (Lưu ý: Cha mẹ nên tìm hiểu cách xịt mũi cho bé đúng cách để đạt được hiệu quả và giúp mũi trẻ thông thoáng, sạch mũi)

Uống trà chanh mật ong

Mật ong có tính kháng khuẩn, giúp giảm tình trạng đau họng, ho khan, ho có đờm. Còn chanh là loại quả có chứa nhiều vitamin C, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và kháng viêm cho vòm họng.

Vậy nên, một cốc trà chanh mật ong ấm sẽ phát huy tác dụng làm dịu cổ họng; giảm triệu chứng ho, sổ mũi cho trẻ vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên bạn cần chú ý, mật ong chỉ dùng cho trẻ bị ho sổ mũi trên 1 tuổi để tránh gây ngộ độc.

Xông mũi bằng sả và gừng

Xông mũi cho trẻ bằng sả và gừng có thể làm ngăn chặn tác động của nấm, vi khuẩn đến niêm mạc đường hô hấp. Đồng thời hạn chế những triệu chứng viêm mũi, viêm xoang, giúp đầu óc trẻ thư giãn hơn. Chữa ho sổ mũi cho bé bằng gừng là một trong những phương pháp rất hiệu quả và an toàn

Dùng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà chứa hoạt chất có khả năng giảm viêm nhiễm, ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn. Không những vậy, chúng còn có khả năng khắc phục tình trạng phù nề tại niêm mạc hô hấp, giúp thông thoáng đường thở.

Ba mẹ có thể sử dụng máy xông để xông tinh dầu tràm, cải thiện triệu chứng ho sổ mũi ở trẻ. Hoặc đun sôi tràm trà với nước rồi xông trực tiếp, tuy nhiên cần cẩn thận khi sử dụng cho trẻ nhỏ.

Trong trường hợp trẻ ho sổ mũi kèm cái triệu chứng bất thường, không cải thiện thì cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám y tế chuyên môn, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Trẻ bị ho sổ mũi cần được xịt mũi đúng cách

Trẻ bị ho sổ mũi cần được xịt mũi đúng cách

Điều trị bằng thuốc

Nếu đã áp dụng những biện pháp điều trị trên nhưng không đạt được hiệu quả, thậm chí tình trạng trẻ ho sổ mũi kéo dài và tiến triển nặng hơn thì cha mẹ cần thay đổi, sử dụng thuốc Tây y. Vậy khi trẻ bị ho sốt sổ mũi uống thuốc gì? Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp này bao gồm:

Tên thuốc

Ý nghĩa

Thuốc kháng Histamin H1

Đây là loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh viêm họng, viêm mũi dị ứng hay viêm xoang. Thuốc có công dụng giảm nhanh các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy tại vùng cổ họng, giảm sổ mũi hay tình trạng ho.

Một số tác dụng phụ của thuốc kháng Histamin H1 mà bạn cần lưu ý như buồn ngủ, chóng mặt và giảm độ tập trung. Thuốc chỉ được sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc kháng sinh

Các loại kháng sinh được sử dụng phổ biến khi trẻ ho sổ mũi gồm Amoxicillin và Penicillin, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng, bảo vệ vùng họng và mũi. Bên cạnh đó, thuốc cũng có khả năng làm giảm triệu chứng ho, sưng đau họng, sổ mũi, nhức mũi,..

Thuốc corticoid dạng xịt

Thuốc corticoid dạng xịt như Naphazolin hay Xylometazolin… được sử dụng để điều trị khi trẻ bị ho sổ mũi giảm tình trạng viêm niêm mạc mũi, ngứa, nghẹt và sổ mũi do dịch đờm. Những bệnh nhân gặp phải tình trạng viêm mũi dị ứng, viêm xoang cũng thường được bác sĩ chỉ định loại thuốc này.

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Nếu trẻ ho sổ mũi có thêm dấu hiệu sốt, kèm theo hiện tượng đau đầu mệt mỏi thì ba mẹ có thể cho bé dùng thuốc Paracetamol. Các thành phần có trong thuốc giúp hạ sốt, giảm tình trạng đau, nhức đầu hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu bé uống quá liều lượng và thời gian cho phép.

Trẻ ho sổ mũi diễn biến quanh năm, có thể lưu hành bất cứ thời điểm nào nhưng mạnh mẽ nhất vào giao mùa. Bởi vậy, cha mẹ cần trang bị kiến thức trong điều trị bệnh lý, ứng biến khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Phần lớn trường hợp trẻ ho sổ mũi không gây vấn đề nguy hiểm hay biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, khi nhận thấy những biểu hiện dưới đây, cha mẹ cần nhanh chóng di chuyển trẻ đến bệnh viện:

Triệu chứng nguy hiểm cần đưa trẻ đến bệnh viện

(Triệu chứng trẻ ho sổ mũi nguy hiểm cần đưa trẻ đến bệnh viện)

  • Sổ mũi kéo dài hơn 10 - 14 ngày, tình trạng không cải thiện hoặc màu dịch mũi chuyển sang màu vàng, xanh, đỏ hoặc đen.
  • Ho kéo dài hơn 10 - 14 ngày, kèm theo các biểu hiện đau ngực, khó thở, ho ra máu, ho nhiều vào ban đêm.
  • Vùng quai hàm bị sưng, đau và khó nuốt.
  • Sốt kéo dài trên 3 ngày, không giảm dù đã dùng thuốc hạ sốt.
  • Đau đầu, buồn ngủ, nôn mửa và tiêu chảy.

Trong trường hợp trẻ ho sổ mũi này, cha mẹ không tiếp tục áp dụng cách điều trị bằng xông tinh dầu hoặc xịt, rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Cần sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xác định nguyên nhân bệnh, nhận tư vấn và hướng dẫn diều trị kịp thời, phù hợp.

Biện pháp phòng tránh ho sổ mũi cho trẻ dưới 1 tuổi

Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh về đường hô hấp, gây ho và sổ mũi. Hiện nay, hiện nay tình trạng trẻ ho sổ mũi chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nên cha mẹ có thể chủ động phòng tránh theo các biện pháp sau đây: 

  • Rửa tay trước khi chạm vào trẻ hoặc đồ dùng của trẻ.
  • Thay quần áo thường xuyên cho trẻ, đặc biệt khi trẻ bị ướt hoặc nhiễm bẩn.
  • Khi trời khô nên dùng máy tạo ẩm, bát nước để giữ độ ẩm.
  • Cho trẻ bú đều đặn để tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung dưỡng chất.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng đa dạng như rau, hoa quả, sữa, thịt,... ưu tiên thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.
  • Hạn chế, tránh cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp.
  • Tập luyện nhẹ nhàng cho trẻ, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.
  • Tiêm phòng vaccine đều đặn cho trẻ.
  • Thăm khám định kỳ, theo dõi sự phát triển của trẻ nhỏ.

Không chỉ áp dụng với trường hợp trẻ ho sổ mũi, cha mẹ có thể thực hiện để phòng tránh các bệnh lý khác, đồng thời tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch cho trẻ. Đây là những cách mà cha mẹ có thể dễ dàng thực hiện, cung cấp cho trẻ môi trường phát triển khỏe mạnh.

Trẻ ho sổ mũi tiêm phòng vắc xin tại Bệnh viện Phương Đông

Trẻ ho sổ mũi tiêm phòng vắc xin tại Bệnh viện Phương Đông

Cha mẹ nên cân nhắc đưa trẻ đi tiêm vắc xin đều đặn để giúp tăng sức đề kháng và khoẻ mạnh. Cha mẹ có thể cân nhắc đưa trẻ đến Trung tâm Tư vấn & Tiêm chủng vắc-xin Bệnh viện Phương Đông và sử dụng dịch vụ tiêm chủng của chúng tôi. Hướng tới mục tiêu "Tiêm chủng cho một tương lai khỏe mạnh" giúp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ của trẻ toàn diện nhất. Tại đây chúng tôi có:

  • Nguồn vắc xin dồi dào và được nhập khẩu từ các hãng sản xuất uy tín, nổi tiếng được kiểm chứng, bảo quản theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới WHO
  • Đỗi ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên biệt về tiêm chủng
  • Trang bị đầy đủ phương tiện y tế và ekip cấp cứu luôn sẵn sàng
  • Thủ tục nhanh gọn, tiện lợi
  • Đa dạng gói tiêm với mức chi phí hợp lý

Hãy đưa trẻ ngay tới Bệnh viện Phương Đông để được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất của chúng tôi! 

Câu hỏi thường gặp

Trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì?

Khi trẻ bị ho mũi nên tắm bằng nước ấm để giúp cơ thể trẻ được xông hơi để giảm sự tắc nghẽn. Cùng với đó sẽ giúp thông khí khiến trẻ thoải mái hơn, thông thoáng mũi, dễ thở hơn. Cha mẹ có thể tắm cho trẻ ho sổ mũi bằng một số loại nước lá như:

  • Lá gừng: Giúp làm ấm cơ thể, diệt khuẩn và chống viêm. Ngoài ra còn giúp hỗ trợ giảm chứng cảm lạnh ở trẻ rất hiệu quả
  • Lá kinh giới: Lá có tác dụng điều hoà thân nhiệt và giảm độ nóng ở cơ thể trẻ. Ngoài ra lá kinh giới cũng giúp phòng ngừa rôm sảy và được dùng để trị ho sổ mũi cho trẻ
  • Nước lá me và hành tây: Hỗn hợp nước là này giúp trẻ ho sổ mũi thải độc và ngăn ngừa các bệnh về da liễu xuất hiện. Ngoài ra nó cũng kháng khuẩn rất tốt giúp tạo một lớp màng bảo vệ trẻ hiệu quả
  • Lá trầu không: Có tác dụng giảm các biểu hiện của nhiễm lạnh và giúp làm ấm cơ thể bởi trong lá có tinh chất kháng sinh rất tốt. Ngoài ra còn có tác dụng sát khuẩn và giúp điều trị các cơn ho có đờm, ho do sốt, ho khan hoặc trị viêm họng rất hiệu quả
  • Lá tía tô: Khi tắm sẽ giúp cơ thể trẻ thải độc hiệu quả

Trẻ bị ho sổ mũi nên kiêng ăn gì?

Cha mẹ nên tránh những thực phẩm sau đây để tránh những thực phẩm sau đây để không làm tình trạng trẻ ho sổ mũi xấu thêm:

  • Thực phẩm có đường
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Thực phẩm giàu Histamine
  • Các loại thức ăn nhanh và đồ chiên rán
  • Thức ăn, đồ uống lạnh
  • Thực phẩm có tính cay nóng
  • Các loại đồ ăn quá mặn
  • Các món hải sản

Trẻ ho sổ mũi nên ăn cháo tía tô để tăng sức đề kháng

Trẻ hay bị ho sổ mũi nên ăn cháo tía tô và các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng

Nên cho trẻ ho sổ mũi ăn những thực phẩm giàu chất vitamin A,C và mọng nước. Bổ sung thêm nước ấm hoặc nước điện giải cho trẻ để trẻ không bị mệt mỏi. Ngoài ra tỏi, hành tây, tía tô cũng rất tốt cho bé khi bị ốm, cha mẹ có thể chế biến những món ăn chứa thực phẩm này để bổ sung thêm cho bé. Cha mẹ có thể tham khảo thêm 1 số loại thực phẩm sau: mật ong, bạc hà, dấm táo,...

Trẻ bị ho sổ mũi có chích ngừa được không?

Đối với trường hợp bé không có tình trạng nhiễm trùng cấp tính phải điều trị thì không sao, bé vẫn có thể tiêm vắc xin. Nếu chỉ ho, sổ mũi nhẹ thì hoàn toàn có thể tiêm theo lịch tiêm phòng. Trước khi khám các bác sĩ sẽ khám và xem xét tình trạng bệnh của bé nên cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm nhé!

Lưu ý: Tuy nhiên nếu chưa đến lịch tiêm hoặc có thể cân nhắc tiêm chậm cho bé thì mẹ nên cân nhắc để trẻ khoẻ mạnh hoàn toàn rồi tiêm. Vì với 1 số loại vắc xin sẽ có tác dụng phụ khiến cho trẻ mệt mỏi, khó chịu hơn. 

Tựu chung lại, trẻ ho sổ mũi là triệu chứng của nhiều bệnh lý về đường hô hấp, gây ra bởi các nguyên nhân khác nhau như nhiễm trùng, thay đổi thời tiết, tiếp xúc với chất kích thích. Cha mẹ hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh bằng cách giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, cung cấp đủ độ ẩm không khí và tiêm phòng vaccine đầy đủ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,723

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

PGS.TS. Bác sĩ

PHẠM HỮU HÒA

Khoa Nhi

PGS.TS. Bác sĩ

PHẠM HỮU HÒA

Khoa Nhi
19001806 Đặt lịch khám