Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Ăn bao nhiêu là đủ?

Nguyễn Mai Phương

03-12-2020

goole news
16

Sữa chua là thực phẩm giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy nhiên trẻ mấy tháng ăn được sữa chua hay khi nào trẻ có thể ăn được sữa chua là vấn đề không phải cha mẹ nào cũng biết. 

 

Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho đường tiêu hóa của trẻ nhỏ. Nó giúp hỗ trợ tiêu hóa, cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột đồng thời bổ sung đầy đủ canxi cho sự phát triển của xương khớp không chỉ ở người lớn mà còn ở trẻ nhỏ và tăng cường sức đề kháng. 

Tuy nhiên, không phải bé nào cũng có thể hấp thụ được món ăn này, đặc biệt là trẻ sơ sinh với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Khi bé bắt đầu vào giai đoạn ăn dặm, mẹ sẽ luẩn quẩn trong vô vàn các câu hỏi như cho bé ăn gì, ăn thế nào, ăn ra sao thì tốt. Và câu chuyện trẻ mấy tháng ăn được sữa chua cũng không phải là ngoại lệ. Thực chất, câu trả lời rất đơn giản, mẹ có thể nắm vững ngay sau khi đọc bài viết dưới đây. 

Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua?

Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ

Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ

Mặc dù sữa chua chứa nhiều chất xơ cùng các vitamin cần thiết cho cơ thể nhưng nó cũng giới hạn sử dụng cho trẻ ở một độ tuổi phù hợp. Sau khi sinh cho đến trước tuổi ăn dặm, đường ruột của bé chưa hoàn thiện và khó tiêu hóa được bất kỳ thực phẩm nào ngoài sữa mẹ, cho nên trẻ luôn được khuyến khích bú sữa mẹ hoặc dùng sữa công thức hoàn toàn. Vì thế, mẹ không cần bổ sung thêm sữa chua cho bé vào giai đoạn này. 

Vậy trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn sữa chua khi bé từ 7 - 8 tháng tuổi trở lên. Thời điểm này, đường ruột của bé đang dần hoàn thiện, trẻ bắt đầu làm quen với các thực phẩm như bột, cháo, rau củ quả. Lúc này, mẹ có thể cho bé ăn thêm sữa chua để kích thích hệ tiêu hóa, giúp con dễ tiêu hơn. 

Những lợi ích của sữa chua đối với trẻ

Bổ sung dinh dưỡng

Sữa chua là nguồn cung cấp giàu chất đạm với nhiều axit amin thiết yếu, nhất là lysine; protein, chất béo; đa dạng các loại vitamin, vitamin nhóm B và A; khoáng chất…

Bên cạnh đó, sữa chua còn chứa nhiều canxi giúp hệ xương của trẻ chắc khỏe hơn, tăng chiều cao, đồng thời nó cũng giúp chuyển hóa mỡ thừa ở trẻ thành năng lượng đốt cháy hoàn toàn để cung cấp năng lượng cho cơ thể, giảm thiểu tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ.

Trong một số loại sữa chua còn có thành phần DHA, có tác dụng hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh, tăng cường thị lực và thúc đẩy các kỹ năng trí tuệ và tâm lý tốt hơn.  

trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Trẻ từ 7-8 tháng tuổi có thể ăn được sữa chua

Trẻ từ 7-8 tháng tuổi có thể ăn được sữa chua để bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

Cải thiện hệ khuẩn ruột và hỗ trợ đường tiêu hóa

Trong sữa chua có sự hiện diện của men vi sinh Probiotics hay một lượng lớn các vi khuẩn có lợi như Lactobacillus, Acidophilus và Bifidobacterium. Những lợi khuẩn này có tác dụng bảo vệ cơ thể trẻ khỏi nhiễm trùng và “tiêu diệt” những vi khuẩn xấu, gây hại cho trẻ như vi khuẩn đường ruột, tụ cầu khuẩn… Các lợi khuẩn này còn giúp bảo vệ hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ. 

Bên cạnh đó, khi trẻ được cho ăn sữa chua thường xuyên, đúng cách sẽ mang lại hiệu quả rất tốt trong việc lập lại cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột đối khi trẻ bị mắc các bệnh lý đường ruột hay bị tiêu chảy kéo dài hoặc sau đợt điều trị kháng sinh. 

Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, dinh dưỡng trong sữa chua có khả năng hấp thụ vào cơ thể cao gấp 3 lần sữa tươi. Giải thích cho điều này, các chuyên gia cho biết trong quá trình lên men, các vi sinh trong sữa chua đã chuyển hóa một phần các chất đạm, chất béo khiến chúng trở nên dễ tiêu hóa, rút ngắn thời gian hấp thụ và giúp hệ tiêu hóa làm việc “nhẹ nhàng” hơn rất nhiều. 

Khi sữa chua lên men, đường lactose được hấp thu dễ dàng, từ đó giảm lượng đường tồn đọng ở hệ tiêu hóa, giúp bé tránh được tiêu chảy và dễ dàng hấp thu thêm canxi, vitamin cùng các khoáng chất.

Hướng dẫn cho trẻ ăn sữa chua đúng cách

Trẻ ăn sữa chua bao nhiêu là đủ?

Khi bé mới bước đầu vào giai đoạn ăn dặm và lần đầu ăn sữa chua, mẹ nên cho bé ăn một lượng vừa phải sau đó tăng dần lên để hệ tiêu hóa từ từ làm quen

Khi bé mới tập ăn sữa chua, mẹ nên cho bé ăn một lượng vừa phải

Khi bé mới bước đầu vào giai đoạn ăn dặm và lần đầu ăn sữa chua, mẹ nên cho bé ăn một lượng vừa phải sau đó tăng dần lên để hệ tiêu hóa từ từ làm quen. Trẻ 6 tháng tuổi có thể ăn sữa chua khoảng 2 lần/tuần, mỗi lần 50gr. Không nên cho bé ăn quá nhiều lần trong tuần vì có thể gây ảnh hưởng tới dạ dày, bé lạnh bụng, đi ngoài… 

Vậy đối với những trẻ lớn hơn thì trong 1 tuần cho bé ăn mấy hộp sữa chua là tốt? Các chuyên gia cho biết, lượng sữa chua cho trẻ ăn sẽ tùy thuộc vào từng độ tuổi:

- Trẻ < 1 tuổi: Ăn khoảng 50g/ngày, loại không đường, có thể kết hợp ăn kèm trái cây như dâu tây, chuối... để tăng giá trị dinh dưỡng.

- Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: Có thể tăng khẩu phần lên 80g/ngày, sữa chua loại không đường hoặc ít đường, kết hợp thêm trái cây.

- Trẻ > 3 tuổi: Bé có thể ăn 100g/ngày tương đương với một hộp. Mẹ có thể chọn loại có đường, ít đường hoặc không đường kết hợp với trái cây.

Lựa chọn loại sữa chua phù hợp cho trẻ

sữa chua Hy Lạp được nhiều mẹ tin tưởng sử dụng

Sữa chua Hy Lạp rất tốt cho trẻ

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa chua dành cho trẻ nhỏ, tuy nhiên đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên dùng loại sữa chua được làm từ sữa mẹ hoặc sữa bột công thức đúng với tháng tuổi. Sữa chua an toàn cho trẻ phải là loại sữa được lên men tự nhiên, đầy đủ chất dinh dưỡng và không chứa chất bảo quản. 

Mấy năm trở lại đây, nhiều cha mẹ Việt học tập các mẹ ở các nước Châu Âu cho bé ăn sữa chua Hy Lạp bởi nó là loại sữa chua có hàm lượng protein cao và chứa ít đường hơn các loại sữa chua truyền thống. 

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trẻ bị dị ứng khi ăn sữa chua, vì vậy các bậc phụ huynh cần phải cẩn trọng nếu trẻ xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường. Hãy ngừng cho trẻ ăn sữa chua và nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện nếu trẻ có một trong những biểu hiện sau: 

  • Phát ban quanh miệng
  • Tiêu chảy
  • Nôn mửa
  • Ngứa ngáy
  • Cơ thể bị sưng tấy

Vì cơ thể trẻ nhỏ rất yếu nên bất kỳ loại thức nào đều có thể gây hại cho bé. Để đảm bảo an toàn nhất thì mẹ nên đợi 3 ngày sau lần cho ăn đầu tiên để xem bé có phản ứng dị ứng với thực phẩm đó không rồi mới bắt đầu cho con ăn lại. 

Lưu ý khi cho bé ăn sữa chua

không nên cho trẻ ăn sữa chua quá nhiều bởi có thể gây tổn thương đường tiêu hóa của trẻ

Không nên cho trẻ ăn sữa chua quá nhiều bởi có thể gây tổn thương đường tiêu hóa của trẻ

Sữa chua vô cùng tốt cho sức khỏe của trẻ nhưng nếu để trẻ ăn sữa chua quá nhiều cũng không tốt bởi chúng cũng có thể gây tổn thương đường tiêu hóa của trẻ. Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ cần cho bé ăn sữa chua đúng cách và chú ý một số điều dưới đây:

  • Cho bé ăn sữa chua sau khi ăn khoảng 30 phút đến 2 tiếng để kích thích tiêu hóa hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút để cung cấp canxi, dưỡng chất, giúp bé ngủ ngon.
  • Tránh không cho bé ăn kèm sữa chua với các loại thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ như thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng… Bởi những loại thực phẩm này có chứa quặng nitrat kali, khi kết hợp rất dễ gây ung thư, đồng thời có thẻ khiến bé bị đau dạ dày, táo bón, rối loạn tiêu hóa. 
  • Không cho bé ăn sữa chua kèm với thuốc kháng sinh vì như thế sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi.
  • Không nên cho bé ăn sữa chua khi bụng đói vì lúc này dạ dày đang co bóp mạnh, tiết ra dịch vị có tính acid cao, dễ tiêu diệt các lợi khuẩn có trong sữa chua, gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đau dạ dày. 
  • Lợi khuẩn trong sữa chua có lợi cho sức khỏe nhưng lại có tính acid không tốt cho răng, vì vậy sau khi ăn sữa chua, mẹ nên vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ.
  • Tránh để bé ăn sữa chua quá lạnh, vừa không tốt cho dạ dày, vừa làm ê buốt răng miệng của bé. 
  • Trước khi bé ăn, mẹ nên bỏ sữa chua ra khỏi tủ lạnh, để ở nhiệt độ phòng khoảng 30 phút. Không nên hâm nóng sữa chua vì sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng và tiêu diệt lợi khuẩn.

Nếu cảm thấy không đủ tin tưởng các loại sữa chua ngoài thị trường, mẹ có thể tự làm sữa chua từ sữa mẹ hoặc sữa bò sạch, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh mà vẫn có lợi cho đường ruột của bé. 

Cách làm sữa chua tại nhà cho trẻ

Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích các bà mẹ vào bếp tự tay làm sữa chua cho bé bởi mẹ có thể kiểm soát được các thành phần làm sữa chua để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho bé.  

Dưới đây là 3 cách làm sữa chua tại nhà cho trẻ với thành quả là những cốc sữa chua đặc, thơm ngon, khi úp ngược cốc sữa chua cũng không bị đổ ra. 

Làm sữa chua từ sữa công thức cho bé 1 dưới tuổi 

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: 

  • Sữa công thức 350ml
  • 3 thìa sữa chua không đường làm men 
  • Một nhiệt kế thực phẩm 
  • Một chiếc nồi lớn có nắp 
  • Một thìa lớn

Cách làm: 

Bước 1: Dùng nước sôi khử trùng các dụng cụ làm sữa chua, bao gồm: nhiệt kế, thìa lớn, các cốc đựng sữa chua

Bước 2: Đun nóng sữa đạt độ ấm vừa phải khoảng 40 - 45 độ C. Khi đun mẹ cần khuấy liên tục để sữa bị cháy và lắng cặn.

Bước 3: Dùng thìa lớn múc 1, 2 thìa sữa ấm cho vào bát đựng men sữa chua và khuấy đều. Sau đó đổ ngược lại phần sữa có men này vào nồi sữa và khuấy nhẹ nhàng. 

Bước 5: Lấy từng phần sữa chua cho vào cốc đựng.

Bước 6: Ủ sữa chua ở nhiệt độ 40 - 44 độ C khoảng 8 giờ trong thùng xốp hoặc nồi cơm điện. Khi sữa chua đã đông lại thì mẹ cho vào ngăn mát tủ lạnh để cho bé ăn dần.

cách làm sữa chua tại nhà cho trẻ

Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích các bà mẹ vào bếp tự tay làm sữa chua cho bé

Làm sữa chua từ sữa mẹ cho bé dưới 1 tuổi

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:

  • Sữa mẹ: 200ml
  • 4 thìa sữa chua không đường làm men 

Bước 1: Dùng nước sôi khử trùng các dụng cụ làm sữa chua, bao gồm: nhiệt kế, thìa lớn, các cốc đựng sữa chua

Bước 2: Đun nóng sữa lên khoảng 80 độ C để tiêu diệt các vi khuẩn có hại

Bước 3: Để sữa nguội đến khoảng 40 độ C, sau đó cho 4 thìa men sữa chua vào nồi sữa và khuấy đều nhẹ nhàng. 

Bước 4: Chia sữa chua sang các cốc thủy tinh

Bước 5: Ủ sữa chua trong khoảng 4 - 8 giờ ở nhiệt độ từ 40 - 44 độ C. Không nên ủ lâu vì thời gian ủ càng lâu thì sữa chua sẽ càng chua. Khi sữa chua đã đông lại thì cho sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. 

Làm sữa chua từ sữa tươi nguyên chất cho bé dưới 1 tuổi

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:

  • Sữa tươi nguyên chất: 1 lít
  • 2 muỗng canh sữa chua không đường dùng để làm men. Cần bỏ sữa chua ra ngoài tủ lạnh, để nhiệt độ thường khoảng 15 - 30 phút trước khi bắt đầu làm.
  • Một nhiệt kế thực phẩm
  • Một thìa lớn
  • Một chiếc nồi lớn có nắp

Bước 1: Khử trùng các dụng cụ làm sữa chua bao gồm: nhiệt kế, thìa lớn, các cốc đựng sữa chua

Bước 2: Đun nóng sữa đến khoảng 80 - 85 độ C, trong quá trình đun nên khuấy liên tục, nhẹ nhàng để sữa không bị cháy và lắng cặn.

Bước 3: Sau khi đun sữa xong, để sữa nguội xuống khoảng 40 - 43 độ C.

Bước 4: Lấy 1, 2 thìa sữa cho vào bát đựng men sữa chua và khuấy nhẹ nhàng. Sau đó đổ ngược lại phần sữa có men vào nồi sữa và khuấy nhẹ nhàng cho hòa quyện. 

Bước 5: Chia đều sữa vào các cốc đựng

Bước 6: Ủ sữa chua khoảng 4 - 8 tiếng ở nhiệt độ 40 - 44 độ C. Khi sữa chua đã đông lại thì để vào ngăn mát tủ lạnh để bé ăn dần. 

Cho trẻ ăn sữa chua là một cách tuyệt vời để bổ sung dinh dưỡng và lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên cha mẹ vẫn cần biết trẻ mấy tháng ăn được sữa chua và cách cho trẻ ăn đúng và đủ, đặc biệt là với trẻ từ sơ sinh đến 6 tháng. Hy vọng, với những chia sẻ trên đây, vấn đề trẻ mấy tháng ăn được sữa chua, cho trẻ ăn sữa chua bao nhiêu là đủ đã không còn làm khó cha mẹ nữa. 

Để được tư vấn thêm về cách chăm sóc con hiệu quả hoặc đặt lịch thăm khám với bác sĩ giàu kinh nghiệm, cha mẹ vui lòng liên hệ 19001806

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
8,680

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám