Trẻ đi ngoài màu đen là bị làm sao?

Triệu Thị Kim Anh

03-07-2022

goole news
16

Trẻ đi ngoài màu đen, màu xanh hay khác thường tất nhiên sẽ khiến mẹ thấy lo lắng. Bởi đối với bé sơ sinh và trẻ nhỏ thì màu sắc của phân cũng phản ánh phần nào tình trạng sức khỏe. Vậy trẻ đi ngoài như vậy là bị làm sao?

Phân bé sơ sinh thế nào là bình thường?

Màu sắc phân bé sơ sinh có thể thay đổi liên tục, thường do loại sữa hay đồ ăn mà bé sử dụng. 

Phân của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ

Sữa mẹ luôn được coi là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh, giúp bé tránh được các vấn đề tiêu hóa trong những tháng đầu đời. Trẻ bú sữa mẹ thường đi phân dạng “hoa cà hoa cải” hoặc đôi khi có màu xanh đậm, vàng xanh. Trường hợp mẹ quan sát thấy trẻ đi ngoài phân màu xanh sáng, lỏng và có bọt thì chứng tỏ con đã bú quá nhiều sữa đầu ít chất dinh dưỡng.  

Phân của trẻ sơ sinh bú sữa công thức

So với những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thì trẻ đang bú sữa bột sẽ đi ngoài phân khác. Điều này được lý giải rằng, dù sữa công thức có thành phần giống sữa mẹ đến mấy thì cũng không thể dễ tiêu hóa và lành tính như sữa mẹ được. Phân của bé bú sữa công thức thường có tính chất như sau: 

  • Phân màu nâu nhạt, vàng nâu hoặc xanh nâu.
  • Tình trạng phân nhão, kết cấu lớn hơn so với trẻ bú sữa mẹ.
  • Mùi phân khó chịu hơn bé bú mẹ nhưng sẽ không khó chịu bằng mùi phân trẻ đã ăn dặm. 

Đây là màu sắc phân bình thường của trẻ.

Đây là màu sắc phân bình thường của trẻ.

Phân của trẻ khi ăn dặm

Bước vào giai đoạn ăn dặm nghĩa là trẻ sẽ phải bắt đầu làm quen, tiếp nhận nguồn thức ăn mới, khác hoàn toàn sữa mẹ hay sữa công thức. Khi đó, bé sẽ tập ăn tăng dần độ thô như rau củ, quả, tinh bột, thịt cá,... Và sẽ khiến phân bé thay đổi rõ rệt. Tính chất chung là phân sẽ đặc, sẫm màu và nặng mùi hơn. Phân của trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm cũng thường bị thay đổi màu do thức ăn mà trẻ nạp vào. 

  • Phân đen: Thường xảy ra trong trường hợp mẹ bổ sung sắt cho con. Phân sẽ chuyển từ màu xanh đậm sang đen là bình thường.  
  • Phân màu cam: Hay còn gọi là phân sống, có thể do thức ăn không tiêu hóa được.  
  • Phân lổn nhổn nhiều màu sắc và khối: Nguyên nhân chủ yếu do các loại thức ăn không tiêu hóa được và bị đào thải ra ngoài với nguyên hình, nguyên màu sắc. Trong giai đoạn trẻ ăn dặm, điều này hoàn toàn bình thường do hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện, cần thêm thời gian để làm quen với việc tiêu hóa các đồ ăn thô. 
  • Phân có dính màu đỏ: Nếu con có ăn các thực phẩm như canh rau dền đỏ, củ cải đỏ hay dưa hấu thì phân dính chút màu đỏ có thể là do thức ăn chưa tiêu hóa. Nhưng ngược lại con không ăn các thức ăn màu đỏ thì có khả năng là dấu hiệu con đi ngoài ra máu. Hoặc phân bình thường dính chút máu đỏ tươi, có thể bé đang gặp vấn đề về tiêu hóa protein trong sữa.
  • Phân cứng dính máu: Khả năng trẻ bị táo bón, bị chảy máu trong hậu môn.
  • Phân tiêu chảy dính máu: Mẹ nên cho con đi thăm khám vì rất có thể đang có nhiễm trùng do vi khuẩn.

Lưu ý trường hợp khẩn cấp, mẹ cần cho bé đi khám ngay khi thấy: Trẻ đi ngoài phân màu đen hoàn toàn, hay đỏ toàn bộ. Bởi đây là những biểu hiện cho thấy bé đang gặp vấn đề nghiêm trọng về đường ruột. Hoặc phân màu trắng đất sét có thể trẻ đang gặp vấn đề về gan hoặc túi mật.  

Màu sắc của thực phẩm có thể ảnh hưởng đến màu sắc phân của trẻ nhỏ đang trong giai đoạn ăn dặm

Màu sắc của thực phẩm có thể ảnh hưởng đến màu sắc phân của trẻ nhỏ đang trong giai đoạn ăn dặm.

Nguyên nhân trẻ đi ngoài màu đen

Thông thường, trẻ đi phân màu đen là do ăn các thực phẩm đặc biệt. Ví dụ như: Ăn tiết, uống sắt hoặc thuốc chứa Bismuth... Nhưng mẹ cũng không nên chủ quan vì phân bé màu đen cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý nào đó liên quan đến đường tiêu hóa. Điều này được lý giải do máu chảy ra từ bất kỳ bộ phận nào thuộc bộ máy tiêu hóa đều có thể dẫn đến việc đi ngoài phân đen hoặc phân kèm máu  tươi.   

Và những nguyên nhân chính gây chảy máu ở đường tiêu hóa phổ biến nhất là:

  • Dạ dày hay tá tràng bị loét.
  • Vỡ tĩnh mạch thực quản, gây chảy máu đường mật. 
  • Trẻ bị chảy máu chân răng, ho ra máu rồi nuốt xuống đường tiêu hóa.  
  • Máu trong đường tiêu hóa dưới tác động của dịch vị và dịch ruột sẽ làm cho hồng cầu biến chất và trở thành màu đen.

Lưu ý:

  • Nếu thấy bé đi ngoài phân đen sệt như hắc ín, nặng mùi thì đây có thể là triệu chứng do chảy máu đường tiêu hóa trên (dạ dày, thực quản, gan mật, ruột non). Còn nếu tổn thương đường tiêu hóa thấp (trực tràng, hậu môn) thì phân thường có lẫn máu màu đỏ tươi hoặc kèm theo cục máu đông.  
  • Tùy vào mức độ tổn thương hay xuất huyết bên trong hệ tiêu hóa cũng như thời gian máu bị lưu trong ruột mà màu sắc máu trong phân khác nhau. Nếu chỉ có lượng máu nhỏ thì phân sẽ không thay đổi màu nhiều. 

Nếu trẻ đang bổ sung sắt mà đi ngoài màu đen thì mẹ không phải lo lắng. 

Nếu trẻ đang bổ sung sắt mà đi ngoài màu đen thì mẹ không phải lo lắng.

Bé đi ngoài phân đen phải làm sao?

“Trẻ đi phân màu đen có làm sao không” là câu hỏi của rất nhiều phụ huynh. Điều này cũng dễ hiểu bởi bỗng dưng thấy phân con đổi màu lại có màu đen thẫm thì bất cứ người làm cha làm mẹ nào cũng lo lắng. Trong khi đó, phân bé có màu đen nếu không phải nguyên nhân từ thức ăn hay thuốc thì thường là biểu hiện của việc chảy máu trong đường tiêu hóa.

Tốt nhất rơi vào trường hợp này, cha mẹ nên cho con đi khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám, bệnh viện uy tín. Quá trình thăm khám, nắm rõ biểu hiện kèm theo cùng với việc xét nghiệm phân,... sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán cụ thể nguyên nhân dẫn tới tình trạng phân đen của  trẻ. Nếu chủ quan tự mua thuốc cho con uống, có thể cha mẹ sẽ khiến con rơi vào tình huống nguy hiểm. 

Truy tìm được căn nguyên dẫn đến trẻ đi ngoài phân màu đen là vấn đề mấu chốt giúp bố mẹ có hướng điều trị bệnh sớm cho con. Bố mẹ không nên chủ quan, võ đoán tại nhà mà hãy đưa con đi thăm khám kịp thời khi thấy phân con khác lạ kèm theo các biểu hiện khó chịu, bỏ ăn,... 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

85,661

Bài viết hữu ích?

Chủ đề bệnh trẻ em

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Cách nhận biết phân trẻ sơ sinh có dấu hiệu bệnh

Theo dõi phân trẻ sơ sinh là việc làm cần thiết để có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe của con. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.

19001806 Đặt lịch khám