Tại sao mẹ nhóm máu O sinh con bị vàng da?
Nếu đang mang thai và có nhóm máu O thì bạn cần biết rõ những vấn đề có thể xảy ra và ảnh hưởng đến em bé. Chẳng hạn như mẹ nhóm máu O sinh...
Vàng da sơ sinh là hiện tượng bình thường ở trẻ do tăng bilirubin trong máu. Nếu điều trị chậm, trẻ có thể gặp biến chứng bại não, thậm chí tử vong. Do đó, các bậc phụ huynh cần nắm rõ thông tin về tình trạng vàng da này để kịp thời điều trị cho con.
Vàng da sơ sinh không phải là bệnh, đây là một hiện tượng kết mạc mắt và da của trẻ sơ sinh có màu vàng do tăng bilirubin trong máu. Tình trạng vàng da này xuất hiện phổ biến ở trẻ sơ sinh. Với trẻ sinh non, hiện tượng này thường xuất hiện sau khi chào đời 2 - 3 ngày. Trẻ sinh đủ tháng ít gặp vấn đề vàng da hơn trẻ sinh non. Vàng da trẻ sơ sinh có thể là vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý.
Vàng da sơ sinh là biểu hiện thường gặp ở trẻ sau sinh
Tiêu chuẩn để đánh giá tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh được coi là sinh lý:
Phụ huynh dễ dàng nhận biết tình trạng vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh ở nơi đủ ánh sáng bằng mắt thường. Với một số trẻ có màu da đậm, vàng da khó nhìn rõ ràng thì cha mẹ kiểm tra bằng cách sau: Ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ trong khoảng 5 giây rồi buông ra, nếu ở nơi ấn ngón tay có màu vàng rõ rệt thì trẻ đang bị vàng da.
Thông thường, tình trạng vàng da sinh lý ở trẻ sẽ tự khỏi, không để lại biến chứng nguy hiểm nên không cần can thiệp y tế. Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị vàng da cũng có thể do bệnh lý. Hoặc có trẻ bị song song cả hai tình trạng này. Vàng da bệnh lý ở trẻ là biểu hiện cảnh báo cơ thể trẻ đang có bệnh tiềm ẩn. Khi trẻ sơ sinh bị vàng da do bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa chữa trị lâu dài bằng nhiều phương pháp phù hợp với mức độ bệnh.
Kiểm tra vàng da sơ sinh bằng cách ấn ngón tay trỏ lên da trẻ
Vấn đề vàng da sơ sinh có nguyên nhân trực tiếp nằm ở sự dư thừa hàm lượng bilirubin. Bilirubin là sắc tố có màu vàng cam ở trong máu, được hình thành trong quá trình hồng cầu bị phá vỡ. Khi bilirubin tăng quá lớn mà chức năng gan của trẻ chưa hoàn thiện nên khó có khả năng đào thải hết bilirubin dư thừa ra khỏi máu.
Đến khoảng 2 tuổi, gan của trẻ sẽ phát triển đầy đủ để xử lý và lọc hết bilirubin. Nguyên nhân khiến chỉ số bilirubin tăng cao ở trẻ sơ sinh bao gồm:
Vàng da sơ sinh là hiện tượng thoáng qua, thường xuất hiện ở những trẻ sinh non, sinh ngạt và cả trẻ sinh đủ tháng khỏe mạnh. Cơ thể trẻ sơ sinh sản sinh bilirubin và hồng cầu liên tục, đồng thời độ thanh thải và nồng độ vi khuẩn thấp làm gia tăng nồng độ bilirubin. Chỉ số bilirubin trong máu trẻ sơ sinh thường cao hơn mức bình thường trong những ngày mới sinh rồi giảm dần.
Thông thường, nồng độ bilirubin toàn phần trong máu của trẻ 3 - 4 ngày tuổi là 18 mg/dl. Sau đó, nồng độ này sẽ giảm dần và tình trạng vàng da sẽ biến mất, không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu kết quả xét nghiệm bilirubin có bất thường, dựa trên ngày tuổi và nguy cơ mắc bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với định lượng bilirubin.
Hàm lượng bilirubin toàn phần trong máu của trẻ 72 ngày tuổi ở mức 18 mg/dl là bình thường
Tình trạng vàng da do nguyên nhân bệnh lý được xác định khi tăng bilirubin trực tiếp hoặc gián tiếp trong 24 giờ đầu và kéo dài hơn 2 tuần. Các bệnh lý liên quan gây ra hiện tượng tăng bilirubin trực tiếp là:
Phù nhau (rau) thai là nguyên nhân tăng bilirubin trực tiếp
Các nguyên nhân khiến tăng bilirubin gián tiếp thường là:
Trường hợp hiếm gặp hơn là trẻ có nhóm O Rh (+) trong khi người mẹ có nhóm máu O Rh (-). Trẻ bị vàng da do bất đồng nhóm máu hệ Rh là trường hợp nghiêm trọng, sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Bất đồng nhóm máu ABO giữa mẹ và trẻ khiến gây ra vàng da sơ sinh
Vàng da toàn thân kéo dài là dấu hiệu cảnh báo trẻ cần đi gặp bác sĩ
Vàng da sơ sinh là một hội chứng bình thường của trẻ. Tuy nhiên, nếu xuất hiện những bất thường kèm theo vàng da thì đây là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý vàng da ở trẻ sơ sinh đáng chú ý:
Dù vàng da sơ sinh chỉ là một trong những triệu chứng thường gặp, nhưng nó cũng có thể để lại một số biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Hai biến chứng do vàng da ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ gồm:
Bilirubin não cấp tính (ACE): Bilirubin dư thừa có hại đối với tế bào của bộ não. Do đó, tình trạng vàng da nặng khiến bilirubin đi vào não và gây ra Bilirubin. Nếu trẻ bị vàng da kết hợp với những triệu chứng này, cha mẹ cần nghĩ ngay tới biến chứng Bilirubin: Sốt cao, co giật, ngủ li bì, khóc thét, bỏ bú, lờ đờ không tập trung.
Vàng da sơ sinh có thể gây ra biến chứng bại não
Vàng da nhân (Kernicterus): Đây là hình thức mãn của ACE - một hội chứng xảy ra khi trẻ bệnh não cấp tính do bilirubin vượt quá giới hạn, khiến gan không đào thải kịp và thấm vào não. Hậu quả là não bị tổn thương vĩnh viễn, không hồi phục được. Do đó, trẻ được chẩn đoán vàng da bệnh lý cần được điều trị sớm. Đặc biệt, trong khoảng 1 tuần sau sinh, phụ huynh nhận biết những dấu hiệu sau để phòng ngừa nguy cơ tổn thương não:
Trong vòng 24 giờ sau sinh, trẻ được được kiểm tra mức độ vàng da sơ sinh bằng máy đo bilirubin qua da (BILI check). Tuy nhiên, máy đo này cho kết quả có thể sai số so với kết quả xét nghiệm máu khoảng 3-5 mg/dL.
Vì thế, nếu kết quả bất thường nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu để định lượng bilirubin và xét nghiệm tìm bệnh lý gây vàng da. Dựa trên kết quả đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Tình trạng vàng da nhẹ thường tự hết khi gan của trẻ bắt đầu trưởng thành. Mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên, từ 8 - 12 lần/ngày để bilirubin được đào thải qua cơ thể. Phương pháp điều trị tình trạng vàng da sơ sinh thể nặng bao gồm:
Các loại đèn chiếu có thể được sử dụng để điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh là: Đèn chiếu vàng da (Light Emitting Diode LED), đèn sợi đốt (halogen), đèn tuýp (huỳnh quang - Fluorescent), đèn sợi quang (fiber optic), chăn chiếu đèn vàng da. Nồng độ bilirubin có thể giảm được tối đa 10 mg/dL/giờ khi chiếu đèn.
Chiếu đèn chữa vàng da sơ sinh ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Quy trình chiếu đèn vàng da sơ sinh bao gồm các bước sau:
Một số lưu ý cho mẹ trong quá trình trẻ chiếu đèn vàng da:
Để cải thiện tình trạng vàng da sơ sinh nhẹ và giúp quá trình điều trị được hiệu quả, cha mẹ có thể tham khảo những biện pháp dưới đây.
Tình trạng vàng da sơ sinh cần được theo dõi và phát hiện bất thường kịp thời, tránh nguy cơ trẻ bị nhiễm độc thần kinh. Cách tốt nhất để phòng ngừa vàng da sơ sinh bệnh lý ở trẻ là mẹ tuân thủ đúng lịch khám thai của bác sĩ, nhất là trong tháng cuối thai kỳ. Trong quá trình thai nghén nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường, mẹ cần được thăm khám và theo dõi.
Trong chăm sóc trẻ vàng da sinh lý, phụ huynh cần quan sát da trẻ thường xuyên để sớm nhận biết các vấn đề bất thường. Đồng thời cho trẻ bú sữa mẹ và tắm nắng đúng cách, không tự ý mua đèn để chiếu vàng da cho trẻ tại nhà.
Nếu vàng da của trẻ có dấu hiệu chuyển nặng, kéo dài kèm những triệu chứng ở trên, phụ huynh cần đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa Nhi ngay. Ngoài ra, việc nắm rõ dấu hiệu cảnh báo vàng da nguy hiểm giúp trẻ được điều trị kịp thời, tránh trường hợp vàng da do bệnh bị nhầm tưởng vàng da sinh lý.
Với trường hợp trẻ đang điều trị vàng da bằng đèn chiếu, cần theo dõi các dấu hiệu có thay đổi về màu da, bú kém, ngủ li bì,... cần thông báo với bác sĩ. Đồng thời kết hợp bổ sung dinh dưỡng để nâng cao chất lượng sữa, nhờ đó cải thiện tình trạng vàng da sơ sinh.
Mẹ nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để trẻ bú mẹ không bị thiếu chất, tránh vàng da. Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo mẹ bổ sung 4 nhóm chất là chất đạm, chất bột đường, chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất.
Trẻ cần bú nhiều sữa mẹ trong thời gian điều trị vàng da
Trong thời gian cho con bú, mẹ cần bổ sung trái cây theo mùa như táo, bưởi, dưa hấu, bơ,.... Những loại trái cây này giúp tăng cường khả năng lọc thận, giải độc và kích thích men gan cho cơ thể mẹ, đồng thời giúp cân bằng độ pH. Nhờ đó cơ thể mẹ tiết được sữa nuôi con chất lượng và hiệu quả.
Trong thời gian chiếu đèn vàng da, trẻ cần được tăng cường dinh dưỡng để cơ thể phát triển nhanh chóng, phân giải hết lượng bilirubin dư thừa từ quá trình thay mới lượng hồng cầu. Mẹ cần cho trẻ bú nhiều sữa mẹ hoặc sữa công thức hơn bình thường. Lượng sữa tăng 10 - 20% hoặc nhiều hơn tuỳ thuộc vào nhu cầu của trẻ. Có thể tăng lượng sữa hoặc tăng cữ bú.
Để sữa mẹ không bị nhiễm các chất độc hại, cơ thể được thanh lọc và giải độc gian mẹ cần duy trì thói quen uống 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày. Nếu trẻ không bú được có thể phải truyền dịch để bổ sung nước và dinh dưỡng trong quá trình chiếu đèn.
Việc mẹ tăng cường các loại rau xanh giàu khoáng chất, vitamin là rất cần thiết khi trẻ mắc vàng da. Một số loại rau thông dụng để mẹ bổ sung vào thực đơn hàng ngày như cải xoong, bắp cải, măng tây, sả, rong biển,... giúp cải thiện chất lượng sữa và đẩy lùi tình trạng vàng da sơ sinh.
Tắm nắng giúp trẻ bị vàng da thể nhẹ nhanh hồi phục, nhưng không thể điều trị các trường hợp vàng da sơ sinh bệnh lý. Vì thế, nếu trẻ có dấu hiệu vàng da nên đưa trẻ đi thăm khám để bác sĩ chuyên khoa tư vấn và đưa ra cách điều trị phù hợp.
Đối với những trẻ mới vàng da sinh lý, vàng da thể nhẹ, mẹ cho trẻ tắm nắng ấm mỗi sáng lúc ánh nắng dịu rất tốt cho việc điều trị hội chứng vàng da, giúp ngưng tình trạng kéo dài và chuyển biến xấu.
Trẻ đi tắm nắng ấm vào buổi sáng sớm sẽ giúp vàng da sinh lý nhanh khỏi
Hiện nay, chiếu đèn là phương pháp rất an toàn, giúp giảm nguy cơ tổn thương não và các biến chứng não suốt đời do vàng da sơ sinh. Tuy nhiên chiếu đèn có thể gây ra một số tác dụng phụ thoáng qua như:
Những tác dụng phụ này hoàn toàn có thể hạn chế được bằng cách sau:
Trẻ sinh ở bệnh viện thường được bác sĩ đánh giá nguy cơ vàng da và cho thực hiện chiếu đèn vàng da sớm, nên đa số trẻ xuất viện không còn nguy cơ bị vàng da nặng. Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong những địa chỉ điều trị vàng da sơ sinh được nhiều phụ huynh tin chọn.
Phòng chiếu đèn vàng da ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Phương Đông sử dụng đèn chiếu điều trị vàng da trẻ sơ sinh của hãng Atom, Nhật Bản. Ánh sáng xanh dương của đèn LED cho hiệu quả điều trị tốt nhất trong các loại ánh sáng (thứ tự ánh sáng tốt trong điều trị vàng da: xanh dương - xanh lá cây - trắng). Bước sóng ngắn dễ dàng xuyên qua da tới các lớp mỡ để chuyển đổi bilirubin và hạn chế tối đa gây hại cho não của trẻ.
Phương pháp chiếu đèn vàng da tại khoa Nhi của Phương Đông được thực hiện đúng quy định về khoảng cách, thời gian, không gian, cách chiếu đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất., kết hợp với tay nghề cao của các chuyên gia, bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, đảm bảo mang lại dịch vụ chiếu đèn vàng da an toàn, chất lượng và hiệu quả.
Vàng da sơ sinh là hiện tượng phổ biến ở trẻ, nhưng nên không vì thế mà phụ huynh chủ quan. Để đảm bảo trẻ có thể phát triển toàn diện, cha mẹ nên cho con khám sàng lọc để phát hiện sớm vàng da cũng như các bệnh lý sơ sinh khác. Nếu bạn đọc có thắc mắc hoặc cần tư vấn về vàng da ở trẻ sơ sinh, vui lòng liên hệ 19001806.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Nếu đang mang thai và có nhóm máu O thì bạn cần biết rõ những vấn đề có thể xảy ra và ảnh hưởng đến em bé. Chẳng hạn như mẹ nhóm máu O sinh...