Ung thư vòm họng có chữa được không? Điều trị bằng cách nào?

Nhật Mai

24-12-2022

goole news
16

Ung thư ngày càng trẻ hoá với tỷ lệ mắc ở nhiều lứa tuổi. Bệnh ở giai đoạn đầu không có các biểu hiện đặc trưng và thường nhầm lẫn với các bệnh hô hấp nên khi phát hiện thường đã ở giai đoạn muộn. Vậy tỷ lệ chữa bệnh ở các giai đoạn là bao nhiêu? Liệu ung thư vòm họng có chữa được không? Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc này.

Tác nhân gây ung thư vòm họng

Y học chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây nên ung thư vòm họng, tuy nhiên các tác nhân dưới đây làm tăng khả năng mắc bệnh của một cơ thể khỏe mạnh.

Yếu tố trực tiếp

Các gen bình thường phát triển thành gen đột biến, khiến tế bào bệnh nhân lên không thể kiểm soát, bắt đầu xâm lấn tới các cấu trúc xung quanh, di căn tới các cơ quan khác. Với ung thư vòm họng, quá trình đột biến và nhân lên đa số bắt đầu tại tế vào vảy nằm trên bề mặt của niêm mạc vòm họng.

Ung thư vòm họng chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác

Ung thư vòm họng chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác

Yếu tố nguy cơ

  • Hút thuốc lá thường xuyên: Các chất độc hại có trong thuốc lá và khói thuốc dần hấp thụ vào cơ thể theo năm tháng dẫn tới phát bệnh. Đây cũng là yếu tố nguy cơ của rất nhiều bệnh ung thư khác, trong đó có ung thư vòm họng và ung thư phổi.
  • Thói quen uống rượu bia: Tương tự như thuốc lá, rượu bia cũng là tác nhân làm gia tăng gấp 2 lần nguy cơ bị ung thư vòm họng. Uống nhiều bia rượu có thể khiến tăng tỷ lệ ung thư dạ dày nghiêm trọng.
  • Nhiễm virus HPV tuýp 16 và 18: Đây là loại virus có liên quan tới rất nhiều các loại ung thư, người bệnh có nguy cơ bị ung thư vòm họng khi bị nhiễm HPV chủng 16 và 18.
  • Nhiễm virus Epstein Barr: Loại virus này được tìm thấy trong các tế bào bệnh do ung thư vòm họng. Tuy nhiên không phải ai bị ung thư vòm họng cũng bị nhiễm loại virus này.
  • Do yếu tố di truyền: Gia đình có người từng bị ung thư vòm họng làm tăng nguy cơ bị bệnh. Nếu thuộc đối tượng này cần thường xuyên khám định kỳ để sàng lọc ung thư.
  • Ngoài ra các yếu tố như mắc các hội chứng rối loạn huyết học, bị các bệnh bạch cầu, thiếu máu bất sản, rối loạn tiêu hoá bẩm sinh, môi trường sống ô nhiễm, ăn nhiều đồ chiên rán, quan hệ tình dục bằng miệng, yếu tố về tuổi tác,... cũng làm gia tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng.

Các giai đoạn của ung thư vòm họng và kích thước khối u tương đương

Ung thư vòm họng phát triển theo 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Khi này khối u đang nhỏ khoảng dưới 2,5cm, chưa lan sang hạch bạch huyết và các cơ quan lân cận. Chữa ung thư vòm họng giai đoạn đầu ở giai đoạn này có tỷ lệ thành công lớn nhất.
  • Giai đoạn 2: Khối u lớn dần khoảng 5-6 cm, chưa hoặc đã bắt đầu có dấu hiệu lan sang hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn 3: Khối u đã lớn hơn và xâm lấn sang hạch bạch huyết và cơ quan khác.
  • Giai đoạn 4: Khối u có kích thước rất di căn sang các cơ quan khác.

Ung thư vòm họng có chữa được không?

Tỷ lệ chữa khỏi bệnh và sống thêm sau 5 năm của người bệnh bị ung thư vòm họng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như can thiệp điều trị ở giai đoạn nào, khối u đã di căn chưa và đã lan tới vị trí nào, cơ thể người bệnh có đáp ứng được với điều trị hay không và điều trị bệnh có đủ liệu trình không…

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ dựa trên Cơ sở dữ liệu SEER, tỷ lệ sống trên 5 năm sẽ có số liệu khác nhau dựa vào tình trạng ung thư hiện tại. Cụ thể là:

  • Ung thư tại chỗ khi chưa có sự di căn, tỷ lệ sống thêm 5 năm là 81%.
  • Ung thư di căn tại vùng: Tế bào ung thư đã lan ra ngoài tới các cấu trúc lân cận hoặc lan tới hạch bạch huyết, tỷ lệ chữa khỏi ung thư vòm họng và sống thêm 5 năm là khoảng 73%.
  • Ung thư di căn xa là khi ung thư di căn tới miệng, phổi, gan, não… hay các cơ quan ở xa, tỷ lệ sống thêm 5 năm là 48%.
  • Tổng hợp lại, bệnh ung thư vòm họng có tỷ lệ sống thêm là 62% nếu được điều trị thành công. Tuy nhiên nếu phát hiện ở giai đoạn 4, kết quả này chỉ khoảng 15-40%.

Tỷ lệ chữa khỏi ung thư vòm họng tùy vào giai đoạn can thiệp

Tỷ lệ chữa khỏi ung thư vòm họng tùy vào giai đoạn can thiệp

Điều trị bệnh ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng có chữa được không? Để điều trị vòm họng, hiện nay y học đưa ra các biện pháp sau tùy vào tình hình phát triển khối u và tình trạng di căn. Các phương pháp như sau:

Xạ trị

Sử dụng tia X có các hạt năng lượng cao hoặc năng lượng khác để diệt tế bào bệnh. Một liệu trình/phác đồ sẽ có thời gian và phương pháp điều trị cụ thể. Hình thức xạ trị thường gặp là:

Xạ trị chiếu ngoài

Còn gọi là xạ trị 3D hoặc xạ trị điều biến liều (IMRT) có mức độ phổ biến nhất trong trị liệu ung thư vòm họng. Tia xạ từ bên ngoài chiếu vào cơ thể, có thể điều chỉnh phân phối hiệu quả hơn, giảm ảnh hưởng tới các tế bào lành xung quanh, ít tác dụng phụ. Phương pháp này khuyến nghị cho bệnh nhân ung thư giai đoạn II – IVA.

Xạ trị proton

Sử dụng hạt proton năng lượng cao, chiếu xạ từ bên ngoài để diệt tế bào ung thư, giảm tác động tới cấu trúc lân cận. Phương pháp điều trị này khuyến nghị điều trị cho người bệnh giai đoạn muộn, kể cả khi khối u đã di căn tới não hay tủy sống.

Xạ trị proton tác động vào tế bào ung thư, giảm ảnh hưởng tới tế bào lành lân cần

Xạ trị proton tác động vào tế bào ung thư, giảm ảnh hưởng tới tế bào lành lân cần

Xạ phẫu lập thể

Cách điều trị này giúp trị liệu chính xác đến khối u, được sử dụng để điều trị u di căn đến nền sọ, u tái phát ở trong não, nền sọ.

Xạ trị áp sát (Brachytherapy)

Sử dụng thiết bị cấy ghép có chứa chất phóng xạ gần vị trí khối u, chiếu tia từ bên trong, gọi là xạ trị trong hay xạ trị áp sát. Phương pháp này được dùng để điều trị giai đoạn sớm hoặc khối u di căn lần 1.

Hóa trị

Ung thư vòm họng có chữa được không? Sử dụng liệu pháp hoá trị. Đây là liệu pháp toàn thân dùng để ức chế tăng sinh, phân chia và phát triển của các tế bào ung thư. Hoá trị sẽ được dùng qua các đường gồm:

  • Đường uống: Uống viên nang hoặc viên nén.
  • Truyền tĩnh mạch: Tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.
  • Tiêm vào bắp, dưới da hoặc trực tiếp vào khối u.

Theo đó, các giai đoạn tương ứng sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp gồm:

  • Ung thư giai đoạn II đã có di căn sang hạch bạch huyết: Khi này điều trị cần kết hợp hoá trị và xạ trị cùng lúc.
  • Ung thư giai đoạn II chưa di căn đến hạch bạch huyết: Áp dụng hoá trị để điều trị và ngăn di căn.
  • Ung thư giai đoạn III – IVA: Áp dụng hoá trị bổ trợ trước hoặc kết hợp với hoá trị bổ trợ trước (bằng cách kết hợp gemcitabine (Gemzar) và cisplatin (Platinol), kết hợp docetaxel (Taxotere) với cisplatin và 5-fluorouracil (5-FU), kết hợp cisplatin và 5-fluorouracil, kết hợp cisplatin và capecitabine (Xeloda), kết hợp docetaxel và cisplatin)).
  • Với khối u giai đoạn 3 chưa di căn tới hạch bạch huyết: Khuyến khích điều trị bằng hoá trị bổ trợ trước với phác đồ Cisplatin hoặc 5-fluorouracil và/hoặc carboplatin.

Hóa trị là liệu pháp toàn thân dùng để ức chế phát triển các tế bào ung thư

Hóa trị là liệu pháp toàn thân dùng để ức chế phát triển các tế bào ung thư

Phương pháp phẫu thuật

Can thiệp dao kéo để cắt bỏ khối u, tuy nhiên sẽ cắt luôn một số mô lành xung quanh, với giai đoạn muộn khối u đã di căn đến não thì sẽ rất khó tiếp cận và khó xử lý vì nhiều mạch máu và các dây thần kinh sọ não. Tuy nhiên nếu khối u mới chỉ lan đến hạch bạch huyết ở cổ hoặc ung thư biểu mô không biệt hoá của vòm họng thì vẫn được chỉ định phẫu thuật.

Liệu pháp thuốc nhắm trúng đích

Đây là phương pháp dùng thuốc Cetuximab (Erbitux) truyền qua đường tĩnh mạch để điều trị nhắm mục tiêu dành cho bệnh nhân ung thư vòm họng khi hoá trị thông thường không có hiệu quả. Đây là loại kháng thể đơn dòng tác động vào thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR) - là loại protein có tác dụng khiến tế bào ung thư nhân lên nhanh hơn. Trường hợp ung thư đã di căn, lan rộng hoặc vẫn phát triển sau khi hoá trị thì thuốc sẽ được dùng kết hợp với hoá trị hoặc xạ trị

Liệu pháp miễn dịch

Sử dụng các loại thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch (có thể kể đến Pembrolizumab (Keytruda) và Nivolumab (Opdivo)) để tiêu diệt tế bào ung thư mà không tấn công tế bào lành. Cơ chế hoạt động của thuốc là “bật”, “tắt” các protein trên các tế bào miễn dịch để tạo nên các phản ứng cần thiết.

Liệu pháp miễn dịch kích hoạt hệ thống miễn dịch tấn công tế bào ung thư, tránh tổn thương tế bào lành

Liệu pháp miễn dịch kích hoạt hệ thống miễn dịch tấn công tế bào ung thư, tránh tổn thương tế bào lành

Liệu pháp điều trị giảm nhẹ

Đây là cách tập trung vào sự cải thiện cảm giác của người bệnh trong quá trình điều trị giúp quản lý triệu chứng và hỗ trợ các nhu cầu khác không nằm trong phạm vi y tế. Các phương pháp này gồm kỹ thuật thư giãn, hỗ trợ cảm xúc, tinh thần, thay đổi dinh dưỡng, thuốc hỗ trợ,...

Phương pháp điều trị ung thư vòm họng theo giai đoạn cụ thể

Ung thư vòm họng chữa được không? Mỗi một giai đoạn phát triển của bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp khác nhau. Cụ thể:

  • Điều trị bệnh ở giai đoạn 0 – I: Ứng dụng phương pháp xạ trị dự phòng nhằm vào khối u hoặc hạch bạch huyết lân cận nhằm phòng ngừa lây lan sang các hạch này khi chưa được phát hiện.
  • Điều trị bệnh giai đoạn II: Điều trị bằng hóa - xạ trị kết hợp tập trung vào hạch bạch huyết tại vòm họng và cổ. Thuốc hoá trị thường dùng là Cisplatin và thuốc 5-FU.
  • Điều trị bệnh giai đoạn III: Tương tự như giai đoạn II.
  • Điều trị bệnh giai đoạn IV: Sử dụng thuốc hoá trị bằng thuốc Cisplatin và một số thuốc loại khác hoặc dùng liệu pháp miễn dịch. Có 2 trường hợp:
    • Nếu điều trị thành công không có dấu hiệu ung thư thì hoá trị đợt tiếp theo hoặc xạ trị vòm họng - hạch bạch huyết để tiêu diệt tế bào bệnh còn sót lại.
    • Nếu vẫn còn tế bào ung thư còn lại sau khi hoá trị lần 1 thì sẽ tiếp tục hoá trị bằng cách kết hợp với thuốc nhắm trúng đích Cetuximab (Erbitux) hoặc liệu pháp miễn dịch.

Điều trị ung thư vòm họng tái phát

Ngoài ra, trường hợp ung thư vòm họng tái phát sau khi hoàn tất liệu trình điều trị (có thể tái phát cục bộ tại gần vị trí ban đầu hoặc lan sang cơ quan khác ở xa hơn) thì sẽ có phương án điều trị phù hợp.

  • Một số khối u tái phát trong vòm họng sẽ được loại bỏ bằng cách phẫu thuật gọi là phẫu nội soi nền sọ, thực hiện qua mũi đòi hỏi kỹ thuật chuyên sâu và bác sĩ giàu kinh nghiệm.
  • Nếu tái phát trong các hạch bạch huyết vùng cổ thì có thể điều trị bằng xạ trị hoặc phẫu thuật thay thế nếu lần 1 xạ trị không đáp ứng.
  • Nếu ung thư tái phát ở các vị trí khác thì có thể áp dụng cả hoá trị, liệu pháp miễn dịch hoặc kết hợp cả hai hoặc hoá trị kết hợp với thuốc nhắm mục tiêu Cetuximab.

Điều trị ung thư vòm họng tái phát dựa vào tình trạng bệnh tái phát ở vị trí nào trên cơ thể

Điều trị ung thư vòm họng tái phát dựa vào tình trạng bệnh tái phát ở vị trí nào trên cơ thể

Trên đây là giải đáp của Bệnh viện Đa khoa Đa khoa Phương Đông về thắc mắc ung thư vòm họng có chữa được không. Chi phí chữa ung thư vòm họng sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh phát hiện và bắt đầu can thiệp, loại thuốc hoặc phương pháp điều trị. Tuy nhiên sàng lọc ung thư để phát hiện sớm bệnh chính là “liều thuốc” rẻ tiền và hiệu quả bậc nhất. Liên hệ hotline 1900 1806 của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được đặt lịch tầm soát ung thư vòm họng trong hôm nay!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,326

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám