Tuyến giáp và các bệnh lý tuyến giáp

Phạm Duyên

14-03-2022

goole news
16

Chỉ trong vài năm qua, số lượt bệnh nhân đến khám các bệnh lý tuyến giáp đã tăng lên nhiều lần. Chuyên gia Y tế cảnh báo người dân cần trang bị những hiểu biết nhất định về tuyến giáp cũng như các bệnh lý tuyến giáp; từ đó hình thành thói quen sống tích cực để tự bảo vệ mình.

Tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một trong những tuyến nội tiết lớn nhất, nắm giữ nhiều chứng năng quan trọng của cơ thể nhưng không phải ai cũng biết rõ. Chức năng chính của tuyến giáp là tiết ra một số hormone kiểm soát quá trình trao đổi chất. Cụ thể gồm Thyroxine (hay còn gọi là T4 vì có 4 phân tử iodo trong thành phần), hormone Tri-iodo-thyronine (hay gọi là T3 vì có 3 phân tử iodo).

Tuyến giáp nằm ở đâu? 

Với hình dạng giống như con bướm, tuyến giáp nằm ngay phía trước phần cổ được bao phủ bởi các cơ thịt và da. Phía sau tuyến giáp là khí quản. Nói về vị trí tuyến giáp để dễ hình dung thì nó ở khu vực tương đương đốt sống cổ thứ 5 đến đốt sống ngực đầu tiên.  

Hình ảnh tuyến giáp và vị trí của tuyến giáp

Hình ảnh tuyến giáp và vị trí của tuyến giáp.

Tuyến giáp bao gồm 2 thùy: Thùy trái và thùy phải, được nối liền với nhau bởi eo tuyến giáp. Khối lượng của tuyến này trung bình đạt khoảng từ 10 - 20gr.  

Tuyến giáp có chức năng gì? 

Như đã nói ở trên, tuyến giáp là nơi sản xuất ra các hormone lớn nhất, nắm giữ nhiều chức năng của cơ thể. Và chức năng chính của hormon tuyến giáp thường được nhắc tới là:  

  • Hormone tuyến giáp giúp làm tăng hoạt động tế bào, thúc đẩy quá trình chuyển hóa glucid nâng mức đường huyết, đồng thời, tăng cường chuyển hóa lipid tạo thành năng lượng để cơ thể hoạt động bình thường.  
  • Tuyến giáp khỏe mạnh sẽ góp phần tăng lưu lượng máu qua tim, tăng hô hấp nhằm cung cấp lượng oxy dồi dào cho sự chuyển hóa tại các mô cơ quan.  
  • Tuyến giáp cần thiết và tăng cường cho sự phát triển của mô não, hệ thần kinh trung ương. 
  • Điều chỉnh sự trao đổi chất đạm, carbohydrate và chất béo ở bào thai, trẻ sơ sinh và người lớn giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển. 
  • Tác động tới hoạt động tuyến sữa, tuyến sinh dục. 
  • Duy trì sự ổn định của lượng canxi trong máu.

Sơ đồ quá trình sản xuất hormone ở tuyến giáp.

Sơ đồ quá trình sản xuất hormone ở tuyến giáp.

Các bệnh thường gặp liên quan đến tuyến giáp 

Do nắm giữ nhiều chức năng quan trọng và cần thiết trong cơ thể nên một khi quá trình sản xuất hormone tuyến giáp bị gián đoạn sẽ dẫn đến những rối loạn làm chậm hoặc tăng trao đổi chất. Theo đó, lượng hormone sinh ra ở mức quá cao hay quá thấp, cơ thể đều sẽ xảy ra các triệu chứng, bệnh lý tương ứng. 

Suy giáp

Bệnh suy giáp hay còn được nhắc đến với những cái tên như nhược giáp, giảm chức năng tuyến giáp. Đây là một dạng bệnh nội tiết, rối loạn chức năng tuyến giáp bắt nguồn từ việc tuyến giáp không sản sinh đủ hormone (Thyroxine, T3, T4) vốn rất cần thiết cho quá trình kiểm soát trao đổi chất trong cơ thể.  

Nguyên nhân trực tiếp gây suy giáp được chỉ ra là do khẩu phần ăn thiếu iod hay người bệnh đã từng cắt tuyến giáp, dùng các loại thuốc kháng giáp trạng, bị suy giáp bẩm sinh. Các triệu chứng bệnh thường gặp gồm:

  • Ăn không ngon miệng.
  • Tiểu ít, táo bón. 
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ.
  • Giọng nói khàn hoặc trầm hơn bình thường.
  • Ít có hứng thú với chuyện tình dục hơn, phụ nữ sẽ gặp vấn đề về kinh nguyệt.
  • Trí nhớ giảm sút, xảy ra tình trạng trầm cảm.

Suy giáp là bệnh lý nguy hiểm, dẫn tới hạ canxi máu, ảnh hưởng tới hoạt động của tim, hệ thần kinh, thậm chí dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn. Bệnh có thể được phòng ngừa và điều trị, nhưng dễ gây biến chứng không phục hồi/cần phẫu thuật phức tạp.   

Những đối tượng dễ mắc bệnh lý suy giáp nhất là: Phụ nữ trên 60 tuổi; người mắc các bệnh tự miễn hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh tự miễn; người bệnh từng chiếu bức xạ ở cổ hoặc ngực trên; người đã từng phẫu thuật tuyến giáp.  

Cường giáp

Cường giáp hay cường tuyến giáp là hội chứng xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức bình thường, sản xuất ra nhiều hormone hơn nhu cầu vốn có của cơ thể, làm tăng nồng độ hormone giáp trong máu. Bệnh lý cường giáp hay gặp nhất là Basedow với biểu hiện đặc trưng là bướu cổ lan tỏa.

Hình ảnh tuyến giáp ở người bị cường giáp.

Hình ảnh tuyến giáp ở người bị cường giáp.

Bệnh nhân cường giáp thường gặp các triệu chứng chính như: 

  • Sợ nóng, toát mồ hôi, hâm hấp sốt từ 37.5 - 38 độ C.
  • Luôn có cảm giác hồi hộp, khó thở khi làm việc gắng sức.
  • Khó ngủ, dễ cáu gắt, dễ bị kích động.
  • Da mỏng, tóc giòn, các cơ yếu hơn nhất là cánh tay và đùi.
  • Sụt cân nhanh chóng dù vẫn ăn uống bình thường.
  • Bị tiêu chảy không kèm đau quặn.  
  • Ở nữ xảy ra tình trạng kinh nguyệt thất thường. 

Khi gặp phải tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức đã chuyển sang giai đoạn nặng thì người bệnh sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về sức khỏe, thậm chí gặp biến chứng gây tử vong. Có thể kể đến: chứng song thị, nhạy cảm với ánh sáng; rối loạn nhịp tim; cơn bão giáp đe dọa tính mạng; nếu phụ nữ mang thai bị cường giáp dễ dẫn tới thai nhi chậm tăng cân, sẩy thai, sinh non,...   

Bệnh Hashimoto 

Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto (gọi tắt là bệnh Hashimoto), một bệnh tự miễn xảy ra do rối loạn hệ miễn dịch làm chống lại chính mô của cơ thể. Mô này chính là tuyến giáp, từ đó, dẫn tới suy giáp, tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cơ thể cần. Khi mắc bệnh Hashimoto, tuyến giáp của người bệnh bị thâm nhiễm nhiều tế bào lympho, xơ hóa, teo tế bào tuyến giáp, xuất hiện nhiều tế bào ái toan mạnh.

Bệnh Hashimoto có rất nhiều triệu chứng nhưng không có triệu chứng nào là đặc hiệu. Bệnh thường tiến triển âm thầm, qua nhiều năm sẽ dẫn đến suy giáp. Khi nhận ra biểu hiện bất thường của cơ thể thì lúc đó thường người bệnh đã sang giai đoạn suy giáp. Do đó, triệu chứng bệnh Hashimoto tương tự triệu chứng suy giáp. 

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto ngày càng phổ biến và chủ yếu gặp ở nữ giới (90%) lứa tuổi từ 30-60 tuổi và có yếu tố gia đình. Bệnh thường xảy ra cùng một số chứng tự miễn khác như: Xơ gan, viêm khớp dạng thấp, suy buồng trứng, thiếu máu ác tính,..  

Bệnh Grave (Basedow)

Bệnh rối loạn hệ thống miễn dịch Graves hay còn gọi là Basedow là bệnh lý phổ biến nhất của tình trạng cường giáp, khiến sản xuất hormone tuyến giáp quá mức. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch cơ thể tạo ra các kháng thể globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp. Những kháng thể này sau khi gắn vào các tế bào tuyến giáp khỏe mạnh khiến tuyến giáp tạo ra nhiều hormone tuyến giáp hơn. 

Biểu hiện mắt lồi to rất đặc trưng ở bệnh nhân mắc basedowChứng lồi mắt rất đặc trưng ở bệnh nhân mắc Basedow.

So với các bệnh khác về tuyến giáp, bệnh Grave có thể tự thuyên giảm hay biến mất hoàn toàn sau vài tháng, vài năm nhưng điều đó không có nghĩa là bệnh không nguy hiểm. Bởi một số trường hợp không được điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh. Chẳng hạn, người bệnh bị rối loạn cảm xúc, trầm cảm, mệt mỏi, giảm cân.  

Các triệu chứng điển hình cảnh báo bệnh Grave gồm: 

  • Tâm trạng luôn lo lắng, cáu kỉnh, khó chịu.
  • Bàn tay run rẩy.
  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, rối loạn cương dương, giảm ham muốn.
  • Bị chứng lồi mắt.
  • Nhịp tim nhanh, không ổn định.  

Bệnh bướu tuyến giáp (bướu cổ) 

Bướu cổ tuyến giáp hay mọi người thường gọi ngắn là bướu cổ là một bệnh lý phổ biến của tuyến giáp. Bệnh có biểu hiện điển hình, dễ nhận biết với khối lồi ở vùng cổ, xảy ra do sự tăng kích thước của tuyến giáp. Bệnh được chia thành 3 loại:

  • Bướu cổ lành tính 
  • Ung thư

Trong đó, bướu cổ lành tính thường gặp, chiếm 80% các trường hợp bướu cổ. Đó là khi tuyến giáp tăng lên về kích thước mà không gây ảnh hưởng đến chức năng nên hầu như không cần can thiệp phẫu thuật. Điều trở ngại lớn nhất với các bệnh nhân bị bướu cổ lành tính chính là cảm giác vướng víu nếu bướu quá lớn, nuốt khó, khó thở, mất thẩm mỹ. Ngoài bướu lồi, bệnh còn kèm theo các triệu chứng:

  • Cảm thấy mệt mỏi, giảm trí nhớ.
  • Da khô, thường xuyên thấy lạnh, đổ mồ hôi, đánh trống ngực.
  • Mắt bị lồi.
  • Giọng nói khàn. 
  • Đau cổ họng, cảm giác luôn có gì vướng ở cổ, hay ho và nghẹn.
  • Thở dốc.  

Về nguyên nhân gây bệnh bướu cổ được chia làm 3 nhóm nguyên nhân chính:  

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu iod trong thời gian dài hoặc nhu cầu iod của cơ thể tăng cao nhưng không được đáp ứng.
  • Người bệnh có dùng thuốc chứa muối lithi (thường sử dụng trong chuyên khoa tâm thần, điều trị hen, thuốc thấp khớp); đồ ăn chứa muối lithi như măng, rau cải, nước có độ cứng cao,... đều ảnh hưởng đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp, gây bướu cổ.
  • Gia đình có người từng bị mắc bệnh tuyến giáp.  

Bướu cổ đa số lành tính nhưng thường gây mất thẩm mỹ, khó chịu cho người bệnh.

Bướu cổ đa số lành tính nhưng thường gây mất thẩm mỹ, khó chịu cho người bệnh.

Bệnh bướu giáp hạt

Bướu giáp hạt là tình trạng có khối u trong tuyến giáp, khối u kích thước nhỏ, rải rác nhiều vị trí, gọi là hạt giáp. Các hạt giáp này được tạo ra do nhiễm trùng, hầu hết lành tính, ít trường hợp là u ác tính.  

Rất khó để nhận biết bướu giáp hạt do bệnh không có triệu chứng cụ thể, chủ yếu là người bệnh cảm nhận hoặc nhìn thấy một cục mềm ở cổ (gần tuyến giáp), có thể không đau. Phần lớn bệnh bướu giáp hạt không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Nhưng với các trường hợp từng xạ trị vùng cổ hay gia đình có người mắc ung thư tuyến giáp thì cần thăm khám hoặc có tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến giáp thì nên cẩn trọng đi thăm khám bác sĩ ngay. 

Bệnh ung thư tuyến giáp 

Ung thư tuyến giáp xảy ra khi các tế bào tuyến này phát triển bất thường, có sự xuất hiện của các tế bào ung thư dần dần tạo thành khối u ác tính. Bệnh được chia làm 4 dạng:

  • Ung thư nhú
  • Ung thư nang, thể tủy 
  • Ung thư không biệt hóa

Dạng ung thư không biệt hóa được đánh giá là nguy hiểm, khó điều trị nhất; còn dạng ung thư nhú thì phổ biến và khả năng điều trị khỏi cao nhất. Nếu phát hiện sớm, đa số các trường hợp ung thư tuyến giáp được chữa khỏi, tỷ lệ lên tới 90%. 

Một điều may mắn hơn cả đó là có tỷ lệ chữa khỏi căn bệnh này nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể lên tới 90%.  

Khối u ung thư xuất hiện trong tuyến giáp.

Khối u ung thư xuất hiện trong tuyến giáp.

Dấu hiệu của bệnh tuyến giáp 

Nhiều nghiên cứu của các chuyên gia đã chỉ ra rằng có khoảng 30% đối tượng từ 18-65 tuổi mắc các bệnh lý tuyến giáp. Tỷ lệ mắc bệnh tăng lên theo tuổi, thường gặp ở nữ hơn. Một điều đáng buồn là đa số trường hợp bệnh tuyến giáp thường bị bỏ sót, không được chẩn đoán gây khó khăn cho việc điều trị, chữa khỏi bệnh. Việc khám siêu âm tuyến giáp định kỳ thực sự cần thiết khi này. Bên cạnh đó, mọi người cũng cần chú ý tới các dấu hiệu dưới đây để đi thăm khám ngay.  

- Bướu cổ/ sưng cổ 

Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý tuyến giáp, cụ thể là bướu giáp, viêm giáp. Cổ người bệnh thường bị sưng, có bướu lớn, kèm theo cơ thể thiếu iod, khiến khó hô hấp, khó nuốt hay nói chuyện.  

- Xuất hiện viêm cánh tay, đau cơ khớp 

Nếu người bệnh bị suy giáp sẽ thấy cánh tay bị tê ngứa. Nguyên nhân do lượng hormone tín hiệu bị thiếu dẫn đến việc não gửi thông tin đến các cơ chậm hơn bình thường. Ngược lại, người bệnh mắc cường giáp dễ bị cứng khớp, khó phối hợp các chi.  

- Da và tóc yếu 

Dấu hiệu này dễ gặp ở các trường hợp suy giáp. Tóc sẽ giòn, xơ, dễ gãy; còn da thì trở nên khô, bong tróc nhiều. Nguyên nhân do rối loạn hormone tiết ra khiến tóc khó tăng trưởng. Khi bạn bị suy giáp, tóc sẽ giòn, xơ, dễ gãy và da trở nên khô, bong tróc, mẫn cảm hơn. Tình trạng này xảy ra là do rối loạn hormone tiết ra làm tóc khó tăng trưởng.  

- Gặp vấn đề về đường ruột

Khi việc tiết hormone của tuyến giáp bị rối loạn thì hệ tiêu hóa cũng ngay lập tức chịu ảnh hưởng. Do đó, nếu thấy đường tiêu hóa có vấn đề (táo bón, tiêu chảy, đau bụng) thì bạn cũng cần thăm khám cả tuyến giáp.  

- Kinh nguyệt không đều

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh tuyến giáp ở nữ giới đều ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh nguyệt. Nếu kỳ kinh đến sớm, tần suất cao hơn cảnh báo nguy cơ suy giáp. Nếu kỳ kinh ngắn hơn, ít xuất hiện thì cảnh báo nguy cơ cường giáp. Nguyên nhân do nồng độ hormone thay đổi, làm thay đổi chu kỳ kinh và làm các nang trứng cũng bị rối loạn theo, hệ lụy là việc sinh con trở nên khó khăn hơn.  

- Giảm ham muốn 

Do bệnh tuyến giáp liên quan trực tiếp đến hormone nên bệnh kéo dài sẽ làm mất cân bằng nội tiết estrogen làm người bệnh hết ham muốn, vô sinh.  

- Lượng cholesterol trong cơ thể thay đổi 

Những người mắc bệnh tuyến giáp thường tỷ lệ cholesterol trong máu thất thường. Do đó, bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu nồng độ cholesterol cao (Trừ trường hợp đang uống thuốc về cholesterol, điều trị bệnh lý liên quan).  

- Cao huyết áp 

Biến chứng nghiêm trọng của bệnh lý tuyến giáp là gây ảnh hưởng tim mạch. Theo đó, các trường hợp nhịp tim không ổn định, huyết áp thất thường nên thăm khám ngay bởi rất có thể đã bị rối loạn tuyến giáp.  

- Trầm cảm, mệt mỏi 

Các trường hợp bị trầm cảm, hoảng sợ mà điều trị tâm lý thời gian dài không khỏi thì rất có khả năng đã bị mắc bệnh về tuyến giáp. Do hormone suy giảm nên cơ sẽ không được thúc đẩy, khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi. Trong trường hợp cường giáp, người bệnh còn có thể bị mất ngủ, giấc ngủ chập chờn.  

- Thay đổi cân nặng

Cũng là biểu hiện đáng chú ý khiến bạn nên nghi ngờ rằng tuyến giáp mình đang gặp vấn đề. Cụ thể, người bị cường giáp sẽ luôn có cảm giác đói do hormone sản sinh liên tục nhưng nghịch lý là bạn ăn bao nhiêu vẫn bị giảm cân. Trường hợp suy giác ngược lại, người bệnh bị chán ăn, tuy không ăn được nhưng lại tăng cân bất thường.   

Bệnh về tuyến giáp có nguy hiểm không? 

Tuyến giáp sản sinh ra nhiều loại hormone tham gia trực tiếp vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể nên giữ vai trò quan trọng với sức khỏe con người. Đồng nghĩa khi tuyến giáp gặp rối loạn thì nhiều cơ quan cơ thể cũng gặp vấn đề: bệnh lý tim mạch, giảm thị lực, loãng xương,... một số chứng cường giáp, suy giáp còn có thể gây nguy hiểm tính mạng. 

Hơn nữa, các bệnh tuyến giáp thường phát triển âm thầm, các triệu chứng chung chung dễ nhầm lẫn với bệnh khác khiến người bệnh chủ quan, tới khi phát hiện bệnh thì đã ở giai đoạn muộn, điều trị tốn kém mà có thể dẫn tới biến chứng. Nguy hiểm nhất phải nhắc đến bệnh ung thư tuyến giáp.   

Trường hợp phụ nữ mang thai mắc bệnh tuyến giáp càng nguy hiểm hơn bởi không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ mà còn cả thai nhi, đặc biệt, trong những tháng đầu thai nhi đang nhận hoàn toàn hormone tuyến giáp từ mẹ. Và sự thiếu hụt hay rối loạn hormone tuyến giáp đều sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển các cơ quan quan trọng của thai nhi. Các đối tượng này cần được theo dõi sức khỏe sát sao với bác sĩ chuyên khoa, dùng thuốc điều trị khi cần thiết.  

Phụ nữ mang thai bị bệnh tuyến giáp cần phải thăm khám thường xuyên với bác sĩ chuyên khoa.

Phụ nữ mang thai bị bệnh tuyến giáp cần phải thăm khám thường xuyên với bác sĩ chuyên khoa.

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp 

Để chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp, có nhiều kỹ thuật xét nghiệm khác nhau tùy vào tình trạng, thể trạng người bệnh. Một số phương pháp xét nghiệm kiểm tra tuyến giáp phổ biến thường được bác sĩ chỉ định là:  

Siêu âm tuyến giáp

Đây là phương pháp hay được bác sĩ chỉ định đầu tiên ngay khi người bệnh đăng ký thăm khám tuyến giáp. Thông qua hình ảnh hiển thị trên màn hình máy siêu âm, bác sĩ sẽ quan sát được từng vị trí của tuyến giáp, kích thước của nhân tuyến giáp hoặc phát hiện các u nang bất thường.

Siêu âm tuyến giáp được đánh giá là phương pháp đơn giản nhất, phổ biến ở hầu hết các phòng khám, cơ sở y tế.  

Xét nghiệm máu

So với phương pháp siêu âm thì xét nghiệm máu để kiểm tra các chức năng tuyến giáp, chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp được đánh giá độ chính xác cao hơn. Việc xét nghiệm máu nhằm xác định các thông số T3, T4, FT3, FT4, TSH (gọi chung là các hormone kích thích tuyến giáp). Tiếp đó, dựa vào chỉ số hormone kích thích tuyến giáp mà bác sĩ có thể đánh giá được chức năng của tuyến giáp đang hoạt động bình thường hay không.  

Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện xét nghiệm kháng thể như: Anti TPO hoặc Anti TG để chẩn đoán các bệnh về tuyến giáp tự miễn.

Kiểm tra độ tập trung của iod

Tương tự với nghiệm pháp dung nạp glucose huyết đường uống, để kiểm tra độ tập trung của ida, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng một lượng iod nhất định trước đó. Quá trình kiểm tra, nếu tuyến giáp có độ tập trung iod cao có nghĩa người bệnh đang bị cường giáp, ngược lại là suy giáp.  

Xạ hình tuyến giáp

Hay còn được gọi là scan tuyến giáp. Đây là phương pháp mà bệnh nhân được dùng một lượng iod phóng xạ rất nhỏ (I131), mục đích kiểm tra sự hấp thu của các tế bào tuyến giáp. Các iod phóng xạ vào cơ thể sẽ bị bao vây bởi các tế bào tuyến giáp.  

Tiếp theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi các chất phóng xạ này ghi lại hình ảnh để chẩn đoán, đưa ra nhận xét các cấu trúc bất thường ở tuyến giáp, nhân giáp.  

Sinh thiết tuyến giáp

Biện pháp xét nghiệm có xâm lấn, được bác sĩ chỉ định khi nghi ngờ bệnh nhân có khối u ác tính ở tuyến giáp. Các bước tiến hành như sau:

  • Gây tê vùng cổ.
  • Bác sĩ dùng kim nhỏ chọc hút tế bào tuyến giáp. 
  • Đem các tế bào, dịch nhân tuyến giáp soi dưới kính hiển vi để kiểm tra, phát hiện những bất thường.  

Lưu ý: Phương pháp này chỉ áp dụng cho bệnh nhân có khối u kích thước lớn hơn 1cm, chẩn đoán bệnh ung thư tuyến giáp.  

Hình ảnh mô tả quá trình sinh thiết tuyến giáp.

Hình ảnh mô tả quá trình sinh thiết tuyến giáp.

Chụp cắt lớp điện toán và chụp cộng hưởng từ

Đây là các phương pháp hiện đại đánh giá sự lan rộng ung thư tuyến giáp vào các cấu trúc lân cận, di căn hạch. 

  • Chụp cắt lớp điện toán hay còn được gọi vắn tắt là CT (computerized tomography).
  • Chụp cộng hưởng từ hay thường gọi là MRI (magnetic resonance imaging). 

Trong đó, kỹ thuật CT sử dụng chất tiêm cản quang iod cho hình ảnh chi tiết tuyến giáp, đánh giá di căn hạch tốt hơn MRI, chi phí cũng đỡ tốn kém hơn MRI. Nhưng kỹ thuật CT có điểm hạn chế là, việc dùng chất cản quang iod sẽ ngăn cản khả năng hấp thu iod trên xạ hình thực hiện sau đó, có thể gây cơn bão giáp 

Hạn chế của CT khi dùng chất cản quang iod là làm ngăn cản khả năng hấp thu iod trên xạ hình thực hiện sau đó, và có thể gây bão giáp; còn MRI lại an toàn hơn do không dùng chất cản quang iod.

Điều trị bệnh tuyến giáp 

Tùy vào tuổi tác, tiền sử bệnh lý, tình trạng bệnh, khả năng dung nạp thuốc đặc trị, tiên lượng diễn tiến của bệnh,... mà bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Trong đó, hai phương pháp điều trị phổ biến nhất là: Dùng thuốc và phẫu thuật. 

Sử dụng thuốc 

Phần lớn các trường hợp suy giáp được điều trị bằng phương pháp sử dụng thuốc hormone tuyến giáp. Bắt đầu từ liều lượng ít và tăng dần cho đến khi hormone tuyến giáp trong máu trở về ngưỡng bình thường. 

Với bệnh nhân cường giáp có thể được kê thuốc kháng giáp nhằm giảm sản sinh hormone tuyến giáp, thuốc chẹn beta để kiểm soát nhịp tim nhanh. Nếu bệnh nhân dùng thuốc này không thấy tác dụng sẽ được khuyên uống đồng vị iod phóng xạ liều mạnh, hoặc chuyển sang phẫu thuật điều trị.  

Bệnh nhân ung thư trị liệu bằng hormone để tiêu diệt tế bào ung thư, làm chậm quá trình tăng trưởng tế bào ung thư, ngăn chặn chúng phát triển di căn sang các cơ quan khác. Thyroxin liều cao thường được chỉ định trong trường hợp này để ức chế sản xuất TSH, kìm hãm sự phát triển của ung thư. Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư còn có thể phải sử dụng thêm hóa trị liệu, tức là dùng thuốc hóa chất điều trị tế bào ung thư.

Riêng phụ nữ có thai bị bệnh tuyến giáp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc điều trị an toàn cho thai nhi nhưng vẫn cần được theo dõi sát sao. Đặc biệt, không được dùng phóng xạ I-ốt trong thai kỳ bởi nguy cơ cao làm tổn thương tuyến giáp thai nhi, tăng nguy cơ thai nhi bị suy giáp ngay sau khi chào đời.

Phẫu thuật tuyến giáp

Phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định cho những bệnh nhân có bướu tuyến giáp lớn, bướu đè lên khí quản, thanh quản khiến hô hấp, nuốt khó khăn. Sau khi xét nghiệm nhân tuyến giáp phát hiện ung thư cũng được chỉ định phẫu thuật. Nếu nhân to nhưng là u lành tính thì sẽ chỉ phẫu thuật bán phần tuyến giáp; còn trường hợp u ác tính sẽ phẫu thuật hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn tuyến giáp.  

Nhắc đến phẫu thuật tuyến giáp là nói đến phương pháp ngoại khoa đòi hỏi bác sĩ chuyên môn cao, phòng phẫu thuật đạt tiêu chuẩn. Bởi quá trình phẫu thuật thường kèm theo nhiều nguy cơ như: Liệt dây thần kinh quặt ngược, suy giáp, vết mổ sâu để lại sẹo xấu,...   

Phòng bệnh tuyến giáp qua thói quen sinh hoạt 

Bạn không chỉ phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp mà rất nhiều chứng bệnh khác bằng cách xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh. 

Các thực phẩm như rong biển rất giàu iod giúp phòng ngừa các bệnh lý tuyến giáp.

Các thực phẩm như rong biển rất giàu iod giúp phòng ngừa các bệnh lý tuyến giáp.

Hạn chế tiếp xúc với môi trường phóng xạ: Bởi tia bức xạ một khi xâm nhập vào cơ thể liên tục sẽ gây ra biến đổi gen, dần dần hình thành tế bào ung thư, trong đó có ung thư tuyến giáp. Bạn nên tránh sống và làm việc trong các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, nhà máy năng lượng hạt nhân; nếu bắt buộc làm việc ở đây cần sử dụng đồ bảo hộ đạt tiêu chuẩn. Còn trường hợp phải chụp X-quang, CT khi khám bệnh nên sử dụng liều lượng của bức phóng xạ thấp nhất có thể. 

Chế độ dinh dưỡng cũng hỗ trợ không nhỏ trong việc phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp. Bạn nên ăn đa dạng thực phẩm, tăng cường rau xanh, đặc biệt là bổ sung đầy đủ lượng iod cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Bởi iod giữ vai trò chính trong điều hòa hoạt động tuyến giáp, ổn định các rối loạn tuyến giáp. Iod không chỉ có trong muối mà có ở nhiều loại thực phẩm khác như: Tảo bẹ, rong biển, trứng, sữa ngũ cốc,... Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung đầy đủ axit béo omega 3 bằng cách ăn dầu cá, cá hồi, thịt bò, đậu nành,...  

Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Là cách tốt nhất giúp mỗi người phòng tránh được những hậu quả nặng nề do bệnh lý tuyến giáp gây ra. Quá trình thăm khám, siêu âm tuyến giáp, bác sĩ sẽ kiểm tra tuyến giáp toàn diện và nhanh chóng phát hiện ra những bất thường tại đây, để đưa ra phương hướng xử trí kịp thời.  

Khám và điều trị các bệnh lý tuyến giáp ở đâu an toàn và hiệu quả?

Có thể thấy, đa số bệnh lý tuyến giáp thường có dấu hiệu không rõ rệt, nhất là ung thư tuyến giáp phát triển tương đối chậm, chỉ khi bệnh nặng mới xuất hiện những triệu chứng rõ ràng. Nhưng khi này việc điều trị đã trở nên phức tạp và chi phí cao hơn. 

Ngày nay, bằng kỹ thuật xét nghiệm tiên tiến như siêu âm, chụp X-quang, chụp MRI, CT có thể dễ dàng phát hiện các bệnh lý tuyến giáp từ giai đoạn sớm, bao gồm cả mầm mống ung thư giúp tăng khả năng điều trị khỏi bệnh. Do đó, việc khám tầm soát bệnh lý tuyến giáp định kỳ là vô cùng quan trọng để phòng tránh hậu quả nặng nề do bệnh gây ra.  

Tại Hà Nội, ngoài khám và điều trị các bệnh tuyến giáp tại bệnh viện tuyến trung ương như: bệnh viện K, bệnh viện nội tiết trung ương, bệnh viện Bạch Mai,..., khách hàng có thể lựa chọn bệnh viện với dịch vụ Y tế chất lượng cao như Bệnh viện Phương Đông.

Bệnh viện Phương Đông có quy mô lớn hàng đầu tại Thủ Đô.

Bệnh viện Phương Đông có quy mô lớn hàng đầu tại Thủ Đô.

Bệnh viện Phương Đông bao gồm đầy đủ các chuyên khoa với hệ thống phòng khám, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, thường xuyên hợp tác với giáo sư tại các bệnh viện tuyến đầu. Đặc biệt, bệnh viện có nhiều thế mạnh trong lĩnh vực khám và điều trị bệnh lý tuyến giáp: 

- Hệ thống chụp MRI Multiva 1.5T Philips hiện đại sử dụng nam châm siêu dẫn có từ lực lớn 1.5 Tesla. Điểm mạnh này giúp hệ thống cho ra hình ảnh sắc nét và có giá trị cao trong chẩn đoán. Hệ thống MRI cũng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân, giúp họ thoát khỏi nỗi lo nhiễm xạ.

- Hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính 128 dãy Ingenuity Elite với nhiều ưu điểm nổi bật. Phương pháp CT đa lát cắt với liều tia thấp, năng lượng thấp và độ nhiễu thấp giúp chẩn đoán an toàn cho nhiều lứa tuổi, từ trẻ em đến người già.

- Phòng xét nghiệm hiện đại nằm độc lập tại tầng 3 bệnh viện.

Bên cạnh đó, khách hàng cũng an tâm hoàn toàn bởi đội ngũ bác sĩ là giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 giàu kinh nghiệm đã có thâm niên công tác tại các bệnh viện trung ương. Để giải đáp thêm về bệnh lý tuyến giáp, tham khảo quy trình thăm khám, áp dụng bảo hiểm hay đặt lịch khám với bác sĩ, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900 1806 để được tư vấn

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,960

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám