Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Chăm sóc bé 3 tháng tuổi đúng cách

Hồ Trinh

12-03-2021

goole news
16

Trên thực tế, có rất nhiều phụ huynh có chung thắc mắc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là chuẩn. Để giải đáp câu hỏi này cũng như tìm hiểu cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn này, cha mẹ hãy theo dõi ngay bài viết viết dưới đây của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi sẽ xoay quanh ba lĩnh vực đó là thể chất, nhận thức và cảm xúc. Các chỉ số này sẽ biểu thị sự tăng trưởng của em bé và có thể được đo lường được một cách tương đối.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi gồm ba lĩnh vực đó là thể chất, nhận thức và cảm xúc
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi gồm ba lĩnh vực đó là thể chất, nhận thức và cảm xúc

Cải thiện kỹ năng vận động thô: Khi trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi được đặt nằm sấp hay lật, bé đã có thể nâng đầu lên một góc 45 độ. Sức mạnh của cơ cổ sẽ ngày càng phát triển nhiều hơn giúp bé có thể ngẩng đầu lên khi nằm sấp.

Phản ứng với âm thanh: Trẻ 3 tháng tuổi sẽ bắt đầu quay đầu hoặc hướng về phía phát ra âm thanh. Điều này cho thấy bé đã biết sử dụng giác quan của mình để cảm nhận âm thanh. Việc nghe thấy những tiếng động, giọng nói quen thuộc của bố mẹ sẽ làm cho bé có những phản ứng như vậy.

Giao tiếp bằng giọng nói: Trong giai đoạn 3 tháng tuổi, một số bé đã có thể mấp máy môi, bập bẹ để đáp lại những âm thanh mà bé nghe được từ xung quanh. Đây được em là là một cột mốc quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.

Cân nặng trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi bao nhiêu là chuẩn?

Trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg chắc hẳn đang là thắc mắc chung của mỗi bậc phụ huynh. Bởi đây là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự tăng trưởng, phát triển về thể chất của trẻ.

Trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu mới chuẩn là thắc mắc chung của khá nhiều ông bố, bà mẹ
Trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu mới chuẩn là thắc mắc chung của khá nhiều ông bố, bà mẹ

Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi, từ khi sinh ra mỗi bé đã trọng lượng cơ thể khác nhau. Bên cạnh đó, chế độ chăm sóc của mỗi bé cũng khác nhau vì vậy rất khó để có biết được chỉ số cân nặng một cách chính xác tuyệt đối.

Tuy nhiên, nếu như đánh giá ở mức độ tương đối thì các bậc phụ huynh vẫn có thể xác định chỉ số cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi nó riêng và giai đoạn phát triển nói chung theo bảng được WHO đưa ra như sau:

Bảng cân nặng và chiều cao chuẩn của bé gái

Tháng

Cân nặng (kg)

Chiều cao (cm)

Suy dinh dưỡng

Nguy cơ SDD

Bình thường

Nguy cơ béo phì

Béo phì

Giới hạn dưới

Bình thường

Giới hạn trên

Bé gái 0-12 tháng

0

2.4

2.8

3.2

3.7

4.2

45.4

49.1

52.9

1

3.2

3.6

4.2

4.8

5.4

49.8

53.7

57.6

2

4.0

4.5

5.1

5.9

6.5

53.0

57.1

61.1

3

4.6

5.1

5.8

6.7

7.4

55.6

59.8

64.0

4

5.1

5.6

6.4

7.3

8.1

57.8

62.1

66.4

5

5.5

6.1

6.9

7.8

8.7

59.6

64.0

68.5

6

5.8

6.4

7.3

8.3

9.2

61.2

65.7

70.3

7

6.1

6.7

7.6

8.7

9.6

62.7

67.3

71.9

8

6.3

7.0

7.9

9.0

10.0

64.0

68.7

73.5

9

6.6

7.3

8.2

9.3

10.4

65.3

70.1

75.0

10

6.8

7.5

8.5

9.6

10.7

66.5

71.5

76.4

11

7.0

7.7

8.7

9.9

11.0

67.7

72.8

77.8

12

7.1

7.9

8.9

10.2

11.3

68.9

74.0

79.2

Bảng cân nặng và chiều cao chuẩn của bé trai

Tháng

 

Cân nặng (kg)

Chiều cao (cm)

Suy dinh dưỡng

Nguy cơ SDD

Bình thường

Nguy cơ béo phì

Béo phì

Giới hạn dưới

Bình thường

Giới hạn trên

Bé trai 0 đến 12 tháng

0

2.5

2.9

3.3

3.9

4.3

46.3

47.9

49.9

1

3.4

3.9

4.5

5.1

5.7

51.1

52.7

54.7

2

4.4

4.9

5.6

6.3

7.0

54.7

56.4

58.4

3

5.1

5.6

6.4

7.2

7.9

57.6

59.3

61.4

4

5.6

6.2

7.0

7.9

8.6

60.0

61.7

63.9

5

6.1

6.7

7.5

8.4

9.2

61.9

63.7

65.9

6

6.4

7.1

7.9

8.9

9.7

63.6

65.4

67.6

7

6.7

7.4

8.3

9.3

10.2

65.1

66.9

69.2

8

7.0

7.7

8.6

9.6

10.5

66.5

68.3

70.6

9

7.2

7.9

8.9

10.0

10.9

67.7

69.6

72.0

10

7.5

8.2

9.2

10.3

11.2

69.0

70.9

73.3

11

7.7

8.4

9.4

10.5

11.5

70.2

72.1

74.5

12

7.8

8.6

9.6

10.8

11.8

71.3

73.3

75.7

Những hoạt động nhằm kích thích cho bé 3 tháng tuổi phát triển khỏe mạnh

Một số hoạt động mà cha mẹ nên thực hiện để kích thích sự phát triển của bé 3 tháng tuổi bao gồm:

  • Gọi tên bé: Để tăng cường sự kết nối giữa cha mẹ và bé, bạn hãy gọi tên bé thường xuyên mỗi ngày với cao độ và giọng nói khác nhau nhằm giúp bé thích thú hơn. Thời điểm thích hợp nhất để làm điều này là khi cho bé bú hay bé đang vui chơi, chăm chú quan sát.
  • Tập cho bé nằm sấp: Cha mẹ hãy đặt đồ chơi hoặc nằm trước mặt bé lúc tập cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi nằm sấp. Tiếp theo, bạn cần khuyến khích trẻ với tay lấy để tăng sức mạnh cho phần trên cơ thể của bé.
  • Tăng sức mạnh cơ cổ, cơ lưng cho bé: Cha mẹ hãy đặt bé ngồi vào lòng, lưng bé dựa vào đùi của mình để trợ lực cho vùng lưng và cổ của bé. Trong tư thế này, bạn hãy nói chuyện, gọi tên để thu hút sự chú ý của bé.
  • Khuyến khích bé với lấy đồ chơi: Bạn hãy tập cho bé với tay lấy các món đồ chơi yêu thích, có nhiều hình dạng, kích cỡ, màu sắc khác nhau khi bé đang nằm sấp hay ngửa.
  • Quan sát vật chuyển động: Lăn ô tô đồ chơi hoặc một quả bóng trước mặt bé để bé theo dõi chuyển động. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các món đồ có khả năng phát ra âm thanh nếu như bé tỏ ra không quan tâm.

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi cần được bố mẹ kích thích khả năng quan sát, vật động
Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi cần được bố mẹ kích thích khả năng quan sát, vật động

Lời khuyên dành cho ba mẹ về cách chăm sóc con bé sơ sinh 3 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi cần được bố mẹ chăm sóc thật kỹ lưỡng, chu đáo để kích thích sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của bé.

Ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất dành cho cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó để trả phát triển khỏe mạnh, hãy đảm bảo bạn vẫn đang tiếp tục cho con bú. Bên cạnh đó cũng cần cho bé tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm rắn nào, thậm chí là sữa bò hoặc nước trái cây…

Một số lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ gồm:

  • Cung cấp dinh dưỡng chất cho trẻ phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần.
  • Cung cấp kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Giúp trẻ sơ sinh bú tăng cân lành mạnh và tránh được nguy cơ thừa cân, béo phì. \
  • Giúp trẻ thông minh hơn do sữa mẹ giàu HMO.
  • Giúp trẻ sơ sinh gần gũi với mẹ hơn.

Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Các chuyên gia, bác sĩ luôn khuyến khích mẹ bỉm sữa cố gắng cho con bú ngay khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu đói bao gồm: thức giấc, tìm kiếm vú mẹ hoặc mút tay, liếm môi,....Hầu hết trẻ sơ sinh đều không khóc nếu như chưa thực sự đói, do vậy mẹ không nên chờ đợi đến khi bé khóc mới cho bú.

Kích thích phát triển kỹ năng giao tiếp cho bé

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi đã bắt đầu phản ứng với âm thanh. Bên cạnh đó, cử chỉ, biểu cảm của bé cũng xuất hiện nhiều hơn và rõ ràng hơn. Trong giai đoạn này, bạn hãy chơi các trò chơi như ú òa, nói chuyện với con hoặc làm các cử chỉ hay biểu cảm thú vị để làm cho bé cười. Ngoài ra, đặt các món đồ chơi gần bé nhằm khuyến khích bé chơi với chúng.

Quan sát mọi vận động của trẻ để đảm bảo an toàn

Bạn sẽ phải hết sức cẩn thận về sự an toàn của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi. Bởi thời điểm này, khả năng vận động và hoạt động của trẻ đã tăng lên. Đặc biệt, bé có thể cho tất cả những gì nắm được vào miệng nên rất nguy hiểm.

Ngoài ra, bạn hãy đảm bảo chỗ nằm của bé nên cách xa cửa sổ. Bên cạnh đó, dược phẩm, các vật nhọn, nước nóng hay các vật có kích thước nhỏ… cũng nên đặt ở vị trí nằm ngoài tầm với của bé.

Thúc đẩy sự phát triển của bé

Trong giai đoạn 3 tháng tuổi, bạn sẽ nhận thấy bé có khá nhiều sự thay đổi như chảy nước dãi nhiều hơn hay có hành động nhai và mút. Lúc này, nên sử dụng vòng nhai cho bé vì đa số trẻ sơ sinh đều thích nhai mọi thứ mà con cầm được và đây cũng được xem là một trò giải trí thú vị cho trẻ. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên cho bé ra ngoài chơi để giúp bé có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với môi trường xung quanh.

Khi trẻ được 3 tháng tuổi, các mẹ nên cho bé ngậm vòng nhai
Khi trẻ được 3 tháng tuổi, các mẹ nên cho bé ngậm vòng nhai

Đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc

Thông thường, trẻ 3 tháng tuổi sẽ ngủ trung bình 14 – 15 giờ mỗi ngày. Thời gian ngủ này bao gồm cả những giấc ngủ ngắn vào ban ngày và ban đêm. Mỗi giấc ngủ của bé sơ sinh có thể kéo dài từ 4 đến 5 giờ, do vậy bạn đừng đánh thức bé dậy để cho bú hay thay tã nếu bé đang ngủ ngon.

Vào ban đêm, bé sơ sinh 3 tháng tuổi có thể thức dậy 1 – 2 lần để bú sau đó sẽ ngủ lại bình thường. Do đó, khi bé thức giấc, các mẹ cần tránh mở đèn quá sáng hay tạo ra những âm thanh khiến bé giật mình.

Việc bé 3 tháng tuổi có các giấc ngủ dài hơn so với trước là do hệ thống thần kinh của con đang trưởng thành. Bên cạnh đó dạ dày của bé phát triển hơn nên có thể chứa một lượng lớn sữa. Tuy nhiên,, lúc này, bé vẫn chưa thể ngủ xuyên đêm, nên các mẹ vẫn cần có mặt bên cạnh để cho bé bú khi con thức giấc.

Vừa rồi là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đủ và cách chăm sóc bé hiệu quả trong giai đoạn này. Nói chung, để trẻ nhỏ luôn duy trì mức cân nặng chuẩn tương đối thì phụ huynh hãy cho trẻ đi khám dinh dưỡng để được các chuyên gia Nhi khoa tư vấn cụ thể hơn. Nếu vẫn có những thắc mắc mời quý phụ huynh hãy đặt hẹn với các chuyên gia Nhi khoa giàu kinh nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 19001806 để được tư vấn ngay hoặc TẠI ĐÂY

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
4,944

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám