Tụt núm vú là gì?
Tụt núm vú là hiện tượng núm vú bị kéo tụt vào trong thay vì hướng ra phía ngoài. Bởi vậy mà tình trạng này cũng có thể được gọi là đảo ngược núm vú, co rút núm vú hoặc lộn núm vú.
Tụt núm vú có thể do bẩm sinh hoặc phát sinh do chấn thương hoặc yếu tố bệnh tật. Ngoài ra, tình trạng viêm, có sẹo ở các mô phía sau núm vú cũng có thể là nguyên nhân khởi phát hiện tượng này.
Hình ảnh tụt núm vú
Để kiểm tra xem bản thân có thực sự bị tụt núm vú không, chị em có thể thực hiện bài test như sau:
- Đứng trước gương và cởi bỏ toàn bộ áo, kể cả áo ngực.
- Đặt ngón cái và ngón trỏ của tay thuận ở hai bên vầng vú sau đó nhấn vào khoảng 2,5 cm dưới đầu ti. Lúc này, cần làm chắc tay những thao tác nên nhẹ nhàng để không làm tổn thương vú.
- Nếu như núm vú của bạn nhô ra thì là hiện tượng bình thường. Ngược lại, nếu nó bị co nhỏ lại hoặc biến mất thì đâu là dấu hiệu cho thấy bạn bị tụt núm vú.
Nguyên nhân tụt núm vú
Tụt núm vú có thể xuất hiện ở bất cứ phụ nữ nào, không phân biệt tuổi tác. Khi đã thấy hiện tượng này từ khi dậy thì thì đây gọi là bẩm sinh. Trường hợp tụt núm vú do bẩm sinh rất thường gặp, chiếm tới 10% trong nữ giới.
Ngoài ra, tụt núm vú hay vòng 1 không có núm cũng có thể khởi phát do một số bệnh lý như:
- Nhiễm trùng tuyến vú hay còn gọi là viêm vú do vi khuẩn tấn công.
- Giãn ống tiết sữa ở phụ nữ mang thai. Đây là hiện tượng giãn nở bất thường của một ống trong mô vú.
- Áp xe dưới quầng vú có thể khiến núm vú bị tụt.
- Biến chứng sau khi thực hiện phẫu thuật vú.
- Ung thư vú.
Nhiễm trùng tuyến vú có thể khiến núm vú bị tụt
Các mức độ tụt núm vú
Biểu hiện của tụt núm vú có sự khác nhau ở từng mức độ, cụ thể:
- Mức độ I: Núm vú bị tụt nhưng có thể kéo ra dễ dàng và duy trì được được khả năng nhô ra rất lâu mà không cần kéo liên tục. Bạn cũng có thể chỉ cần kích thích nhẹ nhàng vùng quầng vú hay véo nhẹ vùng niêm mạc quầng vú này cũng có thể làm núm vú nhô ra. Trong trường hợp này thường không có sự thiếu hụt mô tuyến, không có viêm, hay u xơ tuyến vú… Để khắc phục tình trạng tụt núm vú mức độ này có thể bạn chỉ cần dùng tay kéo núm vú ra thường xuyên, liên tục, cho con bú,...
- Mức độ II: Biểu hiện của tụt núm vú lúc này chỉ mới ở mức độ bình thường, bạn vẫn có thể kéo được ra tuy nhiên không quá dễ dàng. Bên cạnh đó, ngay sau khi kéo ra, núm vú lại tiếp tục có xu hướng tụt trở lại như cũ. Trong trường hợp này nếu như việc áp dụng các biện pháp thông thường không hiệu quả thì chị em cần thực hiện phẫu thuật.
- Mức độ III: Núm vú tụt cấp độ 3 sẽ bị lõm hẳn vào trong, rất khó kéo ra ngoài và thậm chí là thể không thể. Tình trạng này thường khởi phát do nguyên nhân ngắn tuyến sữa, thiếu hụt tổ chức mô liên kết tuyến vú, viêm nhiễm, u xơ tuyến vú. Trong trường hợp này, chị em bắt buộc phải sử dụng phương pháp phẫu thuật để kéo núm vú ra ngoài. Tùy mức độ, cũng như tính chất mô tuyến vú bên dưới mà bác sĩ sẽ có mức độ can thiệp khác nhau. Việc can thiệp phẫu thuật trong trường hợp sẽ ảnh hưởng ít nhiều, thậm chí làm mất hoàn toàn khả năng tiết sữa sau này.
Khi nào núm vú bị tụt gây nguy hiểm?
Hầu hết tình trạng núm vú bị tụt bẩm sinh đều không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ, chị em vẫn có thể can thiệp điều trị.
Tụt núm vú nếu khởi phát do bệnh lý sẽ rất nguy hiểm
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu phụ nữ đã bước qua tuổi 50 mà có dấu hiệu tụt núm vú thì có thể đây là do nhiễm trùng hoặc mắc một căn bệnh nào đó. Cụ thể:
- Ung thư vú: Trong một số trường hợp, bệnh ung thư vú còn là nguyên nhân khởi phát hiện tượng này. Bởi vậy khi thấy núm vú hoặc vùng ngực bị dị dạng bất thường, chị em hãy đi tầm soát ung thư ngay lập tức.
- Paget vú: Phụ nữ qua 50 tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh Paget vú. Đây là một loại ung thư hiếm gặp có triệu chứng điển hình là núm vú và quầng vú xuất hiện mảng đỏ giống vảy nến hoặc chàm. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là sự mở rộng tới lớp biểu bì của tế bào ung thư biểu mô ống tuyến bên dưới của vú. Bởi vậy khi bị bệnh này, chị em cũng có thể bị tụt núm vú.
- Giãn ống tuyến vú: Bệnh lý này khiến cho núm vú tiết dịch trắng đục, hơi xanh hoặc đen. Bên cạnh đó, núm vú cũng bị mềm, đỏ, tụt vào trong và hơi sưng. Phụ nữ đã mãn kinh là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Paget vú.
- Áp xe vú: Trong trường hợp núm vú bị tụt kèm hiện tượng chảy mủ khi nhấn vào hay dễ bị trầy xước kèm hiện tượng sốt thì có thể chị em đã đã bị một chứng nhiễm trùng có tên áp-xe vú. Bệnh lý này thường xuất hiện ở các phụ nữ đang không cho con bú.
Tóm lại, chị em cần thăm khám bác sĩ ngay khi núm vú bị tụt có kèm các biểu hiện sau đây:
- Núm vú bị tiết dịch bất thường, chẳng hạn như tiết sữa khi bạn không có thai hoặc đang không cho con bú, dịch tiết ra có màu vàng, xám hoặc máu,....
- Dùng tay sờ thì nhận thấy có khối ở vùng vú.
- Nổi hạch tại khu vực cổ, nách, bẹn,...
- Viêm loét núm vú bất thường.
- Có cảm giác khó chịu hoặc đau tức vùng vú.
- Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân.
- Thay đổi hình dạng cũng như kích thước của vú.
Tụt núm vú kèm hiện tượng chảu dịch bất thường là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vú
Hiện tượng phụ nữ cho con bú bị tụt núm vú
Hiện tượng phụ nữ cho con bú bị tụt núm vú chủ yếu xuất phát do sự ngắn của các ống tuyến sữa, thiểu sản hoặc thiếu hụt các tổ chức liên kết tuyến vú. Một số trường hợp khác gặp phải tình trạng này là do sự teo các tổ chức tuyến vú và tổ chức liên kết tuyến vú sau sinh.
Tuy nhiên, bạn cũng không loại trừ các nguyên nhân bệnh lý như viêm nhiễm, khối u tuyến vú gây co kéo làm ngắn các ống tuyến vú. Do vậy, với các trường hợp phụ nữ cho con bú bị tụt núm vú cần thiết phải được thăm khám kỹ càng để loại trừ các trường hợp bị viêm nhiễm, u tuyến vú,...
Vậy phụ nữ bị tụt núm vú có cho con bú được hay không? Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp, mẹ bỉm sữa hoàn toàn có thể nuôi con bằng sữa mẹ do dù đầu ti có bị tụt hay không. Nguyên nhân là do bộ phận này bị tụt nhưng chức năng của bầu vú vẫn bình thường. Điều này đồng nghĩa với việc tuyến sữa cũng không bị ảnh hưởng và hoạt động sản xuất sữa vẫn tiết ra đều. Tất nhiên, quá trình cho con bú của một bà mẹ bị tụt núm vú cũng trải qua những trở ngại nhất định. Cụ thể:
- Bé khó khăn trong việc bú sữa mẹ: Việc đầu ti quá phẳng, bị tụt vào trong hay quá to đều khiến bé khó ngậm ti hơn và dễ bị tuột ra ngoài. Tình trạng này nếu kéo dài lâu này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ do không thể bú đủ lượng sữa cần thiết.
- Dễ bị tắc sữa: Đầu ti bị thụt sâu vào trong khiến chị em đang cho con bú có nguy cơ cao bị tắc sữa. Lúc này, sữa không thể tiết ra được khi em bé thực hiện động tác bú, thậm chí là dùng máy hút sữa. Hiện tượng tắc tia sữa diễn ra lâu ngày không chỉ làm cho chị em đau nhức, dễ bị viêm ngực mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Phụ nữ sau sinh bị tụt núm vú khiến trẻ khó khăn hơn trong việc bú sữa
Các phương pháp điều trị núm vú tụt hiệu quả
Việc áp dụng phương pháp nào để điều trị tụt núm vú phụ thuộc vào hai yếu tố chính là:
- Mức độ tụt núm vú.
- Nguyên nhân gây tụt núm vú.
Dù khởi phát do nguyên nhân nào đi chăng nữa thì khi thấy có dấu hiệu tụt núm vú thì chị em cũng nên tới bệnh viện để kiểm tra ít nhất một lần. Tại đây, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các biện pháp điều trị phù hợp.
Trong trường hợp hiện tượng núm vú bị tụt khởi phát do nguyên nhân bệnh lý thì việc điều trị là bắt buộc để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Tùy vào loại bệnh cũng như tình trạng bệnh mà chị em có thể chỉ cần can thiệp ngoại khoa hoặc phẫu thuật.
Trong trường hợp tụt núm vú bẩm sinh, tùy vào các cấp độ tụt mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp khắc phục sau:
Dùng kĩ thuật Hoffman điều trị tụt núm vú
Kỹ thuật Hoffman là một bài tập tại nhà giúp chị em tự điều trị tụt núm vú tại nhà bằng tay hiệu quả. Các bước thực hiện như sau:
- Đặt cả 2 ngón tay cái vào phần gốc của núm vú.
- Nhấn mạnh 2 ngón tay cái vào mô vú. Tiếp đó dần dần tách ngón tay ra xa khỏi gốc núm vú.
- Thực hiện các bước trên với bên vú còn lại nếu bị tụt núm vú cả hai bên.
Hình ảnh minh họa kĩ thuật Hoffman điều trị tụt núm vú
Các bác sĩ khuyên chị em nên thực hiện kỹ thuật Hoffman 5 phút/lần với mỗi bên vú và áp dụng đều đặn 2 lần/ngày. Theo thời gian, núm vú sẽ hướng ra ngoài thường xuyên hơn. Nếu vẫn chưa rõ về kỹ thuật này, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
Massage đầu vú
Massage đầu vú được xem là biện pháp chữa tụt núm vú cực kỳ đơn giản, hiệu quả. Việc thực hiện động tác này thường xuyên sẽ giúp ngực cũng như đầu ti to lên đáng kể.
Cách thực hiện:
- Sau khi tắm xong, chị em hãy dùng 1 tay nâng bầu vú lên, tay còn lại 1 thì bôi dầu dừa lên và thực hiện động tác massage xoay tròn theo chiều từ ngoài vào trong đến cho đến khi đầu vú hướng ra ngoài.
- Thực hiện động tác trên mỗi lần 5- 7 phút cho đến khi đầu vú giữ nguyên trạng thái cương cứng thì mới ngừng lại.
- Với cách massage này, bác sĩ khuyên chị em nên áp dụng từ 2 – 3 lần/tuần để có hiệu quả tốt nhất.
- Trong trường hợp chỉ bị tụt núm vú ở mức độ nhẹ thì khi mang thai từ tháng thứ 7 trở đi thì mỗi ngày khi đi tắm chị em cần rửa sạch 2 đầu vú bằng nước lạnh và kéo nhẹ chúng. Việc này vẫn có thể làm cải thiện tình trạng trên một cách hiệu quả. Chú ý, tuyệt đối không được vê hay kích thích mạnh núm vú bới nó rất dễ làm tăng nguy cơ đẻ non.
Cách làm nhũ hoa nhô lên bằng miếng bảo vệ núm vú
Miếng bảo vệ nhũ hoa được bày bán rất nhiều ở các cửa hàng dành cho cho mẹ và bé hoặc các trang thương mại điện tử. Nó là một dụng cụ dạng đĩa tròn, mềm và mỏng có một lỗ nhỏ ở giữa để đẩy núm vú ra phía ngoài.
Miếng dán sẽ tạo áp lực nhất định lên núm vú để giữ nó nhô ra. Đáng chú ý, cả hai phái đều có thể sử dụng dụng cụ này. Ngoài ra,nó còn có thể kích thích tiết sữa đối với phụ nữ đang cho con bú.
Hình ảnh miếng dán bảo vệ núm vú
Cách sử dụng:
- Úp miếng bảo vệ núm vú lên ngực và điều chỉnh sao cho đầu ti của bạn nằm ở vị trí lỗ nhỏ.
- Bạn hãy đeo miếng bảo vệ núm vú dưới lớp áo ngực.
- Trong trường hợp phải cho con bú thì bạn hãy đeo miếng dán này trước 30 phút.
Chú ý:
- Các mẹ bỉm sữa không nên đeo miếng dán núm vú liên tục cả ngày và trong nhiều ngày.
- Hãy vệ sinh miếng dán với nước nóng trước và sau khi sử dụng.
- Rửa sạch núm vú trước khi cho con bú để loại bỏ keo dính còn dư lại sau khi đeo miếng bảo vệ.
- Kiểm tra kĩ bầu ngực trong suốt quá trình sử dụng miếng dán bảo vệ núm vú vì người có cơ địa nhạy cảm rất dễ bị dị ứng và gây phát ban.
- Chỉ mua miếng dán bảo vệ núm vú ở cửa hàng uy tín.
Sử dụng máy hút sữa khắc phục tình trạng tụt núm vú
Chị em hoàn toàn có thể dùng máy hút sữa để hút núm vú ra, sau đó dùng đầu ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa để kéo nó kéo ra. Cuối cùng là tiến hành massage đầu vú như trên.
Các chị em nên mua máy hút sữa tại các cơ sở uy tín và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Vì đầu ti là vùng khá nhạy cảm, có thể bị đau khi dùng sản phẩm này không đúng cách hoặc dùng quá nhiều. Trên thực tế, đây cũng chỉ là dụng cụ hỗ trợ, và cần khá nhiều thời gian dài để kéo hình dạng núm vú của bạn trở về trạng thái bình thường.
Dùng ống tiêm kéo núm vú bị thụt
Dùng ống tiêm kéo núm vú bị tụt là phương pháp còn khá ít người biết đến. Tuy nhiên, nó lại mang hiệu quả cực cao.
Cách làm ống tiêm kéo núm vú bị tụt
Với các điều trị tụt núm vú này, bạn cần thực hiện theo bước sau:
- Chuẩn bị xi lanh 10ml sạch, không có kim tiêm. Chú ý kích cỡ của ống tiêm còn phụ thuộc vào độ lớn núm vú của bạn.
- Dùng kéo sạch và sắc để cắt ống tiêm ngay vạch 0ml. Tiếp đó, tháo pít tông ra và gắn lại ở phía đầu vừa cắt rồi nhấn nó vào sâu trong xy lanh.
- Áp đầu ống tiêm không cắt lên núm vú và kéo pít tông ra để cho núm vú nhô lên. Chú ý, không nên dùng lực kéo quá mạnh để tránh khiến đầu ti bị tổn thương.
- Trước khi tháo xilanh ra bạn, chị em hãy nhấn pít tông vào trong một chút để dễ dàng thực hiện thao tác này hơn.
- Khi bạn đã kéo đầu ti bằng ống xi lanh xong, bạn cần tháo rời các phần ra rồi vệ sinh bằng nước nóng và xà phòng.
Ngoài ra, nếu không muốn sử dụng ống tiêm tự chế, chị em cũng có thể tìm mua Evert-It. Đây là một thiết bị y tế cũng có thiết kế và tác dụng tương tự.
Sử dụng máy Niplett
Máy Niplett là một thiết bị có tác dụng làm dài ống dẫn sữa thông qua việc kéo đầu ti trong một khoảng thời gian dài. Loại máy này có cấu tạo nhỏ, trong, làm bằng chất liệu nhựa và có thể đeo trên ngực dưới lớp áo.
Cách làm nhũ hoa nhô lên bằng máy Niplett:
- Rửa sạch đầu vú và lau khô.
- Bôi một ít dầu dưỡng lên đầu vú và máy Niplett.
- Gắn xilanh vào đầu hở ra của van máy và nhấn mạnh.
- Áp máy Niplett vào đầu ngực bằng một tay và dùng tay còn lại để kéo xilanh. Chú ý đừng kéo quá mạnh vì bạn núm vú của bạn có thể bị đau.
- Khi núm vú đã nhô ra ngoài cũng là lúc chị em cần gỡ máy ra. Giữ phần van và gỡ xilanh thật cẩn thận, nhẹ nhàng. Đây là bước rất dễ làm không khí vào ống khiến xilanh bị rớt ra. Bởi vậy, để tháo được dễ dàng bạn phải đẩy xilanh vào van nhằm phá vỡ môi trường chân không.
- Áp dụng cách kéo đầu vú bị tụt bằng máy Niplett trong khoảng 1 giờ và từ từ tăng thêm 1 tiếng mỗi ngày. Tiếp tục tăng tần suất sử dụng kỹ thuật này tới khi bạn đạt 8 tiếng hàng ngày.
Máy Niplett giúp điều trị tụt núm vú
Chú ý:
- Không nên đeo máy Niplette cả ngày.
- Trong khoảng thời gian 3 tuần sau khi sử dụng máy Niplett sẽ thấy hiệu quả. Bởi vậy chị em cần phải kiên trì.
Dùng cốc dẻo kéo núm vú bị thụt
Cốc dẻo kéo núm vú bị tụt được bày bán rất nhiều trên mạng. Đây là dụng cụ có thể khắc phục tình trạng thụt đầu vú vĩnh viễn chỉ trong vài tuần.
Cách thực hiện:
- Căn chỉnh cốc vào núm vú và bóp đáy cốc. Cũng tại bước này, chị em cần ấn cốc một cách nhẹ nhàng vào đầu ti của bạn. Việc này sẽ góp phần tạo một áp lực nhẹ để kéo đầu vú ngược vào trong cốc. Nếu bạn muốn cốc vừa vặn hơn với núm vú thì hãy thoa một ít kem trị nứt, chẳng hạn như USP lên đầu ti hay lên cốc.
- Những người mới dùng cần đeo cốc trong khoảng 15 phút vào ngày đầu tiên. Nếu như kỹ thuật này không gây đau đớn hay khó chịu gì thì chị em tăng thời gian sử dụng dụng cụ này lên 4 tiếng mỗi ngày.
Chú ý: Nhiều người có thể đeo cốc dẻo ở dưới lớp áo lót mà không làm xô lệch cốc hoặc có cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, nếu chị em gặp phải vấn đề như cốc bị bẹp hoặc rớt ra thì tốt nhất hãy dùng thêm miếng bảo vệ ngực.
Phẫu thuật ỏ khuyên kéo nhũ hoa nhô lên tại cơ sở y tế uy tín
Những người bị tụt núm vú hoặc núi đôi không có núm cũng có thể cần can thiệp phẫu thuật xỏ khuyên nếu như các biện pháp thông thường trên không mang lại hiệu quả. Phương pháp điều trị này có thể khắc phục hiệu quả tình trạng núm vú bị tụt mà không làm ảnh hưởng ống dẫn sữa cũng như khả năng cho con bú sau này.
Phẫu thuật xỏ khuyên giúp kéo núm vú bị tụt
Phẫu thuật xỏ khuyên kéo nhũ hoa được xem là loại phẫu thuật ngoại trú ngắn hạn nên chị em sẽ được về nhà trong ngày và sinh hoạt bình thường vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, bạn cũng có thể gặp phải một số rủi ro như:
- Thiểu dưỡng núm vú sau khi thực hiện phẫu thuật gây hoại tử núm: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự can thiệp rộng và thô bạo vào các tổ chức mô nuôi dưỡng núm vú. Ngoài ra, việc khâu cố định núm vú quá chặt cũng làm tắc các nguồn nuôi dưỡng tới phần núm vú. Biến chứng này thường chỉ xảy ra khi tay nghề bác sĩ kém và với các trường hợp núm tụt độ III.
- Các rủi ro khác: Gồm núm tụt trở lại; nhiễm trùng; chảy máu núm vú, tổn thương mô tuyến; sẹo, 2 núm vú không cân đối, giảm khả năng tiết sữa, mất cảm giác ở vú.
Bởi vậy để được điều trị tụt núm vú hiệu quả bằng phương pháp phẫu thuật an toàn, hiệu quả, chị em nên liên hệ tới các cơ sở y tế có trình độ chuyên môn về lĩnh vực này. Có như vậy các biến chứng có thể xảy ra mới được hạn chế tối đa.
Ngoài ra, chị em cũng cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trước và sau phẫu thuật. Nếu như bạn phải đeo băng sau phẫu thuật thì tốt nhất hãy thay băng mỗi ngày và sát trùng vết thương. Nếu thấy các dấu hiệu lạ như đau, bầm, sưng và khó chịu tại vị trí núm vú thì hãy liên hệ bác sĩ ngay.
Như vậy, tụt núm vú có thể do bẩm sinh hoặc khởi phát do nguyên nhân bệnh lý, trong đó có ung thư vú. Bởi vậy khi thấy hiện tượng này, chị em cần tới bệnh viện để thăm khám bác sĩ ngay, nhằm tránh tối đa các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe sau này.