Trẻ nôn ra đờm có tốt không? Hướng khắc phục theo nguyên nhân

Phương Loan

02-07-2025

goole news
16

Trong vài tháng đầu sau sinh, trẻ nhỏ thường gặp tình trạng trớ ra sữa do ăn quá no hoặc vô tình nuốt nhiều không khí vào dạ dày. Vấn đề trẻ nôn ra đờm có tốt không cần được cân nhắc kỹ dựa trên nguyên nhân, triệu chứng kèm theo, tần suất tái phát. Phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám, nhận chỉ định can thiệp kịp thời.

Nguyên nhân bé bị nôn ra đờm

Trước khi đi đến kết luận trẻ nôn ra đờm có tốt không, phụ huynh cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Trớ không phải hiện tượng hiếm gặp, phần lớn xuất hiện sau khi trẻ bú sữa. Tuy nhiên cũng có thể xuất phát từ các bệnh lý tiềm ẩn cần lưu tâm.

Do sinh lý

Phần lớn trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ sơ sinh đều gặp tình trạng trớ sau khi bú no hoặc vặn mình. Đây là hiện tượng sinh lý lành tính nên cha mẹ không cần quá lo lắng, xảy ra do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.

Dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ, được nằm ngang và cao thay vì thẳng dọc như người lớn. Cấu tạo này khiến các lớp cơ chưa thực sự khỏe mạnh, hoạt động co thắt thiếu ổn định dẫn đến nôn trớ.

Trẻ nôn ra đờm phần lớn là do hiện tượng sinh lý

Trẻ nôn ra đờm phần lớn là do hiện tượng sinh lý

Với nguyên nhân này mẹ có thể chủ động giảm thiểu bằng một số lưu ý sau:

  • Tránh cho bé bú quá no hoặc quá nhiều.
  • Chú ý tư thế bú của trẻ, tránh để trẻ nuốt nhiều khí vào dạ dày.
  • Không đặt trẻ nằm ngay sau khi cho bú.
  • Sau khi bú không lập tức vỗ ợ hơi ngay cho trẻ.
  • Không quấn tã, mặc đồ quá chặt cho trẻ khi vừa bú xong.

Do bệnh lý

Bên cạnh nguyên do sinh lý tương đối lành tính, phụ huynh cần chủ động theo dõi và lưu tâm trẻ trớ ra dịch sữa hay mật, máu. Quan sát các triệu chứng kèm theo như bỏ bú, quấy khóc trong thời gian dài hoặc khó chịu.

Nếu có đầy đủ các biểu hiện liên quan đến bệnh lý nêu trên, rất có thể trẻ gặp các vấn đề như:

  • Rối loạn tiêu hóa thường được xác định với tình trạng đầy hơi, tiêu chảy,...
  • Bệnh lý về đường hô hấp như họng, phổi, mũi.
  • Nhiễm trùng thần kinh.
  • Xoắn ruột, co thắt ruột.
  • Rối loạn thần kinh thực vật.

Vấn đề bệnh lý có thể khiến trẻ nhỏ nôn ra đờm

Vấn đề bệnh lý có thể khiến trẻ nhỏ nôn ra đờm

Nhóm bệnh lý nêu trên tương đối hiếm gặp ở trẻ nhỏ, song có thể phát triển với các biểu hiện thông thường dễ nhầm lẫn. Vậy nên mẹ cần chú ý theo dõi tình trạng trẻ, kịp thời thăm khám trước khi xuất hiện thêm các biến chứng nguy hiểm.

Trẻ nôn ra đờm có tốt không?

Nhằm mục đích giúp phụ huynh nhận thức rõ ràng hơn tình trạng trẻ nôn ra đờm có tốt không. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tiến hành hướng dẫn dựa trên màu sắc và lượng dịch nhầy bị đẩy ra ngoài cơ thể.

Đờm trắng có bọt

Trẻ nôn ra đờm trắng có bọt phần lớn do quá trình bú sữa vô tình nuốt phải bọt khí, dẫn đến đầy hơi chướng bụng. Hiện tượng này còn xuất hiện khi bé bị trào ngược dạ dày thực quản, ngoài ra còn kèm theo tình trạng khó chịu và bỏ bú.

Trẻ nôn ra đờm có tốt không? Đờm màu trắng cảnh báo trào ngược dạ dày

Trẻ nôn ra đờm có tốt không? Đờm màu trắng cảnh báo trào ngược dạ dày

Bé nôn ra đờm vàng hoặc xanh lá

Trường hợp trẻ nôn ra dịch đờm màu vàng hoặc đờm có màu xanh lá có thể cảnh báo các bệnh lý liên quan đến đường ruột, trào dịch mật. Diễn biến nghiêm trọng hơn nếu bé bị tách ruột, dịch vị sẽ chuyển màu nâu hoặc đen.

Khi này phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ cấp cứu y tế kịp thời. Từ đó xác định phương hướng điều trị kịp thời, giảm tối đa nguy cơ về chứng loét hoặc hoại tử đường tiêu hóa.

Dịch nhầy màu hồng, đỏ hoặc nâu đỏ lẫn máu

Về trường hợp trẻ nôn trớ ra dịch màu hồng, đỏ, nâu đỏ lẫn máu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

  • Trẻ nuốt phải máu trong lúc bú sữa do mẹ bị nứt đầu ti, máu hòa cùng với sữa đẩy ra ngoài theo hiện tượng nôn trớ sinh lý thông thường.
  • Trẻ gặp các vấn đề dị tật đường tiêu hóa như đại môn vị, hẹp thực quản,... Với các nguyên nhân này, bệnh không được can thiệp điều trị kịp thời có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho trẻ.

Cẩn trọng với dịch nhầy màu hồng, đỏ hoặc nâu đỏ lẫn máu

Cẩn trọng với dịch nhầy màu hồng, đỏ hoặc nâu đỏ lẫn máu

Cần làm gì khi trẻ có đờm bị nôn trớ?

Cơ quan của trẻ nhỏ trong giai đoạn đầu chưa thực sự hoàn thiện nên rất dễ tổn thương. Phụ huynh cần có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tác động gây hại lên các cơ quan khác:

  • Nghiêng đầu bé sang một bên ngay khi nôn trớ, tránh để sặc chất nôn. Khi nôn xong phụ huynh dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau sạch mũi và miệng cho trẻ.
  • Khum nhẹ bàn tay vỗ sau lưng trẻ khi nằm nghiêng, giúp trẻ bớt sợ và dễ dàng nôn phần dịch nhầy còn lại ra ngoài.
  • Dùng khăn xô ấm lau sạch cổ, mặt, thay quần áo mới cho trẻ tránh mùi hôi cùng dịch nhầy bám vào người trẻ gây khó chịu.
  • Khi trẻ bình thường trở lại, mẹ nên dỗ trẻ bú lại và cho ngủ.
  • Không tùy tiện cho trẻ uống thuốc chống nôn khi chưa có chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

Một số cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ ra đờm

Một số cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ ra đờm

Với trường hợp trẻ nôn dịch vàng do sặc sữa, cần nhanh chóng sơ cứu tránh dịch tràn vào phổi gây nguy hiểm. Đồng thời quan sát các biểu hiện nguy hiểm kèm theo như:

  • Co giật, khó chịu và quấy khóc nhiều.
  • Nôn liên tục và nhiều lần trong ngày.
  • Vấn đề hệ tiêu hóa bất thường như đầy hơi.
  • Thay đổi sắc mặt.
  • Môi khô, mất nước.
  • Sốt cao, ngủ li bì, mê mệt.

Trẻ nôn ra đờm có tốt không? Tùy nguyên nhân gây nôn trớ mà có thể kết luận trẻ nôn trớ có tốt hay không. Phụ huynh nên dựa vào các thông tin chia sẻ nêu trên kết hợp với những quan sát, đưa ra quyết định phù hợp với tình trạng của trẻ trước khi bệnh tình chuyển biến xấu.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Phường Đông Ngạc, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

10

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM
19001806 Đặt lịch khám