Trẻ sơ sinh bị vàng da nên bổ sung gì để mau khỏi bệnh?

Thu Hiền

11-03-2024

goole news
16

Trẻ sơ sinh bị vàng da là một hiện tượng bệnh lý thường gặp trong khoảng thời gian 2 - 3 ngày sau sinh. Vàng da là tình trạng các vùng da mắt, mặt, bụng… của trẻ bị vàng. Vậy trẻ sơ sinh bị vàng da nên bổ sung gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bị vàng da để đẩy lùi bệnh một cách nhanh chóng.

Tổng quan về tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh

Khái niệm

Trẻ sơ sinh bị vàng da là hiện tượng hồng cầu trong máu bị vỡ sự tăng Bilirubin gián tiếp. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ đủ tháng tuổi khoảng 25- 30%, còn lại chủ yếu xuất hiện ở trẻ thiếu tháng.

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh xuất hiện trong tháng tuổi đầu tiền, nhưng theo chuyên gia đánh giá nguy hiểm nhất ở trong 2 tuần đầu tiên.

Trẻ sơ sinh bị vàng da có thể gây biến chứng khiến trẻ bị tử vong hoặc để lại di chứng khiến trẻ bị chậm phát triển. Chính vì vậy mẹ nên nhận biết được các dấu hiệu vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý để có cách xử lý kịp thời.

Trẻ sơ sinh bị vàng da là hiện tượng hồng cầu trong máu bị vỡ sự tăng Bilirubin gián tiếpTrẻ sơ sinh bị vàng da là hiện tượng hồng cầu trong máu bị vỡ sự tăng Bilirubin gián tiếp

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng da 

Trẻ sơ sinh bị vàng da có thể có nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân chính:

Yếu tố di truyền 

Trẻ sơ sinh bị vàng có thể là do di truyền để từ ba mẹ, với tiền sử gia đình có người mắc bệnh vàng da cũng tăng nguy cơ cho trẻ sơ sinh.

Sự tích tụ Bilirubin 

Ngoài yếu tố di truyền, các nhà nghiên cứu cũng nhận định rằng, vàng da ở trẻ sơ sinh là do Bilirubin. Bilirubin là sản phẩm phụ được tạo ra khi các tế bào hồng cầu trong cơ thể phân hủy theo chu kỳ. Gan có chức năng xử lý Bilirubin và có nhiệm vụ ngăn chặn sự tích tụ của nó.

Trong một số trường hợp, Bilirubin có thể vẫn còn tồn tại, nó tích tụ trong các tế bào của cơ thể do gan chưa hoàn thiện. Bilirubin có màu vàng tự nhiên dẫn đến da và tròng trắng mắt xuất hiện màu vàng. 

Vàng da do bú sữa mẹ

Có một số trẻ gặp khó khăn khi bú mẹ hoặc mẹ chưa tiết đủ sữa trong vài ngày đầu khiến trẻ mất nước và thiếu năng lượng sẽ tăng tái hấp thu Bilirubin từ ruột gây ra tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, nguyên nhân chính xác của trẻ sơ sinh bị vàng da do sữa mẹ là xả ra khi các hợp chất trong sữa mẹ ức chế một số protein trong gan làm phá vỡ Bilirubin.

Phân loại vàng da ở trẻ sơ sinh 

Có 2 loại vàng da ở trẻ sơ sinh: Vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý

  • Vàng da sinh lý: Bệnh vàng da sinh lý xảy ra do chức năng gan của trẻ chưa hoàn thiện. Vàng da là biểu hiện của sự tích tụ Bilirubin trong máu. Bilirubin có màu vàng là sắc tố mật chính, hình thành từ sự thoái hóa giáng heme trong tế bào hồng cầu bằng cách di chuyển Bilirubin trong máu vào gan, ruột loại bỏ Bilirubin khỏi cơ thể. Do đó không có gì là khó hiểu khi trẻ chưa hoàn thiện chức năng gan dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị vàng da.

Khi chức năng gan của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ sơ sinh có thể sẽ bị mắc vàng da sinh lýKhi chức năng gan của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ sơ sinh có thể sẽ bị mắc vàng da sinh lý

  • Vàng da bệnh lý: Nguyên nhân do một số bệnh khác mà trẻ sơ sinh đang mắc phải như bệnh về gan, nhiễm trùng máu, thiếu men G6PD, xuất huyết bất thường…

Dấu hiệu của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh 

Một số dấu hiệu trẻ sơ sinh bị vàng da có thể kể đến như sau: 

  • Da và tròng trắng mắt của trẻ bị chuyển sang màu vàng.
  • Trẻ bú ít hơn bình thường, nước tiểu đậm, phân nhạt màu.
  • Trẻ hay quấy khóc.

Hy vọng với những dấu hiệu trên sẽ giúp mẹ bỉm có thể nhận ra sớm được dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh để có cách điều trị phù hợp.

Biến chứng

Đối với vàng da sinh lý, Bilirubin ứ đọng trong máu ở mức độ thấp nên sức khỏe trẻ không bị ảnh hưởng tiêu cực. Với vàng da bệnh lý Bilirubin ứ đọng trong máu vượt ngưỡng an toàn, gan không kịp đào thải, có nguy cơ thấm vào bên trong não, làm não tổn thương không phục hồi. 

Cách điều trị

Đối với trẻ vàng da sinh lý không cần điều trị nhưng với trẻ vàng da bệnh lý thì nhất định phải điều trị sau vòng 7 ngày sau sinh để hạn chế tối đa nguy cơ vàng da bệnh lý diễn biến đến biến chứng não. 

Thông thường để điều trị vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh bác sĩ thường sử dụng phương pháp chiếu đèn, truyền máu, tiêm tĩnh mạch Globulin. Phương pháp nào được áp dụng sẽ được chuyên gia chỉ định tùy thuộc vào tình trạng ở mỗi trẻ sơ sinh.

Xem thêm:

Trẻ sơ sinh bị vàng da nên bổ sung gì?

Để hiệu quả trong việc giảm triệu chứng vàng da ở trẻ sơ sinh và hỗ trợ quá trình tái tạo làn da, chế độ ăn của người mẹ đóng vai trò quan trọng, bởi dinh dưỡng của trẻ sơ sinh chủ yếu được cung cấp qua sữa mẹ. Vì vậy, trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì?

Trẻ sơ sinh vàng da mẹ kiêng ăn gì? Đây cũng là câu hỏi của rất nhiều chị em, tuy nhiên mẹ đừng kiêng cữ quá mà cần phải bổ sung 4 món dinh dưỡng: tinh bột, vitamin, chất béo, khoáng chất. Trong đó mẹ đặc biệt nên ăn: 

Ăn các loại rau xanh 

Nếu trẻ sơ sinh mắc phải chứng vàng da, người mẹ cần ưu tiên ăn nhiều loại rau có màu xanh. Các loại rau màu xanh rất giàu khoáng chất và vitamin sẽ giúp chị em sau sinh tăng cường sức khỏe và sức đề kháng, từ đó trẻ sơ sinh cũng được củng cố thể trạng và ngăn ngừa tình trạng vàng da.

Mẹ bỉm có thể ăn một số loại rau thông dụng như bông cải xanh, cải xoăn, cải xoong… Ngoài ra mẹ cũng có thể ăn nhiều sả, rong biển cũng giúp nguồn sữa mẹ nhiều hơn, đẩy lùi căn bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. 

Các loại rau màu xanh rất giàu khoáng chất và vitaminCác loại rau màu xanh rất giàu khoáng chất và vitamin

Ăn nhiều hoa quả 

Ngoài việc ăn nhiều tinh bột và rau xanh, mẹ cần bổ sung thêm nhiều loại hoa quả tươi theo mùa để tăng cường khả năng kích thích men gan, lọc thận, giải độc cơ thể. Một số loại hoa quả như bưởi, bơ, dưa hấu, táo, dưa leo… 

Những loại hoa quả tươi này giúp cân bằng độ pH trong cơ thể người mẹ, từ đó hỗ trợ tốt trong quá trình tiết sữa nuôi con, sữa tốt sẽ giúp nuôi con khỏe mạnh và đẩy lùi bệnh vàng da một cách hiệu quả.

Uống nhiều nước

Trẻ sơ sinh bị vàng da nên uống gì? Mẹ bỉm cũng cần uống nhiều nước từ 2 - 2,5l mỗi ngày để giúp cơ thể thanh lọc hơn, giải độc gan hiệu quả, từ đó sữa tiết ra sẽ không bị lẫn các chất nhiễm độc gây hại đến trẻ sơ sinh. Khi sữa mẹ tốt, trẻ mắc bệnh vàng da cần tăng cường bú mẹ để cơ thể nhanh phát triển và phân giải được hết lượng Bilirubin sản sinh ra trong quá trình thay mới hồng cầu. 

Mẹ bỉm cũng cần uống nhiều nước từ 2 - 2,5l mỗi ngày để giúp cơ thể thanh lọc hơnMẹ bỉm cũng cần uống nhiều nước từ 2 - 2,5l mỗi ngày để giúp cơ thể thanh lọc hơn

Cách phòng ngừa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Theo chuyên gia nghiên cứu và phân tích, hầu hết bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh đều không thể phòng ngừa. Tuy nhiên đây không phải là bệnh quá nguy hiểm. Mẹ bỉm cần cho con bú đầy đủ cữ sữa và chỉ ngừng cho con bú khi có chỉ định từ bác sĩ.

Sữa mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ hãy đảm bảo một chế độ chăm sóc và dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp vượt qua tình trạng bệnh trẻ sơ sinh bị vàng da một cách an toàn.

Đối mặt với tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh, việc bổ sung đúng dinh dưỡng là vô cùng quan trọng, bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề trẻ sơ sinh bị vàng da nên bổ sung gì.

Nếu bạn đang có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn thêm, hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết cung cấp sự chăm sóc chất lượng nhất để giúp bé yêu của bạn trở lại với làn da khỏe mạnh và hồng hào. Liên hệ ngay qua hotline 19001806 để nhận được sự hỗ trợ tận tâm và chuyên nghiệp.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,764

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám