Đối với ung thư hạ họng giai đoạn 2, khối u bắt đầu lan rộng hơn nhưng chưa di căn đến các cơ quan khác. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau khi nuốt, khàn tiếng, hoặc sờ thấy hạch cổ. May mắn thay, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, cơ hội điều trị khá lạc quan. Các phương pháp điều trị thường kết hợp phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.
Tìm hiểu về ung thư hạ họng
Ung thư hạ họng là bệnh lý xảy ra khi các tế bào ác tính phát triển không kiểm soát trong các mô của phần đáy lưỡi và phần dưới của họng ngay sau dây thanh quản. Hầu hết các tế bào ung thưu được tìm thấy trong các tế bào vảy, tế bào mỏng ở 1 hoặc cả 3 khu vực của hạ họng. Đây là một trong số các bệnh thuộc vùng đầu cổ, diễn biến hết sức phức tạp khi tế bào ác tính phát triển đến mức độ nhất định sẽ bắt đầu xâm lấn đến các mô của họng và sụn xung quanh tuyến giáp hoặc khí quản, xương dưới lưỡi, tuyến giáp, thanh quản hoặc thực quản. Ung thư hạ họng giai đoạn 2 nói chung hay các giai đoạn của bệnh K hạ họng được phân loại dựa trên hệ thống TNM với các tiêu chí về:
- T: Kích thước/ vị trí/ mức độ của khối u “chính”
- N: Ung thư đã di căn đến hạch bạch huyết hay chưa
- M: Ung thư đã di căn sang các cơ quan khác chưa
Hình ảnh nội soi ung thư hạ họng ở hố lê phải, chưa ảnh hưởng đến dây thanh quản (a,b,c) và sau phục hồi (e,f)
Cụ thể, các giai đoạn của bệnh được phân loại dựa trên các giai đoạn dưới đây:
- GĐ0: Khối u chỉ nằm ở lớp tế bào trên cùng lót bên trong hạ họng, chưa phát triển sâu. Bệnh chưa lan đến hạch bạch huyết hay có dấu hiệu di căn xa
- GĐ1: Khối u đã phát triển ở 1 phần của hạ họng và không quá 2cm, chưa di căn
- GĐ2: Ung thư hạ họng giai đoạn 2 được định nghĩa khi khối u đã phát triển ở nhiều phần của hạ họng hoặc đã phát triển thành khối u có kích thước từ 2 - 4cm. Dây thanh quản chưa bị ảnh hưởng cũng như chưa có biểu hiện xâm lấn xung quanh.
- GĐ3: Khối u khá lớn (>4cm) có thể đã ảnh hưởng đến dây thanh quản hoặc bắt đầu ăn sang thực quản. Chưa tìm thấy dấu hiệu di căn xa. Đồng thời, tình trạng khối u đã xâm lấn ra ngoài hạ họng, ảnh hưởng xấu đến dây thanh quản, đã di căn sang hạch bạch huyết cùng nên cổ với khối u và kích thước (<3cm) nhưng chưa di căn.
- GĐ4A: Tiên lượng không khả quan cho ung thư hạ họng giai đoạn 4 với khối u đã bám vào và phát triển ở sụn nhẫn, xương móng, tuyến giáp hoặc các vùng cơ, mỡ. Tế bào đã di căn đến hạch bạch huyết với khối u từ 3 - 6cm và chưa di căn xa.
- GĐ4B: Khối u từ hạ họng đã xâm lấn vào cột sống ở cổ, đi quanh động mạch cảnh hoặc lan xuống giữa hai lá phổi
- GĐ4C: Tế bào ung thư đã phát triển mạnh mẽ ở hạ họng và các mô bên ngoài, thường gây ảnh hưởng đến cấu trúc bên ngoài, lan đến hạch bạch huyết và các bộ phận xa của cơ thể.
Xem thêm: Những điều cần biết về polyp dây thanh quản - Nguyên nhân và điều trị
Tế bào ung thư xâm lấn từ hạ họng sang thanh quản, sụn giáp và tuyến giáp
Ung thư hạ họng giai đoạn 2 sống được bao lâu?
Với tình trạng ung thư hạ họng giai đoạn 2 tức khối u nằm 1 vùng hạ họng hoặc vùng bên cạnh hạ họng (kích thước khối u >4cm) thanh quản chưa bị ảnh hưởng thì tiên lượng sống 5 năm của bệnh nhân còn phụ thuộc vào tình trạng di căn đến các mô, hạch bạch huyết và vị trí khối u.
Tỷ lệ sống sót sau 5 năm dựa trên vị trí khối u của ung thư hạ họng (*) là
- Tại chỗ: 61%
- Xâm lấn: 39%
- Di căn xa: 28%
(*) https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12181-hypopharyngeal-cancer
Các phương pháp điều trị ung thư hạ họng giai đoạn 2
Có nhiều phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư hạ họng giai đoạn 2. Bệnh nhân có thể được thực hiện 1 trong số các chỉ định dưới đây hoặc kết hợp cùng lúc phụ thuộc vào phác đồ điều trị của các bác sĩ:
Hoá xạ trị
Người bệnh sẽ được kết hợp hoá trị và xạ trị cùng lúc để ức chế sự phát triển của khối u. Nếu điều trị theo cách này, các bác sĩ nhận thấy hiệu quả cao hơn so với chỉ thực hiện 1 trong 2 cách thức điều trị. Cisplatin là thuốc hóa trị được dùng cùng với xạ trị vào khối u và hạch bạch huyết ở cả hai bên cổ.
Phương pháp này cũng có thể tiêu diệt các tế bào ung thư trước khi xạ trị để giảm nhẹ các triệu chứng cho bệnh nhân K hoặc để điều trị trong hoàn cảnh ung thư tái phát. Tuy nhiên, cách điều trị này sẽ để lại tác dụng phụ cho người bệnh.
Bệnh nhân sẽ được truyền hoá chất kết hợp điều trị bằng tia X
Xạ trị
Với bệnh lý ở giai đoạn sớm như ung thư hạ họng giai đoạn 2, xạ trị là một trong các liệu pháp chữa bệnh phổ biến nhất. Bạn sẽ được ứng dụng tia X năng lượng cao để loại bỏ các tế bào ung thư như cách điều trị riêng biệt hoặc sau khi hoá trị. Có 2 cách xạ trị chính cho người bệnh ung thư hạ họng giai đoạn 2 bao gồm:
- Xạ trị ngoài: Máy bấn tia X được sử dụng để hướng bức xạ năng lượng cao xoay quanh bệnh nhân để tiêu diệt và ức chế sự phát triển của khối u nhỏ ở hạ họng và hạch bạch huyết ở 2 bên cổ.
- Xạ trị trong: Đặt nguồn phóng xạ ở trong hoặc gần khối u
Xem thêm: Các kỹ thuật xạ trị chiếu ngoài hiện đại ngày nay
Xạ trị ngoài cho bệnh nhân ung thư đầu cổ
Phẫu thuật
Đây có thể là thởi điểm vàng để bạn phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ hạ họng và thanh quản để điều trị triệt căn bệnh ung thư hạ họng. Các cuộc phẫu thuật sau đây có thể diễn ra:
- Phẫu thuật thanh quản loại bỏ thanh quản áp dụng cho các trường hợp ung thư diễn biến xấu và tạo hình ống thở mới (phẫu thuật mở khí quản)
- Phẫu thuật cắt bỏ một phần thanh quản và một phần hầu họng giúp loại trừ phần hầu họng bị tổn thương và bảo toàn giọng nói. Tuy nhiên, sau phẫu thuật giọng nói của bạn có thể thay đổi
- Phẫu thuật cắt bỏ hạch bạch huyết và các mô khác ở cổ. Một số bệnh nhân có thể cần cắt bỏ hoàn toàn họng hoặc tuyến giáp (nếu ung thư đã xâm lấn)
Phẫu thuật bóc tách khối u khỏi hạ họng và các mô xung quanh
Các bác sĩ có thể phẫu thuật bằng robot qua đường miệng hoặc phẫu thuật laser và cân nhắc thực hiện tái tạo để cải thiện chức năng của miệng và cổ càng nhiều càng tốt. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể được thực hiện hoá trị, xạ trị để phong toả các tế bào ung thư còn lại để giảm nguy cơ ung thư tái phát.
Đôi khi liệu pháp nhắm mục tiêu và trị liệu miễn dịch cũng có thể được ứng dụng để thử nghiệm khả năng đáp ứng thuốc và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Điều trị giảm nhẹ
Sau khi điều trị hoặc trong khi chữa bệnh ung thư hạ họng giai đoạn 2, các tác dụng phụ của các phương pháp điều trị hầu như sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh như:
- Cảm thấy đau đớn: Thuốc giảm đau, gây tê dây thần kinh có thể giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn
- Chăm sóc dinh dưỡng: Ung thư sẽ khiến bệnh nhân khó nuốt, hay bị viêm niêm mạc, mất vị giác hay khô miệng khiến họ không còn thiết tha chuyện ăn uống. Khi đó, gia đình và bác sĩ cần phối hợp sát sao để đưa ra thực đơn phù hợp hoặc thực hiện truyền dinh dưỡng qua ống đặt thông dạ dày,....
Bệnh nhân ung thư phải được chăm sóc dinh dưỡng theo chế độ riêng
Ung thư hạ họng có triệu chứng không?
Tuỳ tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân mà biểu hiện bệnh lý của người bệnh sẽ khác nhau. Có những trường hợp có triệu chứng nhưng rất dễ nhầm lẫn và cũng có những ca bệnh ung thư hạ họng giai đoạn đầu không có bất kỳ biểu hiện gì. Dưới đây là một số triệu chứng đáng ngờ của bệnh lý ác tính này:
- Đau họng, cảm giác như có cái gì vường ở cổ họng
- Khàn giọng
- Khó nuốt
- Đau tai
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ
- Khó thở không có lý do
- Mệt mỏi
- Giọng nói bị thay đổi
- Thở có tiếng rít
- Ho ra máu
- Giảm cân không có nguyên nhân
Chẩn đoán ung thư hạ họng giai đoạn 2
Không thể dựa vào triệu chứng để đưa ra quyết định về tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện các xét nghiệm sau:
- Nội soi tai mũi họng bằng ống mỏng dài dầu gắn camera để quan sát trực tiếp lớp niêm mạc hầu họng. Nội soi thanh quản cũng được tiến hành nếu cần thiết
- Sinh thiêt ống kim nhỏ (FNA) nếu nghi ngờ tổn thương ung thư để xác định tính chất tổn thương
- Chẩn đoán hình ảnh như chụp CT, chụp MRI, chụp PET... để đánh giá chi tiết các tổn thương hầu họng và tình trạng di căn
Nội soi và các cách chẩn đoán hình ảnh sẽ được phối hợp để đánh giá tình trạng bệnh
Các nhân tố thúc đẩy ung thư hạ họng
Tình trạng các tế bào đột biến và nhân lên mất kiểm soát hình thành khối u vẫn chưa được giải mã. Tuy nhiên để phòng tránh bệnh nói chung và làm chậm diễn biến của bệnh nói riêng, bạn cần tránh xa các nhân tố thúc đẩy sự phát triển bất thường của tế bào như:
- Hút thuốc, bao gồm cả thuốc lá, xì gà, tẩu, thuốc lá điện tử,...
- Uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích thường xuyên
- Nhiễm trùng HPV lây qua đường tình dục, quan hệ bằng miệng, vết thương hở,...
Có thể nói, mặc dù bệnh lý ung thư hạ họng giai đoạn 2 không thể phòng tránh nhưng chúng ta có thể chủ động phát hiện và điều trị bệnh ngay khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường. Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm điều trị tại các Bệnh viện lớn và hệ thống cơ sở vật chất, máy móc hiện đại luôn sẵn sàng thực hiện thăm khám, phẫu thuật và điều trị các ca bệnh từ đơn giản đến phức tạp.
Khám Tai mũi họng ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Như vậy, ung thư hạ họng giai đoạn 2 là giai đoạn mà khối u đã phát triển vượt quá vị trí ban đầu nhưng chưa di căn xa. Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như khó nuốt, đau họng, khàn tiếng, và sờ thấy hạch cổ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn chưa có triệu chứng rõ ràng. Điều trị sớm ở giai đoạn này thường mang lại hiệu quả cao.