Trẻ mấy tháng biết ngồi? Những lưu ý khi tập ngồi cho trẻ nhất định phải biết

Hồ Trinh

12-03-2021

goole news
16

Trẻ mấy tháng biết ngồi là điều quan tâm rất lớn của rất nhiều bậc phụ huynh. Không đơn giản chỉ là sự tò mò, các ông bố bà mẹ còn muốn thông qua dấu hiệu đó để yên tâm rằng bé cưng vẫn đang phát triển bình thường và không có gì phải lo lắng cho sức khỏe của con. 

Các cột mốc phát triển quan trọng của con trẻ trong những năm tháng đầu đời như lẫy, ngồi, bò, cười, vỗ tay…. đều là các kỹ năng được cả gia đình vô cùng mong chờ. Ngồi không chỉ là dấu hiệu của sự phát triển mà còn giúp trẻ bắt đầu có thể vui chơi và mang đến một cách mới để quan sát môi trường xung quanh.  

Tuy nhiên, rất nhiều ông bố bà mẹ thắc mắc trẻ mấy tháng biết ngồi hoặc lo lắng, bồn chồn sao mãi mà con mình chưa ngồi được giống như các đứa trẻ cùng trang lứa. Để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi mấy tháng bé biết ngồi, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết ngồi?

trẻ mấy tháng biết ngồi là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh

Các cột mốc phát triển của trẻ nhỏ

Trẻ mấy tháng biết ngồi được coi là phát triển tự nhiên? Theo các chuyên gia, từ 4 tháng tuổi đến 9 tháng tuổi trẻ sẽ học cách tự ngồi một mình. Quá trình tập ngồi của trẻ được thể hiện cụ thể qua các mốc sau:

-  Trẻ sơ sinh: Đây là thời gian nằm sấp của bé. Hãy đặt đồ chơi trước mặt cho bé chơi đùa để giúp cơ lưng và cơ cổ được cứng cáp hơn.

-  Từ 4 đến 6 tháng tuổi: Đây là thời điểm bé tìm cách dùng tay chống ngực lên khỏi mặt đất. Các bậc cha mẹ có thể hỗ trợ bé ngồi bằng cách cho bé dựa vào người.

-  Từ 7 đến 9 tháng tuổi: Hầu hết các bé đã biết ngồi thuần thục, vững chắc mà không cần đến sự hỗ trợ.

-  Từ 6 đến 10 tháng tuổi: Bé sẽ bắt đầu tập và biết bò

-  Từ 9 đến 15 tháng tuổi: Bé bắt đầu tập và biết đi

Tùy vào sự phát triển và cách chăm sóc của từng gia đình mà bé biết ngồi sớm hay là muộn. Đa phần các bé sẽ thuần thục hết các kỹ năng ngồi ở 9 tháng tuổi sau đó tiếp tục đến các kỹ năng khác. Cũng có một số trường hợp bé biết tự ngồi sớm vào khoảng 6 tháng tuổi.

Dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng tập ngồi

Dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng tập ngồi là khi bé kiểm soát tốt phần đầu

Dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng tập ngồi là khi bé kiểm soát tốt phần đầu

Sau 1 tháng kể từ ngày trẻ chào đời, cha mẹ có thể đỡ em bé ở tư thế ngồi nhưng các chuyên gia không khuyến khích phụ huynh làm như vậy, vì việc bé đã sẵn sàng tập ngồi chỉ khi kiểm soát được phần đầu. Từ 4 tháng tuổi trở đi, cơ cổ và đầu của bé đã phát triển “cứng cáp” hơn, khi đó bé sẽ học cách ngẩng cao đầu khi nằm sấp. 

Nếu trẻ đã kiểm soát tốt phần đầu thì đây là một dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng tập ngồi. Lúc này bé cũng có thể tự đẩy mình lên khi nằm úp và có thể đã học được cách lật mình, đồng thời các chuyển động khác của cơ thể cũng sẽ được kiểm soát và có mục đích hơn. 

Bé học ngồi như thế nào?

Người lớn thường nghĩ trẻ sơ sinh học ngồi sẽ rất khó nhưng thực chất trẻ học ngồi rất đơn giản. Khi muốn ngồi, bé sẽ dùng cả 2 tay chống phần trên cơ thể và giữ ngực không chạm đất. Đồng thời, trẻ cũng sẽ học cách tự lật mình và lăn tròn. 

Ngoài ra, trẻ sơ sinh có thể bắt đầu bằng cách ngồi trong một khoảng thời gian ngắn nếu cha mẹ đặt bé ngồi thẳng. Điều quan trọng khi bé mới bắt đầu tập ngồi là cần đỡ bé để bé không bị ngã. Sau 5 tháng tuổi, trẻ có thể ngồi trong một khoảng thời gian ngắn mà không cần sự trợ giúp, tuy nhiên bé rất dễ bị ngã vật ra 2 bên nên phụ huynh cần ở gần đó để quan sát và đặt gối xung quanh đề phòng trẻ có thể ngã. 

Sau một thời gian, để duy trì sự cân bằng trong khi ngồi, trẻ sẽ học cách đổ người về phía trước, chống bằng một tay hoặc cả 2 tay. Tư thế này được các chuyên gia ví von là thế “kiềng 3 chân”.

Trẻ được 7 tháng tuổi đã có thể ngồi mà không cần sự trợ giúp từ người thân, điều này sẽ giúp bé rảnh tay để khám phá mọi thứ xung quanh và học cách xoay người để tiếp cận thứ bé muốn. 

Với việc luyện tập đầy đủ, thường xuyên, bé sẽ có được sức mạnh và sự tự tin để có thể chuyển từ tư thế nằm sấp thành tư thế ngồi bằng cách đẩy cơ thể lên một cách nhanh chóng và thành thạo. Khi trẻ được 8 tháng tuổi, bé có thể ngồi vững mà không cần sự trợ giúp từ người chăm sóc. 

Khi đã quen và thành thạo với tư thế ngồi, trẻ sẽ thích ngồi và dành thời gian ngồi nhiều hơn. Bên cạnh việc quan tâm trẻ sơ sinh mấy tháng biết ngồi, cha mẹ cũng nên chú ý đến việc phát triển kỹ năng bò của trẻ. Bởi đây là 2 kỹ năng phát triển song song cho đến khi trẻ học cách đứng dậy và tập đi. 

cách tập cho bé ngồi đúng cách là mẹ nên cho trẻ nằm sấp và chơi trên sàn ít nhất 2 - 3 lần một ngày

Cách tập cho bé ngồi đúng cách là mẹ nên cho trẻ nằm sấp và chơi trên sàn ít nhất 2 - 3 lần một ngày

Cách tập cho bé ngồi đúng cách

Theo các chuyên gia, đứa trẻ nào cũng sẽ tự biết ngồi theo quy luật phát triển tự nhiên. Tuy nhiên, việc tự ngồi độc lập cần có sự thay đổi trọng lượng và kiểm soát phương hướng tốt nên bé cần luyện tập thường xuyên. Để giúp con yêu sớm ngồi vững, cha mẹ có thể: 

  • Thực hành nhiều lần, tạo cơ hội cho bé nhanh chóng ngồi thạo. Tuy nhiên, không nên hỗ trợ bé mọi lúc, hãy để bé tự do khám phá các chuyển động của cơ thể. Nhờ việc tự nâng cao đầu, nâng cao thân mình mà bé sẽ tự nhận ra khả năng chống đỡ của mông và chân. 
  • Ít nhất 2 - 3 lần một ngày cho bé tập nằm sấp và chơi trên sàn. Việc này giúp ích cho trẻ rất nhiều bởi bé vừa tập bò, tập ngồi, vừa lăn tròn. 
  • Mẹ hoặc người chăm trẻ có thể đặt đồ chơi xung quanh gần với khu vực nằm của bé để kích thích bé ngồi dậy, vươn ra và lấy chúng. 
  • Khi bé tập ngồi, mẹ hãy đặt bé ngồi vào trong lòng mình khi ngồi khoanh chân trên sàn hoặc có thể kẹp 2 chân bé vào đùi khi ngồi. Mẹ nên để ý đừng để lưng trẻ bị cong, vẹo khi ngồi. Mẹ có thể cùng bé thử chơi các trò chơi vận động như xếp gỗ hay đọc sách, nghe nhạc… trong khi ngồi.
  • Cha mẹ cũng không nên “nhìn con nhà người ta” rồi so sánh với con mình, đừng quá bận đến việc trẻ mấy tháng thì biết ngồi và hối thúc con tập ngồi. Khi con đã sẵn sàng thì bé có thể tự tập luyện và tập ngồi một cách tự nhiên. 
  • Khi trẻ đã ngồi vững cha mẹ hãy để bé ngồi trên sàn một mình và để đệm hoặc gối xung quanh đề phòng trường hợp bé bị ngã. 

Lưu ý đảm bảo an toàn cho bé đang tập ngồi

Phụ huynh không nên để cho bé ngồi sớm khi cấu trúc xương của bé chưa cứng cáp

Phụ huynh không nên để cho bé ngồi sớm khi cấu trúc xương của bé chưa cứng cáp

Hết băn khoăn trẻ mấy tháng biết ngồi, lại đến nỗi lo làm sao để tập cho con ngồi một cách hiệu quả. Nhiều bậc cha mẹ không khỏi lo lắng khi thấy “con hàng xóm” đã ngồi vững mà con mình thì chưa. Và không biết liệu con mình có gặp vấn đề gì không? Trên thực tế, mỗi bé sẽ có sự phát triển khác nhau nên cha mẹ cũng đừng quá lo lắng.

Việc tập ngồi của trẻ cũng quan trọng không kém việc xác định trẻ mấy tháng biết ngồi nên cần tuân theo sự phát triển tự nhiên của trẻ:

-  Không nên để cho bé ngồi sớm khi cấu trúc xương của bé chưa cứng cáp dễ dẫn đến những ảnh hưởng về cột sống. Cha mẹ nên cho bé tập ngồi khi con đã có thể giữ thẳng cổ và đầu.

-  Không gian tập ngồi phải an toàn không được gần các vật dụng gây nguy hiểm như: bàn, ghế, ổ điện…

-  Để con không đau khi bị té ngã, cha mẹ hãy dùng thảm, chăn mềm để lót sàn.

-  Không nên để con quá phụ thuộc vào những sản phẩm hỗ trợ, chúng sẽ khiến con bạn “lười biếng” khi tập luyện.

-  Cha mẹ hãy luôn bên cạnh để hỗ trợ và đảm bảo an toàn nhất cho con

Tìm hiểu trẻ mấy tháng biết ngồi không chỉ để biết thời gian chuẩn bị tập ngồi cho trẻ mà còn nhằm phát hiện dấu hiệu cho thấy sự chậm phát triển vận động của trẻ như:

-  Các chuyển động như với, nắm đồ vật hay đạp chân, động tác của bé không nhanh nhạy, linh hoạt

-  Khả năng nâng và giữ đầu kém khi nằm sấp, ít trườn ra phía trước và xung quanh 

-  Đồ vật để trước mặt ít khi với theo để chơi đùa, không nâng cao hay đưa đồ vật vào miệng

Bé mấy tháng chưa biết ngồi thì được coi là muộn?

Trẻ sinh non, nhẹ cân thường biết ngồi muộn hơn so với các bạn cùng tuổi

Trẻ sinh non, nhẹ cân thường biết ngồi muộn hơn so với các bạn cùng tuổi

Có nhiều bậc phụ huynh luôn thắc mắc chính xác trẻ mấy tháng biết ngồi? Trẻ biết ngồi muộn liệu có đang gặp phải vấn đề sức khỏe nào không? Theo các chuyên gia khoa Nhi, mỗi đứa trẻ đều có tốc độ phát triển khác nhau, có bé chậm mọc răng nhưng lại nhanh biết ngồi… do đó, các ông bố bà mẹ không nên quá lo lắng. Mỗi trẻ có sự phát triển khác nhau, một số kỹ năng nhanh hơn những trẻ khác nhưng kiểm soát đầu là điều cần thiết để ngồi độc lập và ngồi là chìa khóa để tập bò, đứng và tập đi. Những trường hợp trẻ sinh non có thể đạt được mốc này hay các mốc khác muộn hơn so với các bạn cùng tuổi. 

Tuy nhiên, nếu khi đến 4 tháng tuổi mà trẻ vẫn không thể dùng tay chống đỡ hoặc giữ đầu lên hoặc trẻ 9 tháng tuổi vẫn không thể ngồi thì cha mẹ nên cho bé đi khám chuyên khoa Nhi. Những biểu hiện này cho thấy trẻ có thể bị chậm phát triển kỹ năng vận động thô. Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu cho thấy sự chậm phát triển về kỹ năng vận động của trẻ trong suốt quá trình phát triển mà các bậc phụ huynh cần chú ý như: 

  • Tay chân bé cứng hoặc mềm hơn bình thường
  • Các động tác chuyển động của trẻ yếu, không có lực
  • Không thường xuyên đưa tay
  • Khả năng nâng và giữ đầu của trẻ kém
  • Ít khi cầm, với theo đồ vật hay ít đưa đồ vật lên miệng

Ba mẹ cần làm gì khi nghi ngờ bé chậm tập ngồi?

Nếu bé 6 tháng tuổi chưa biết ngồi, hãy liên hệ với bác sĩ Nhi khoa và các bậc phụ huynh cần làm điều này càng sớm càng tốt. Đặc biệt nếu bé nhà bạn được 4 tháng tuổi nhưng không thể ngẩng đầu lên ổn định và chưa bắt đầu học cách tự chống tay lên sàn hoặc không thể tự ngồi khi được 9 tháng tuổi thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến khoa Nhi để các bác sĩ thăm khám tìm ra nguyên nhân của tình trạng đó. 

Hiện nay, Khoa nhi bệnh viện đa khoa Phương Đông đang là địa chỉ tin cậy của rất nhiều bậc cha mẹ. Với đội ngũ y bác sĩ có nhiều năm công tác tại các bệnh viện tuyến trung ương, trình độ cao, giàu kinh nghiệm, nổi tiếng trong ngành đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh tốt nhất. 

Tư vấn, thăm khám với bác sĩ đầu ngành tại Bệnh viện Phương Đông

Tư vấn, thăm khám với bác sĩ đầu ngành tại Bệnh viện Phương Đông

Không gian thoáng mát, nhiều cây xanh sẽ mang đến cho cha mẹ và các bé nguồn không khí trong lành, thư thái. Đặc biệt bệnh viện còn có khu vui chơi rộng rãi tại tầng 4 của khoa luôn chan hòa ánh sáng. Với thiết kế ngộ nghĩnh gần gũi tạo cho bé cảm giác vui vẻ mỗi khi thăm, khám và điều trị bệnh.

Hệ thống phòng nội trú hiện đại với thiết kế sang trọng và được trang bị đầy đủ tiện nghi. Đặc biệt, trang thiết bị hoàn toàn được nhập khẩu từ các nước tiên tiến, đảm bảo khám sàng lọc, phát hiện sớm bệnh lý bẩm sinh ở trẻ nhỏ.

Ngoài những vấn đề trên, bệnh viện còn cung cấp rất nhiều các dịch vụ khám và điều trị các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tư vấn chăm sóc sức khỏe, tiêm chủng…

Hy vọng bài viết “trẻ mấy tháng biết ngồi” trên đây sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm được thông tin để chăm sóc con một cách tốt nhất. Để được tư vấn thêm và đặt lịch khám cùng các chuyên gia nhí giàu kinh nghiệm tại Phương Đông, quý khách vui lòng liên hệ 19001806. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
6,784

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám