Những điều cần biết về polyp dây thanh quản - Nguyên nhân và điều trị

Phan Ngọc Linh

02-06-2022

goole news
16

Polyp dây thanh quản có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhưng đặc biệt phổ biến ở những người trưởng thành. Nếu như không phát hiện sớm và có phương án điều trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng đến giọng nói và gây khàn tiếng kéo dài. Cùng bệnh viện Phương Đông tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị được áp dụng hiện nay qua những thông tin sau đây.

Bệnh polyp dây thanh quản là gì?

Thanh quản hay hộp thanh, có vị trí nằm tại phần giữa đáy lưỡi và khí quản, các cơ dây thanh có nhiệm vụ căng để không khí đi qua, rung động để phát ra những âm thanh lớn/cao hoặc nhỏ/thấp mỗi khi con người nói chuyện. Bệnh polyp dây thanh quản là những khối u nhỏ có kích thước như hạt tấm hoặc hạt đậu xanh, bóng, mọng, nhẵn và có màu trắng hồng. 

Polyp có vị trí tại dây thanh quản, tại mặt trên bờ lòng thanh quản, đây là khối u lành tính có thể có cuống hoặc không, đôi khi có tình trạng xuất huyết bên trong. Bệnh có thể gây nên hiện tượng biến đổi giọng nói ở mọi lứa tuổi. Tiếng của người bệnh có thể bị khàn, kéo dài. Tuy bệnh không thực sự trở thành khối u ác tính, nhưng bác sĩ vẫn tiến hành kiểm tra để xác định chắc chắn. 

Polyp có vị trí tại dây thanh quản, tại mặt trên bờ lòng thanh quản

Polyp có vị trí tại dây thanh quản, tại mặt trên bờ lòng thanh quản

Nguyên nhân gây polyp dây thanh quản

Hầu hết bệnh lý polyp dây thanh quản chủ yếu là do tình trạng phù nề với nhiều nguyên nhân. Cụ thể là:

  • Do hoạt động nói: Do tình trạng nói nhiều, nói to, kéo dài lạm dụng giọng nói, hoặc do nghề nghiệp như ca sĩ, phát thanh viên, diễn giả, giáo viên…
  • Dùng chất kích thích: Những người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia có thể sẽ khiến cho vùng họng bị tổn thương nghiêm trọng, khi dây thanh quản bị kích thích và tổn thương quá độ có thể hình thành bệnh lý. 
  • Do quá sản tổ chức liên kết hoặc biểu mô hay do quá sản niêm mạc thanh quản. 
  • Do viêm thanh quản mạn tính kéo dài, hoặc do viêm họng cấp không được điều trị dứt điểm, tái phát nhiều lần dẫn đến phát sinh các hạt polyp dây thanh quản. 
  • Sự kích thích cơ học bởi sự tác động làm cho dây thanh căng quá mức, dẫn đến vần mạch máu nhỏ trên dây thanh bị vỡ, gây nên bệnh polyp dây thanh.
  • Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi về nội tiết tố, điều tiết khí huyết không đều và dây thanh xuất hiện những triệu chứng xuất huyết nhẹ. Nếu như nói nhiều, nó lớn rất dễ làm cho dây thanh tổn thương gây polyp dây thanh.

Một số triệu chứng thường gặp do polyp dây thanh quản

Bệnh lý polyp vùng dây thanh quản có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Những dấu hiệu điển hình gây ra có thể dễ nhận biết đó là: 

Khàn tiếng

Đây là một trong những triệu chứng xuất hiện đầu tiên, bởi polyp làm cho hai dây thanh âm không thể khép kín được. Dây thanh rung động không đều gây ra hiện tượng âm thanh bị thay đổi, bị khàn mỗi khi nói. Mức độ âm thanh bị khàn hoàn toàn phụ thuộc vào kích thước của polyp, khi phần này cành lớn làm cho phần thanh môn càng mở rộng khiến giọng càng khàn. 

Khàn giọng lúc đầu chỉ xảy ra từng đợt một nhưng dần dần diễn ra liên tục hơn. Mức độ khàn tiếng phụ thuộc vào hạt cơ của dây thanh là lớn hay nhỏ cũng như mức độ nhược cơ của dây thanh. Với bệnh polyp có chân, khi nói có thể di động khi thanh môn hoạt động, khiến cho người bệnh có cảm giác vướng víu ở cổ, ho khạc càng nhiều giọng càng khàn hơn. 

Khàn giọng lúc đầu chỉ xảy ra từng đợt một nhưng dần dần diễn ra liên tục

Khàn giọng lúc đầu chỉ xảy ra từng đợt một nhưng dần dần diễn ra liên tục

Hụt hơi, ho khan

Do tiếng khàn nên khi càng nói sẽ càng dẫn đến mất hơi nhiều, khiến cho người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi và không nói được lâu. Polyp dây thanh quản còn có thể gây ra những cơn ho khan kéo dài, khiến cho người bệnh luôn cảm thấy khó thở. 

Nếu như bệnh không được phát hiện sớm có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây khản tiếng trầm trọng. Nếu như tình trạng này xảy ra liên tục có thể gây nguy hiểm như máu dính trong đờm, cổ nổi nhiều hạch thậm chí mất tiếng hoàn toàn và biến chứng đường thở như xuất huyết thanh quản. 

Nếu không được phát hiện sớm, polyp dây thanh quản có thể chuyển biến thành mãn tính, gây khản tiếng nghiêm trọng và xảy ra liên tục, nguy hiểm hơn có thể xuất hiện tình trạng máu dính trong đờm, nổi nhiều hạch cổ, mất tiếng hoàn toàn. Thậm chí gây biến chứng đường thở xuất huyết thanh quản.

Hướng điều trị polyp dây thanh quản

Tùy theo mỗi giai đoạn tiến triển của bệnh mà có hướng điều trị khác nhau, cụ thể là:

Nội khoa

Polyp dây thanh quản nếu như mới phát hiện và chưa có biểu hiện nghiêm trọng không cần thiết phải điều trị. Bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng, súc miệng với nước muối sinh lý hàng ngày và hạn chế nói chuyện. Nếu như có hiện tượng tiếng khản nhẹ và không diễn ra liên tục, bạn có thể áp dụng điều trị nội khoa. 

Ở giai đoạn này, nên hạn chế hoặc tạm ngưng nói chuyện đến mức tối đa để giúp cải thiện nhanh tình trạng khản tiếng. Cùng với đó là kết hợp điều trị bằng khí dung có thuốc chống phù nề, chống viêm và kết hợp cùng với kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bệnh đã ổn định và triệu chứng đã giảm, bạn vẫn nên đến khám định kỳ tại chuyên khoa Tai Mũi Họng.

Bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng trong giai đoạn nhẹ

Bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng trong giai đoạn nhẹ

Ngoại khoa

Nếu như điều trị ngoại khoa không có kết quả, giai đoạn tiếp theo là áp dụng điều trị ngoại khoa, phẫu thuật cắt bỏ polyp. Có nhiều phương pháp để can thiệp mổ polyp dây thanh trong đó có:

  • Kỹ thuật soi thanh quản gián tiếp để cắt polyp với kìm Frankel với phần polyp có cuống nhỏ (hiện nay đã ít được sử dụng).
  • Cắt trực tiếp polyp với nội soi bằng dụng cụ vi phẫu thanh quản.
  • Vi phẫu dưới kính hiển vi phẫu thuật.
  • Cắt bỏ bằng laser CO2.

Sử dụng phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào từng cơ sở y tế thăm khám đồng thời người bệnh sẽ được tự lựa chọn sau khi được bác sĩ tư vấn thêm. Một số vấn đề y khoa có thể được can thiệp điều trị nhằm mục đích giảm tác động của dây thanh quản trong đó bao gồm các vấn đề dị ứng, tuyến giáp và bệnh trào ngược dạ dày

Cắt trực tiếp polyp với nội soi bằng dụng cụ vi phẫu thanh quản

Cắt trực tiếp polyp với nội soi bằng dụng cụ vi phẫu thanh quản

Điều chỉnh hành vi giọng nói

Bên cạnh 2 phương pháp trên, người bệnh cũng cần phải can thiệp điều chỉnh hành vi giọng nói. Điều trị giọng nói có liên quan đến việc dừng hoặc hạn chế tối đa hành vi. Điều trị này có liên quan đến thay đổi độ cao, độ lớn và tập thở để cho giọng nói tốt hơn. Ngoài ra, những kỹ thuật giảm căng thẳng cùng với những bài tập thư giãn cũng được hướng dẫn thêm. 

Trong quá trình điều trị polyp dây thanh quản, bệnh nhân hạn chế việc nói chuyện sẽ giúp cho thanh quản dịu lại, đồng thời giảm tác động lên dây thanh. Nếu như phải nói chuyện nhiều bởi công việc, nên dùng công cụ hỗ trợ như loa, mic. 

Hạn chế nói chuyện là biện pháp đi kèm để phục hồi nhanh hơn

Hạn chế nói chuyện là biện pháp đi kèm để phục hồi nhanh hơn

Phòng ngừa bệnh polyp dây thanh quản

Bệnh polyp dây thanh quản về lâu dài cần phải can thiệp phẫu thuật và tốn nhiều thời gian để chữa trị. Chính vì vậy, tốt nhất bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh xuất hiện bằng những biện pháp cơ bản sau đây: 

  • Tránh xa thuốc lá, những môi trường ô nhiễm, khói độc hại.
  • Không nên lạm dụng các chất có khả năng kích thích như đồ uống có cồn, rượu, bia.
  • Hạn chế ăn đồ ăn cay, nóng hoặc quá lạnh gây kích thích vòm họng.
  • Hạn chế nói to trong thời gian dài, la ó, gào thét.
  • Nên giữ gìn vệ sinh răng miệng với nước muối sinh lý, tránh để viêm họng, viêm dây thanh quản. 

Không uống bia rượu là cách để phòng polyp hiệu quả

Không uống bia rượu là cách để phòng polyp hiệu quả

Một số thắc mắc về bệnh polyp dây thanh quản

Bên cạnh những kiến thức trên, có nhiều vấn đề liên quan khiến người bệnh băn khoăn. Bệnh Viện Phương Đông xin giải đáp những câu hỏi có liên quan đến bệnh cụ thể là: 

Bệnh polyp dây thanh quản có nguy hiểm không?

Polyp thanh quản là căn bệnh lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra biến đổi giọng nói. Nếu như khối u phát triển nhanh sẽ khiến người bệnh khàn tiếng, khó nói và hay hụt hơi. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giao tiếp và công việc, gây khó khăn nếu như không được chữa trị kịp thời. 

Những ai dễ đối mặt với bệnh Polyp thanh quản?

Bệnh này có thể bắt gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhưng hầu hết phổ biến ở người trưởng thành. Những người dễ mắc bệnh đó là: 

  • Những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói như nhân viên tư vấn, giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, MC, hướng dẫn viên du lịch…
  • Những người thường xuyên lạm dụng thuốc lá, bia, rượu…

Những người hay nói như hướng dẫn viên dễ mắc bệnh này

Những người hay nói như hướng dẫn viên dễ mắc bệnh này

Phẫu thuật cắt bỏ Polyp dây thanh có nguy hiểm không?

Đây là phương pháp hiện đại, chủ yếu áp dụng phẫu thuật nội soi, tiên tiến và an toàn đối với người bệnh.Tuy nhiên, dù thực hiện phương pháp phẫu thuật nào cũng có những rủi ro nhất định đối với người bệnh. Vậy nên, nếu như có ý định phẫu thuật hãy tìm đến những cơ sở tiên tiến, hiện đại để có thể hạn chế rủi ro.

Thực hiện phẫu thuật cắt polyp dây thanh kiêng nói bao nhiêu lâu?

Theo đó, thời gian cần kiêng nói tùy theo từng trường hợp là khác nhau, phụ thuộc vào thể trạng cũng như phương pháp phẫu thuật được áp dụng. Nếu như áp dụng phương pháp cắt polyp truyền thống, bệnh nhân cần kiêng nói dài hơn khoảng từ 2-3 ngày. 

Với những trường hợp sử dụng công nghệ hiện đại JCIC để cắt polyp dây thanh quản, có thể nói chuyện lại sớm hơn, chỉ cách vài tiếng. Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế nói và nói nhỏ nhẹ 2 tuần sau phẫu thuật bởi lúc này thanh quản đang phục hồi, tránh bị tổn thương. 

Phẫu thuật cắt polyp nên kiêng nói ít nhất là 2 ngày sau đó

Phẫu thuật cắt polyp nên kiêng nói ít nhất là 2 ngày sau đó

Những thực phẩm nào kiêng sau mổ polyp dây thanh?

Bên cạnh việc kiêng nói/hạn chế nói, bạn nên tránh dùng những thực phẩm cay nóng trong thời gian dài trong 1-2 ngày đầu sau phẫu thuật. Bởi lúc này, phần niêm mạc thanh quản cực dễ tổn thương và nhóm thực phẩm này lại có khả năng kích ứng, gây chảy máu khiến cho quá trình phục hồi kéo dài hơn. Bên cạnh đó bạn cũng nên kiêng những đồ ăn có vị chua, khó tiêu hoặc món ăn quá lạnh. 

Trong thời điểm này, những thực phẩm được ưu tiên là cháo, đồ ăn mềm và chứa ít dầu mỡ. Bên cạnh xây dựng cho mình một chế độ ăn uống phù hợp, sau khi cắt polyp dây thanh quản, người bệnh cũng nên duy trì dùng các loại thuốc giảm phù nề, chống viêm và kháng sinh đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sau khi phẫu thuật

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sau khi phẫu thuật

Cần lưu ý gì sau khi cắt polyp dây thanh quản?

Sau khi phẫu thuật điều trị cắt bỏ polyp, bệnh nhân sẽ được điều trị nội khoa với  thuốc và theo dõi sức khỏe thêm để đưa ra đánh giá sự phục hồi của bệnh. Một số lưu ý mà bệnh nhân cần hiểu rõ để hạn chế bệnh quay trở lại như sau:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi cho thanh quản trong thời gian tuần đầu phẫu thuật để ngăn ngừa những biến chứng về giọng nói. 
  • Luyện phát âm đúng cách để giúp cho giọng nói phục hồi toàn diện.
  • Hạn chế nói chuyện trong vài tháng đầu sau phẫu thuật, có thể nói bình thường sau đó nhưng hạn chế nói to, nói nhiều.
  • Giữ ấm vùng cổ họng, vệ sinh tai mũi họng thường xuyên. 
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, vận động, thể dụng thể thao thường xuyên để giúp cho cơ thể nhanh chóng phục hồi sau phẫu thuật.

Như vậy, qua những thông tin trên có thể thấy polyp dây thanh quản là bệnh không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc cũng như cuộc sống của người bệnh. Tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là cơ sở y tế uy tín sẽ tư vấn và có phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân, tránh những biến chứng về sau. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

5,003

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM
19001806 Đặt lịch khám