Sổ mũi: Nguyên nhân, biến chứng, cách điều trị tại nhà

Phạm Thị Lương

01-08-2023

goole news
16

Sổ mũi là hiện tượng thường gặp khi cơ thể người bệnh bị cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang hay dị ứng,... Có một số cách chữa đơn giản tại nhà nhưng không phải ai cũng biết, bệnh viện Phương Đông sẽ giới thiệu ngay sau đây.

Sổ mũi là gì?

Sổ mũi là hiện tượng các chất lỏng trong suốt dạng nước hoặc chất nhầy chảy ra từ mũi. Đây là dấu hiệu cho thấy niêm mạc bên trong mũi đang bị viêm.

Khi virus hoặc các chất gây dị ứng xâm nhập vào cơ thể thì sẽ gây kích ứng niêm mạc mũi, xoang và khiến mũi tiết ra nhiều chất nhầy trong suốt. Việc sổ mũi là cơ chế tự vệ của cơ thể, bởi chất nhầy này có chức năng để bẫy vi khuẩn, virus hoặc các chất gây dị ứng, giúp loại bỏ chúng ra khỏi xoang mũi.

Tuy nhiên nếu dịch mũi tiết quá nhiều sẽ chảy ra khỏi mũi gọi là hiện tượng sổ mũi. Sổ mũi nhiều ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, gây khó chịu cho người bệnh. Ngoài ra, nếu nước mũi chảy ngược xuống cổ họng còn có thể gây đờm, ho.

Sổ mũi khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt và chất lượng giấc ngủ.Sổ mũi khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt và chất lượng giấc ngủ.

Những nguyên nhân gây sổ mũi

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến người bệnh bị chảy nước mũi, biết được nguyên nhân sẽ giúp ích cho việc điều trị, cụ thể là do:

  • Cảm lạnh: Đây là hiện tượng hay gặp khi thời tiết chuyển mùa. Virus tấn công ở mũi và họng gây ra chảy nước mũi. Biểu hiện ban đầu là nước mũi trong, sau vài ngày đặc dần, đôi lúc còn sốt nhẹ, đau họng, ngạt mũi. Tuy nhiên tuỳ vào đề kháng của mỗi người, bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày.
  • Cảm cúm: Bệnh do virus cúm gây ra. Bên cạnh triệu chứng sổ mũi, người bệnh còn bị sốt cao, đau họng, ngạt mũi,… Nếu cảm cúm gặp ở trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi có thể gây nguy hiểm do hệ miễn dịch kém.
  • Dị ứng: Nếu tiếp xúc với tác nhân dị ứng như lông vật nuôi, bụi, phấn hoa,… bạn cũng có thể bị chảy nước mũi. Đây là biểu hiện của cơ thể phản ứng như cách chống lại vi khuẩn có hại.
  • Viêm xoang: Các xoang trong mũi bị viêm, sưng, phù nề gây nghẹt mũi và có chất nhầy tích tụ rồi chảy ra ngoài. 
  • Viêm mũi vận mạch: Đây cũng là bệnh khiến bạn bị chảy mũi do nhiều tác nhân kích thích như môi trường bị ô nhiễm hoặc ăn thức ăn cay.
  • Viêm amidan: Viêm amidan cũng là một nguyên nhân gây chảy nước mũi, nhất là ở trẻ em.
  • Polyp mũi: Khi có polyp trên niêm mạc mũi khiến cơ thể nhầm tưởng đó là dị vật nên kích thích hệ miễn dịch tăng cường tiết chất nhầy để chống lại.
  • Có dị vật trong mũi: Nguyên nhân này có thể xảy ra phổ biến ở trẻ em, khi ấy mũi tăng cường tiết dịch nhầy khiến chảy mũi thậm chí có mùi hôi ở bên mắc dị vật. 
  • U nang mũi: Có thể là u lành tính hoặc ác tính trong hốc mũi. Dù khá hiếm gặp nhưng cũng có thể xuất hiện ở vài người. Khi mắc phải, thường chỉ chảy mũi ở một bên.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trên, chảy nước mũi cũng có thể là do thủy đậu hoặc vách ngăn bị lệch.

Virus cúm cũng khiến người bệnh bị chảy nước mũi.Virus cúm cũng khiến người bệnh bị chảy nước mũi.

Biến chứng có thể gặp của bệnh sổ mũi

Dù sổ mũi là hiện tượng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em và có thể hết nếu áp dụng một số cách đơn giản như làm ấm cơ thể tại nhà hoặc uống thuốc, tuy nhiên nếu bị chảy mũi kéo dài có thể gây biến chứng nguy hiểm, nhất là ở trẻ em hoặc người lớn tuổi, cụ thể như:

Sổ mũi có thể tự hết và phần lớn không cần điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp sổ mũi cần đi khám nếu:

  • Triệu chứng không hết, có thể nặng lên trong vòng 10 ngày.
  • Xuất hiện các triệu chứng bất thường đi kèm như nghẹt mũi dẫn đến khó thở. 
  • Nước mũi của trẻ chỉ chảy ra từ một bên đi kèm mùi hôi hoặc màu bất thường như màu xanh, màu đỏ do có máu, bởi lúc này nghi ngờ có vật lạ mắc trong mũi.

Nếu chảy mũi đi kèm với 1 trong số các biểu hiện trên bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ biến chứng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Cách điều trị sổ mũi

Việc điều trị sổ mũi có thể áp dụng bằng cách thay đổi sinh hoạt, làm ấm cơ thể,... nếu như bệnh không thuyên giảm bạn có thể áp dụng cách uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Đặc biệt nếu chảy mũi do các bệnh lý như polyp, khối u, xoang mạn tính hay bị nhiễm trùng nặng bạn cần được khám và lên phác đồ điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa. 

Dưới đây là cách điều trị sổ mũi thông thường bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà:

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước khi bị sổ mũi, nghẹt mũi sẽ giúp giảm triệu chứng khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu. Chất nhầy chảy ra trong mũi từ trong có thể đặc và dính, vì vậy việc bổ sung đủ nước sẽ giúp chất nhầy loãng hơn và dễ dàng bị tống xuất ra ngoài.

Uống nhiều nước lọc sẽ giúp giảm triệu chứng chảy mũi, nghẹt mũi.Uống nhiều nước lọc sẽ giúp giảm triệu chứng chảy mũi, nghẹt mũi.

Uống trà thảo dược nóng

Các đồ uống ấm nóng như trà sẽ hữu ích trong việc làm giảm nghẹt mũi và sổ mũi. Vì nhiệt độ nóng và hơi nước từ trà sẽ đi vào cơ thể và giúp mở, thông thoáng đường thở. Bạn nên dùng một số loại trà như trà hoa cúc, trà gừng, trà bạc hà,...

Nếu bị viêm họng tình trạng sổ mũi thường đi kèm với đau họng, vì vậy uống trà thảo mộc nóng cũng có tác dụng làm dịu cổ họng, giúp giảm đau.

Xông hơi, tắm nước nóng

Xông hơi bằng tinh dầu tự nhiên như tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu tràm,.. sẽ đem lại cảm giác dễ chịu, có tác dụng kháng viêm cho người bệnh.

Bên cạnh đó, việc tắm nước nóng không những giúp tinh thần thoải mái sảng khoái mà còn dẫn lưu khí ở các hốc xoang, tăng độ ẩm niêm mạc mũi để làm loãng chất nhầy giúp làm sạch thông thoáng mũi cho người bị chảy mũi nhầy.

Xịt rửa mũi

Cách hết sổ mũi, nghẹt mũi nhanh nhất có thể kể đến là phương pháp xịt rửa mũi tại nhà. Nhất là khi bạn bị chảy mũi do xoang hoặc do virus xâm nhập bạn nên xịt mũi bằng thuốc được bác sĩ chỉ định sau đó dùng bình rửa mũi với dung dịch chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý ấm.

Xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý ấm để thông thoáng đường thở.Xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý ấm để thông thoáng đường thở.

Chườm ấm

Dùng khăn ấm chườm lên trán và mũi nhiều lần mỗi ngày có thể giúp cải thiện tình trạng chảy nước mũi đồng thời làm dịu áp lực xoang. Chườm ấm có tác dụng khiến lưu thông máu tốt hơn trong vùng xoang của bạn.

Dùng thuốc trị sổ mũi

Tuỳ theo nguyên nhân mà bạn sẽ sử dụng loại thuốc điều trị sổ mũi khác nhau. Nếu sử dụng không đúng thuốc sẽ để lại hậu quả khá phức tạp. Cần đặc biệt chú ý thuốc điều trị chảy mũi nghẹt mũi cần do bác sĩ kê đơn. Vì vậy việc đi khám là cần thiết để biết mình nên uống loại nào trong một số loại sau đây:

  • Nhóm thuốc kháng Histamin: Đây là nhóm thuốc có tác dụng làm giảm viêm mũi, chảy nước mũi. Song, nhược điểm là khi sử dụng thuốc bệnh nhân sẽ cảm thấy buồn ngủ. Cần tránh uống thuốc kháng Histamin nếu cần tập trung, tỉnh táo.
  • Nhóm thuốc kháng sinh: Đây là loại thuốc được sử dụng chủ yếu để điều trị viêm mũi dị ứng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh vì có thể gây nên tình trạng kháng thuốc, khó trị bệnh.
  • Nhóm thuốc corticoid: Được điều chế dưới dạng dung dịch xịt hoặc nhỏ, bệnh nhân được chỉ định thường là bị  viêm mũi hoặc viêm xoang nặng. Vì thuốc có tác dụng phụ lớn nếu dùng quá 10 ngày nên bạn cần có sự chỉ của bác sĩ. 
  • Các loại thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol là thành phần phổ biến trong thuốc điều trị chảy nước mũi. Thuốc khá an toàn, giúp giảm sốt, giảm đau. Tuy không cần kê đơn nhưng bạn cần uống đúng liều lượng và thời gian sử dụng.

Cách phòng tránh sổ mũi

Là bệnh thường gặp nhưng gây ảnh hưởng tới các hoạt động ban ngày, chất lượng giấc ngủ và hoạt động thể chất của người bệnh. Nhất là sổ mũi ở trẻ em khiến bé quấy khóc, mệt mỏi, bỏ ăn thậm chí gây viêm tai, viêm họng,... vì vậy việc phòng ngừa là cần thiết với việc áp dụng một số biện pháp sau:

  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người có biểu hiện bệnh hô hấp.
  • Tăng cường hệ miễn dịch nhờ ăn uống đủ chất, khoa học và đặc biệt là thường xuyên tập thể dục đều đặn. Bạn có thể bổ sung kẽm, vitamin C và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, nhất là gia đình có trẻ nhỏ nên vệ sinh cả đồ chơi, vật dụng gia đình như tay nắm cửa, bàn ghế,...
  • Đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn, tránh lây nhiễm vi khuẩn, vi rút gây bệnh.

Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường để bảo vệ hệ hô hấp khỏi virus, vi khuẩn tấn công.Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường để bảo vệ hệ hô hấp khỏi virus, vi khuẩn tấn công.

Sổ mũi thường gặp ở mọi đối tượng nhưng bạn cần lưu ý đi khám ngay nếu triệu chứng kéo dài trên 10 ngày, nhất là trẻ nhỏ nếu sổ mũi kèm sốt cao hay li bì bỏ bú bạn cần đưa con đi gặp bác sĩ.

Nếu còn thắc mắc vê sổ mũi hay bất kì dấu hiệu bệnh nào khác bạn có thể gọi đến số 19001806 của bệnh viện Phương Đông để nhận tư vấn hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
5,117

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám