U hốc mũi phần lớn là khối u lành tính, không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể làm cản trở đường thở bình thường. Song khối u biến đổi ác tính, thường sẽ phát triển nhanh, xâm lấn sâu, phá hủy các hạch bạch huyết lân cận hoặc cơ quan nằm xa.
U hốc mũi phần lớn là khối u lành tính, không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể làm cản trở đường thở bình thường. Song khối u biến đổi ác tính, thường sẽ phát triển nhanh, xâm lấn sâu, phá hủy các hạch bạch huyết lân cận hoặc cơ quan nằm xa.
U hốc mũi là tình trạng tăng sinh quá mức của các tế bào trong hoặc xung quanh mũi. Một số khối u phát triển lành tính, không phải ung thư nhưng có thể chặn luồng khí đi vào mũi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
U hốc mũi là sự tăng sinh quá mức của tế bào khoang mũi
Với những khối u có bản chất ung thư, chúng có thể phát triển nhanh, xâm lấn sâu và phá hủy các mô khỏe mạnh. Lâu dần, các tế bào ung thư có thể di căn, lan rộng các bộ phận khác của cơ thể.
Thông thường, rất hiếm khi phát hiện khối u hình thành ở hốc mũi. Tỷ lệ khởi phát bệnh chỉ chiếm 3 - 5% tổng số ca ung thư vùng đầu, mặt cổ, theo dữ liệu thu được tại Hoa Kỳ.
U hốc mũi hình thành dưới nhiều dạng khác nhau, phân chia thành lành tính và ác tính:
U lành tính tập hợp các khối tế bào bất thường tại khoang mũi nhưng không có khả năng gây ung thư. Mức độ phát triển và lan rộng của khối u lành tính tương đối chậm, không đe dọa đến tính mạng.
U hốc mũi lành tính phát triển chậm và không đe dọa đến tính mạng
Song sự phát triển quá mức về kích thước khối u có thể chèn ép lên khoang mũi, chặn đường khi qua mũi, suy giảm chức năng hệ hô hấp. Khối u lành tính (polyp mũi, u nhú đảo ngược mũi xoang, u máu, u xơ vòm mũi họng) có thể loại bỏ hoàn toàn thông qua phương pháp phẫu thuật.
U xoang mũi ác tính tương đối hiếm gặp, chỉ chiếm tỷ lệ 3%. Tế bào ung thư hình thành trong hốc mũi có khả năng phát triển nhanh, phân chia mất kiểm soát, xâm lấn, phá hủy các mô, cơ quan bình thường.
Các tế bào ung thư có thể phân tách sau thời gian không được can thiệp kịp thời, di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Quá trình điều trị khi này gặp khó khăn, đối mặt với cục diện phức tạp, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
U ác tính cần được điều trị kịp thời ngăn chặn tình trạng di căn
Các loại u có tiên lượng ác tính cao như ung thư tế bào vảy, ung thư biểu mô tuyến, u nguyên bào thần kinh, ung thư biểu mô thể nang dạng tuyến, sarcoma, u lympho không hodgkin.
U hốc mũi hình thành do sự biến đổi bất thường bên trong DNA tế bào, dẫn đến tế bào tăng sinh liên tục khó kiểm soát. DNA có chức năng đưa hướng dẫn phát triển, nhân lên với tốc độ được định sẵn và chết đi vào một thời điểm nhất định.
Quy trình này hoàn toàn trái ngược với các khối u bất thường. Chúng tiếp tục sống và nhân lên mạnh mẽ, thay vào đó các tế bào bình thường sẽ chết đi theo cơ chế được cơ thể lập trình.
Sự bất thường trong DNA tế bào được xác định là nguyên nhân hình thành khối u
Ngoài ra, u hốc mũi có thể hình thành ở nhóm người có những yếu tố nguy cơ dưới đây:
Ở giai đoạn sớm, u mũi thường không gây triệu chứng điển hình. Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy khó chịu song nhầm lẫn với cảm lạnh hoặc bệnh lý xoang mũi khác.
Chỉ khi khối u diễn tiến ác tính, chặn khoang mũi, xoang và chèn ép lên các mô lân cận mới thực sự nhận thức rõ. Các biểu hiện có thể gặp phải như:
Dấu hiệu nhận biết sự hình thành khối u bên trong hốc mũi
Ở giai đoạn muộn, triệu chứng u mũi có thể nghiêm trọng, nặng nề hơn:
U mũi lành tính thường không gây biến chứng nguy hiểm, phần lớn chỉ chèn ép lên các cơ quan lân cận, tắc nghẽn đường thở, biến đổi giọng nói hoặc khuôn mặt. Song các khối u ác tính có mức độ nguy hiểm cao hơn, biến chứng có thể gặp phải theo từng giai đoạn như:
Biến chứng bệnh lý theo từng giai đoạn phát triển khối u
Đến với chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, bệnh nhân sẽ được thăm khám lâm sàng về triệu chứng, độ nghiêm trọng của các triệu chứng, tiền sử bệnh lý và xác định yếu tố nguy cơ gây bệnh. Tiếp đến khám tổng quát, khám vùng mũi đánh giá cấu trúc u ban đầu.
Cuối cùng chỉ định các kỹ thuật chẩn đoán chuyên sâu, phân loại, loại trừ các trường hợp:
Điều trị u hốc mũi phụ thuốc vào nhiều yếu tố như tiền sử bệnh lý, bản chất khối u. Dưới đây là những phương pháp có thể được áp dụng:
Các phương pháp điều trị u hốc mũi
Để ngừa nguy cơ hình thành khối u bên trong hốc mũi, bệnh nhân cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Cụ thể:
Trong nội dung cuối, Bệnh viện Phương Đông sẽ tổng hợp một số thông tin liên quan, giúp bạn có thêm kiến thức về u hốc mủ. Từ đó có hướng xử lý, biện pháp can thiệp và phòng ngừa kịp thời.
U hốc mũi lành tính có mức độ nguy hiểm thấp, có thể điều trị hiệu quả bằng phẫu thuật. Ngược lại, u hốc mũi ác tính có thể gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, việc điều trị khó khăn hơn khi khối u di căn.
Chuyên gia y tế khuyến cáo, mỗi người nên tầm soát sức khỏe định kỳ 6 - 12 tháng. Qua đó tăng tỷ lệ phát hiện sớm, điều trị thành công và dễ dàng hơn với khối u hốc mũi.
U hốc mũi thường diễn tiến âm thầm, có triệu chứng tương tự cảm cúm, cảm lạnh, rất khó nhận biết. Bệnh nhân chỉ phát hiện khi khối u phát triển lớn, chặn đường thở hoặc di căn đến hạch bạch huyết, bộ phận khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.