Tư thế nằm sau chuyển phôi giúp thai nhi phát triển tốt
Trong thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), chuyển phôi bao gồm hút phôi vào một ống nhựa nhỏ (được gọi là catheter). Sau đó ống nhựa này được đưa vào tử cung của người phụ nữ và phôi được đặt vào trung tâm tử cung. Ở giai đoạn tư thế nằm sau chuyển phôi, người phụ nữ không chỉ nên chú ý đến những gì mình ăn để phôi bám tốt. Hơn nữa, phải chú ý đến cách nằm sau khi chuyển phôi để tránh gây căng thẳng lớn đến thai nhi.
Tư thế nằm ngủ ngay sau khi chuyển phôi
Nhiều phụ nữ nghĩ rằng họ nên nằm càng thoải mái càng tốt sau khi chuyển phôi. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên phụ nữ nên nằm thẳng và khép hai chân lại với nhau. Cẩn thận về nhà nghỉ ngơi khoảng 4 đến 6 tiếng đồng hồ. Nếu trường hợp ở quá xa nhà, bạn có thể ở lại bệnh viện để theo dõi từ hai đến ba ngày.
Tăng tỉ lệ đậu thai thông qua tư thế nằm sau khi chuyển phôi
14 ngày đầu thai kỳ - Tư thế nằm sau chuyển phôi quan trọng
Từ ngày thứ 14 sau chuyển phôi, tư thế nằm rất quan trọng. Tư thế nằm có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Ở giai đoạn này, phôi phải liên tục di chuyển để tìm vị trí thuận lợi nhất để bám vào tạo tổ. Nếu tư thế ngủ của mẹ không đúng sẽ rất dễ ảnh hưởng đến phôi thai.
Theo các bác sĩ sản khoa khi trả lời câu hỏi, vào giai đoạn hai nên có tư thế nằm như thế nào là thích hợp nhất? Chị em nên nằm nghiêng về bên trái trong tư thế nằm ngửa, chân trái co, chân phải thẳng. Ngoài ra, có thể kê thêm vài chiếc gối mềm sau lưng, giữa 2 đầu gối để người mẹ cảm thấy thoải mái nhất.
Lưu ý: Trong 14 ngày đầu mẹ bầu nên nghỉ ngơi và không nên làm việc. Hạn chế di chuyển đi lại, đặc biệt kiêng tuyệt đối đi bậc thang hay những nơi phải bước cao, không ngồi xe máy, không vác vật nặng nề. Không được sử dụng các chất kích thích như trà, cafe, rượu bia, thuốc lá…, không dùng mỹ phẩm chăm sóc da kể cả sữa rửa mặt, nước hoa. Thực đơn hàng ngày cần được ăn uống điều độ và đủ chất. Sau 14 ngày đầu dùng que thử thai hoặc thử máu có kết quả, bà bầu lúc này mới nên vận động nhẹ nhàng.
Tư thế nằm 14 ngày đầu của thai kỳ cực kỳ quan trọng
Trong 3 tháng đầu thai kỳ
Kết quả beta thành công hay không sẽ có vào ngày thứ 14. Trong ba tháng đầu của thai kỳ, sau khi chuyển phôi bạn sẽ nằm nghỉ để cơ thể cảm thấy thoải mái nhất có thể. Các mẹ có thể nằm ngửa cùng gác chân lên gối và thả lỏng toàn thân. Không nằm ép bụng mà hãy giữ cho phần bụng luôn trong trạng thái thoải mái.
3 tháng giữa sau chuyển phôi nên nằm tư thế nào?
Khi bắt đầu bước vào giai đoạn giữa của thai kỳ, bà bầu sẽ bớt mệt mỏi dần và làm quen với em bé nằm trong bụng. Tuy nhiên, nhiều thay đổi vẫn xảy ra trong thời gian này khiến nhiều chị em vẫn còn băn khoăn khi ngủ, không biết nên nằm thế nào sau khi chuyển phôi để tốt cho thai nhi. Giai đoạn này, tử cung mở rộng, cơ hoành thu hẹp lại, hơi thở cũng trở nên ngắn và nông hơn khiến mẹ bị ợ chua, khó ngủ.
Lúc này, các chị em nên cẩn thận bảo vệ dạ dày của mình vì dạ dày đã lớn dần lên. Tránh những cú sốc bên ngoài ảnh hưởng đến tinh thần của cả mẹ và bé. Phụ nữ nên ngủ nghiêng về bên trái, kê cao đầu gối để tránh trào ngược axit dạ dày. Nếu cảm thấy khó chịu, bạn có thể kê một chiếc gối nhỏ dưới lưng để giảm bớt áp lực cho bụng bầu. Đặc biệt chị em không nên ăn quá no trước khi đi ngủ. Thực đơn hàng ngày tránh những thức ăn nhiều dầu mỡ để đảm bảo giấc ngủ ngon hơn.
Tư thế nằm trong 3 tháng giữa của thai kỳ sau khi chuyển phôi
Nằm nghiêng ở 3 tháng cuối - Tư thế nằm sau khi chuyển phôi thoải mái
Giai đoạn 3 tháng cuối được coi là một trong những "giai đoạn canh đêm" thường xuyên. Bụng mẹ đã to lên rất nhiều, thai nhi trong bụng cử động liên tục dẫn đến việc đi tiểu nhiều. Nhất là ban đêm phải thức dậy để đi tiểu, đau lưng, mỏi hông, chuột rút đều là những nguyên nhân khiến mẹ bị mất ngủ khi mang thai.
Trong khi đó, bà bầu nên ngủ như thế nào khi mang thai vào 3 tháng cuối rất quan trọng. Ba tháng cuối sau chuyển phôi rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Mẹ nên nằm nghiêng bên trái để không ảnh hưởng đến thai nhi, đồng thời có được giấc ngủ ngon.
Một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy nằm nghiêng bên trái sẽ giúp ích cho thai nhi không bị chèn ép. Sau khi hình thành bào thai, cơ thể bé không gây áp lực lên mạch máu của mẹ. Điều này thúc đẩy quá trình lưu thông máu và cải thiện quá trình trao đổi chất dinh dưỡng giữa mẹ và con.
3 tháng cuối của thai kỳ bạn nên nằm nghiêng tốt cho thai nhi
Các câu hỏi liên quan đến tư thế nằm sau chuyển phôi
Sau khi chuyển phôi để giúp các chị em dễ dàng thoải mái đi sâu vào giấc ngủ. Đồng thời, tư thế nằm tốt cho cả mẹ và bé diễn ra như thế nào? Dưới đây là câu trả lời giải đáp những thắc mắc của chị em về tư thế nằm sau chuyển phôi.
Sau chuyển phôi nằm một chỗ có sao không?
Một số kinh nghiệm dân gian cho rằng, sau khi chuyển phôi người mẹ phải nằm yên để phôi dễ bám vào. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc vận động nhẹ nhàng giúp máu lưu thông tốt, đều đặn đến tử cung. Từ đó giúp cải thiện quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng và hormone đến phôi thai.
Chị em có thể tham khảo cách tập thể dục của các bà bầu mang thai tự nhiên. Một số chị em cho rằng: Mang thai thụ tinh không giống như mang thai bình thường, cơ thể mình yếu hơn người bình thường. Không hoàn toàn là như vậy, vì khi đã cấy phôi thai vào tử cung, từ tam cá nguyệt thứ 2 thì tất cả quá trình phát triển của thai nhi sẽ diễn ra tương tự như mang thai tự nhiên. Sự khác biệt duy nhất so với thai tự nhiên là trong tam cá nguyệt thứ nhất, bạn phải dùng thuốc để cung cấp chất dinh dưỡng cho em bé. Vì vậy, bác sĩ khuyên chị em không nhất thiết phải nằm nghỉ trên giường trong và sau quá trình chuyển phôi. Thay vào đó, có thể vận động nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu đến được các cơ tử cung, thai nhi cũng sẽ phát triển khỏe mạnh tốt hơn.
Sau khi chuyển phôi nên vận động nhẹ nhàng mới tốt cho cả mẹ và bé
Sau chuyển phôi có nên ngồi nhiều không?
Trong giai đoạn sau chuyển phôi, quá trình làm tổ và phát triển trong tử cung của người mẹ bắt đầu. Do đó, các chuyên gia khuyên phụ nữ nên nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng để ổn định phôi thai và trong giai đoạn đầu phát triển. Chị em không nên ngồi nhiều sau khi chuyển phôi. Ngồi lâu khiến chị em dễ bị căng thẳng, lo lắng và suy nghĩ tiêu cực; đặc biệt làm tăng nguy cơ bị máu đông, cục máu đông hay một số biến chứng như:
- Dễ táo bón: Ngồi nhiều làm tăng áp lực lên khung xương chậu, đồng thời làm rối loạn quá trình lưu thông máu ở các tĩnh mạch vùng bụng. Ngoài ra, ngồi nhiều làm giảm quá trình lưu thông máu, làm suy yếu hệ tiêu hóa và dẫn đến các triệu chứng như: khó tiêu, đầy bụng và táo bón. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, làm tăng áp lực ở tĩnh mạch hậu môn và trực tràng. Dễ dàng tạo điều kiện hình thành và phát triển các búi trĩ, việc ngồi lâu cũng gây ra những cơn đau do bệnh trĩ.
- Ảnh hưởng đến cột sống: Ngồi lâu cũng gây ra những khó chịu cho chị em. Phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh về cột sống như: biến dạng cột sống, gù lưng, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống,… Nguyên nhân là do ngồi nhiều làm tăng áp lực lên cột sống, xương khớp. Hơn nữa, làm quá tải một số dây chằng khi phải chịu đựng trong thời gian dài. Các chuyên gia cũng cho rằng ngồi nhiều làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
Sau khi chuyển phôi không nên ngồi nhiều dễ mắc các bệnh táo bón, trĩ
Giai đoạn sau khi chuyển phôi khiến nhiều chị em lo lắng gây ra tâm lý không ổn định, thường xuyên có những lo lắng bồn chồn. Vì thế mà các câu hỏi về tư thế nằm sau chuyển phôi luôn khiến chị em phải quan tâm, nằm như thế nào cho đúng cách? Thông qua các thông tin hữu ích trong bài viết này, hy vọng bạn đã có cho mình lời giải đáp về tư thế nằm sau chuyển phôi.
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông luôn đồng hành cùng các chị em trong quá trình đón con chào đời. Bạn có thắc mắc muốn giải đáp hay có nhu cầu dùng phương pháp IVF- thụ tinh trong ống nghiệm, vui lòng liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ. Đa khoa Phương Đông chúc bạn sớm có tin vui nhanh chóng tiến gần hơn đến ngày con chào đời!