Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ có tốt không?

Hồ Trinh

18-03-2021

goole news
16

Ở trẻ sơ sinh, nằm nghiêng khi ngủ là tư thế khá phổ biến. Tuy nhiên, tư thế này lại được đánh giá không tốt trong một số trường hợp. Vậy có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ không, cha mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé!

Tư thế ngủ quan trọng với bé như thế nào?

Trong những tháng tuổi đầu tiên, trẻ sơ sinh dành phần nhiều thời gian để ngủ. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển về cả thể chất và trí tuệ của trẻ. Quan sát có thể thấy nhiều bé thích nằm ngửa khi ngủ, một số trẻ khác lại lựa chọn tư thế nằm nghiêng hoặc thậm chí nằm sấp. Dù là tư thế nào thì cha mẹ luôn cần đảm bảo bé có một tư thế ngủ an toàn để bảo vệ giấc ngủ cho trẻ sơ sinh. 

Các chuyên gia cho biết các tư thế ngủ không an toàn sẽ khiến trẻ sơ sinh tử vong do mắc phải hội chứng chết đột ngột ở trẻ sơ sinh (Sudden Infant Death Syndrome - SIDS). Ở Mỹ, hơn 80% các ca tử vong bất ngờ của trẻ em đều được xếp vào hội chứng này. 

tư thế ngủ tốt cho trẻ sơ sinh rất quan trọng

Cha mẹ cần đảm bảo bé có một tư thế ngủ an toàn để bảo vệ sức khỏe cho con yêu

Chính vì vậy, cha mẹ và người chăm sóc trẻ sơ sinh cần hiểu rõ tư thế ngủ quan trọng với bé như thế nào, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và đời sống của trẻ. Để lựa chọn một tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ sơ sinh, cha mẹ nên tham khảo hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia với các bằng chứng khoa học rõ ràng. 

Ngoài ra, việc áp dụng những kinh nghiệm truyền miệng trong dân gian có khả năng đặt trẻ vào nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ nên tránh thực hiện một số việc trong khi trẻ ngủ, cụ thể:

  •  Che kín mặt mũi của bé bằng khăn hay chăn mỏng vì việc này khiến trẻ bị nóng và nguy hiểm hơn trẻ có thể bị ngạt thở. 
  • Tránh chọn giường ngủ có đệm cho trẻ quá mềm khiến trẻ dễ bị lún sâu vào bên dưới gây ngạt thở. Nên lựa chọn loại đệm có độ phẳng ổn định, không được quá cứng mà phải có độ đàn hồi nhẹ để sự phát triển xương diễn ra khỏe mạnh và an toàn.  
  • Trong những năm tháng đầu đời, hệ thần kinh và các phản xạ bảo vệ cơ thể của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên bố mẹ không nên để trẻ nằm ngủ một mình trong phòng để hạn chế tối đa những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. 
  • Cha mẹ nên thay đổi tư thế ngủ của trẻ 10-15 phút/lần bởi nếu trẻ ngủ một tư thế cố định quá lâu như khi nằm ngửa lâu gây lép đầu vùng chẩm, nằm sấp lâu khiến trẻ khó thở… 

Những ưu - nhược điểm khi bé nằm nghiêng khi ngủ

Bé nằm nghiêng khi ngủ có ưu điểm gì?

Trẻ sơ sinh nằm nghiêng đúng cách tốt cho hệ tiêu hóa

Trẻ sơ sinh nằm nghiêng đúng cách tốt cho hệ tiêu hóa

Theo ý kiến của các chuyên gia, khi trẻ sơ sinh nằm nghiêng đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ như: 

- Giảm tình trạng sặc, trớ sữa khi ngủ, tránh gây ngạt thở ở trẻ thậm chí tránh cả tình trạng bị đột tử do sữa không may chảy vào cổ họng.

- Giảm thiểu áp lực lên tim: Khi trẻ sơ sinh ngủ nghiêng, tim sẽ giảm được áp lực tối đa từ môi trường bên ngoài. Do đó, tim trẻ khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn.

- Tốt cho hệ tiêu hóa: Sau khi ăn no trẻ sơ sinh thường sẽ đi ngủ, tư thế nằm nghiêng sẽ giảm tình trạng bụng bị chèn ép gây tức bụng dẫn đến nôn trớ.

- Chữa ngáy ở trẻ sơ sinh: Nếu con có hiện tượng ngáy mẹ cũng có thể để bé nằm nghiêng. Hiện tượng ngáy của trẻ sẽ biến mất và hô hấp cũng sẽ tốt hơn.

Trẻ sơ sinh ngủ nằm nghiêng có nhược điểm gì?

Vậy có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng? Trẻ sơ sinh ngủ nằm nghiêng có nhược điểm là gì? Các chuyên gia luôn khuyên cha mẹ nên cho trẻ sơ sinh nằm ngửa bởi đây là tư thế an toàn nhất cho trẻ khi ngủ. Mặc dù nằm nghiêng có nhiều ưu điểm nhưng thực tế, trẻ sơ sinh nằm nghiêng lúc ngủ có thể dẫn đến nhiều nguy cơ cho trẻ. Trong đó điển hình là một số rủi ro sau:

Hội chứng đầu bẹt

Những giai đoạn đầu đời, phần xương sọ của trẻ còn khá mềm. Khi trẻ sơ sinh nằm nghiêng một bên trong thời gian dài sẽ khiến áp lực tích tụ tại một bên đầu quá lâu. Khiến một bên đầu sẽ thay đổi hình dạng gây ra tình trạng bẹp đầu ở trẻ.

Nếu tình trạng bẹp đầu xảy ra ở mức độ nghiêm trọng sẽ làm hạn chế khả năng mở rộng, sự phát triển của não bộ. Trẻ sơ sinh ngủ nghiêng thường xuyên và cùng một bên cũng khiến hình dạng vành tai của trẻ thay đổi vì bị chèn ép.

Vẹo cổ

Nguyên nhân của tình trạng này là do các cơ của trẻ vẫn còn mềm, đang phát triển, khi trẻ sơ sinh nằm nghiêng sẽ khiến cơ kết nối với phần đầu rút ngắn lại gây ra tình trạng vẹo cổ.

Khi bị vẹo cổ trẻ thường có khuynh hướng nghiêng cổ về một bên đồng thời xoay mặt về bên đối diện. Nếu trẻ bị vẹo cổ bên trái, đầu trẻ sẽ nghiêng về bên trái và mặt trẻ sẽ thường xuyên xoay về bên phải. Khi bú sữa, trẻ chỉ thích nằm 1 bên vì khi xoay về bên ngược lại trẻ sẽ cảm thấy khó chịu.

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu vẹo cổ trên, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn các bài tập giãn cổ, kéo cơ để trẻ có thể phát triển bình thường trở lại.

Trẻ sơ sinh nằm nghiêng không đúng cách dẫn đến vẹo cổ

Trẻ sơ sinh nằm nghiêng không đúng cách dẫn đến vẹo cổ

Hội chứng đột tử

Đây được xem là tình trạng nguy hiểm nhất đối với trẻ sơ sinh. Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là tình trạng trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi đột ngột tử vong, thường xảy lúc ngủ mà không rõ nguyên nhân.

Theo các chuyên gia cho biết, khi trẻ sơ sinh nằm nghiêng có thể làm tăng yếu tố rủi ro gây nên đột tử ở trẻ, do ở độ tuổi sơ sinh trẻ còn quá nhỏ không thể tự xoay chuyển đầu gây nên ngạt thở ở trẻ

Trẻ sơ sinh nằm nghiêng có thể ngăn ngừa sặc sữa không?

Có nhiều mẹ thường lo lắng trẻ ngủ ở tư thế nằm ngửa có thể bị nôn ói, trào ngược làm cho trẻ bị sặc. Điều này khiến họ nghĩ rằng khi nằm nghiêng dịch từ trong miệng dễ chảy ra giúp trẻ không bị sặc. Vậy cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng có thể ngăn ngừa sặc sữa không?  

Thực tế, việc cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng để ngăn ngừa sặc sữa là không có bằng chứng. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, tư thế nằm ngửa thậm chí có thể làm giảm nguy cơ ngạt thở, sặc sữa cho trẻ. Bởi khi nằm ngửa trẻ thở dễ dàng hơn. Nếu bị trào ngược sữa từ dạ dày lên, cơ thể sẽ có phản xạ tự nhiên là ho hoặc nuốt, kể cả khi trẻ đang ngủ. Phản xạ này sẽ giúp trẻ không bị ngạt thở, sặc sữa khi sữa trào ngược lên họng.  

Lời khuyên về tư thế nằm ngủ tốt nhất cho trẻ sơ sinh

Tuy có một số ưu điểm nhất định nhưng nằm nghiêng vẫn không được xem là tư thế trẻ có thể ngủ thường xuyên. Bởi ngoài ưu điểm thì bé sơ sinh nằm nghiêng còn có vô số nhược điểm gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Do đó, nằm ngửa vẫn được xem là tư thế ngủ an toàn cho sức khỏe của trẻ. 

Cần thay đổi tư thế ngủ cho trẻ thường xuyên

Cần thay đổi tư thế ngủ cho trẻ thường xuyên

Có nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi cho trẻ nằm ngửa quá lâu cũng sẽ gây ra tình trạng bẹp phía sau đầu. Tuy nhiên, tình trạng này thường sẽ tự hết khi trẻ biết lật, tự mình thay đổi tư thế. 

Từ 4-6 tháng tuổi trẻ đã có thể biết lật sấp, lật ngửa, lăn người, lúc này mẹ không cần phải thay đổi tư thế thường xuyên cho trẻ. Vì trẻ sẽ tự thay đổi tư thế khi nằm ở một tư thế lâu khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, khi đặt trẻ ngủ mẹ vẫn cần đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa.

Nếu mẹ thấy trẻ nằm ngửa quá lâu và muốn đổi tư thế cho con thì mẹ cần lưu ý một số điều sau khi để trẻ sơ sinh nằm nghiêng:

- Nên để tay trẻ trước mặt để con không bị lật úp mặt xuống. 

- Khi trẻ đã biết lẫy mẹ chỉ cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ở bên cạnh.

- Dùng chăn, gối, gấu bông chèn sau lưng tránh bé bị lật.

Các tư thế ngủ khác có lợi hay có hại như thế nào?

Ngoài tư thế nằm nghiêng, trẻ có thể ngủ ở những tư thế khác như: nằm ngửa hoặc nằm sấp.

Nằm ngửa là tư thế ngủ tự nhiên của mọi đứa trẻ. Ở tư thế này, bé hoàn toàn có cảm giác thoải mái, thả lỏng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, vệ sinh thân thể cho bé đồng thời hỗ trợ việc hô hấp do đường thở được giữ thông thoáng. 

Khi trẻ ngủ ở tư thế nằm ngửa hai cánh tay mở rộng, khuỷu tay gấp và hướng lên phía đầu, hai chân gập nhẹ ở gối và đùi. Để giữ vùng hầu họng được thông thoáng và duy trì trực thẳng của đường thở trên cha mẹ nên đặt một chiếc gối móng ở dưới vai trẻ. 

Mặc dù nằm ngửa rất tốt cho hệ hô hấp của trẻ nhưng nếu trẻ ngủ cố định ở tư thế này trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến cho đầu trẻ dễ bị biến dạng do lép vùng chẩm, ảnh hưởng đến hình dạng đầu khi trưởng thành. 

các chuyên gia khuyến cáo không nên cho trẻ nằm sấp khi ngủ thường xuyên

Tư thế ngủ nằm sấp không tốt cho trẻ sơ sinh

Đối với tư thế nằm sấp có nhiều trẻ sơ sinh thích tư thế này vì tạo được cảm giác an toàn và ấm cúng. Đây là tư thế được xem như gần giống với tư thế mà trẻ nằm trong tử cung của mẹ trước khi chào đời khiến bé có cảm giác được bảo vệ. Nằm sấp còn là tư thế giúp hạn chế sự nôn trớ thức ăn và dịch tiêu hóa từ dạ dày ngược lên thực quản, kích thích sự phát triển của trẻ do thúc đẩy trẻ xoay ngừa, vận động, lật ngửa… 

Trẻ nằm sấp khi ngủ nên để chân gập vào bụng một góc không quá 90 độ, hai tay đặt ở 2 bên một cách thoải mái nhất. Tuy nhiên, đây là tư thế mà các chuyên gia khuyến cáo không nên cho trẻ nằm thường xuyên vì có thể khiến trẻ dễ bị ngạt thở, gây nóng do mồ hôi tích tụ ở các lớp da và khó bay hơi đồng thời trẻ ngủ ở tư thế nằm sấp cũng khiến cha mẹ khó phát hiện được các dấu hiệu bất thường. 

Có thể thấy, trẻ sơ sinh nằm nghiêng đầu sang một bên sẽ không có vấn đề gì nếu mẹ thường xuyên đổi tư thế nằm cho trẻ. Tuy vậy, để trẻ có giấc ngủ ngon, không ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển mẹ nên cho trẻ nằm ngửa; tránh để bé nằm sấp. 

Nếu có những biểu hiện bất thường trong giấc ngủ cũng như nghi ngờ trẻ bị vẹo cổ, cha mẹ hãy đến trực tiếp Khoa nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được đội ngũ y bác sĩ được đào tạo bài bản nổi tiếng trong nước và nước ngoài thăm khám, điều trị kịp thời. Để được tư vấn thêm quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

6,268

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám