Ung thư xương hàm là một loại ung thư tương đối hiếm gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm khi không được điều trị sớm. Vậy nên, trong bài viết hôm nay, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông xin gửi đến bạn đọc những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh cùng cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Ung thư xương hàm là gì?
Ung thư xương hàm (hay ung thư hàm, u xương hàm ác tính) là một dạng ung thư xương rất nghiêm trọng ở vùng mặt, gây biến dạng và mất thẩm mỹ. Ung thư xương hàm được chia ra thành 2 loại cơ bản:
- Ung thư xương hàm nguyên phát: Khối u khởi phát từ bên trong xương hàm hoặc các mô mềm trong miệng và mặt (loại này khá hiếm gặp).
- Ung thư xương hàm thứ phát: Khối u bắt đầu từ một vị khác trong cơ thể, sau đó các tế bào ung thư phát triển và di căn đến xương hàm. Trong đó, phổ ung thư mô tế bào vảy tại miệng di căn là trường hợp phổ biến nhất.
Hình ảnh ung thư xương hàm
Biểu hiện ung thư xương hàm
Các dấu hiệu chính của ung thư xương hàm là kết quả của áp lực bên trong hàm do kích thước khối u ngày càng lớn ép lên răng, xương hàm, mạch máu và dây thần kinh.
Người mắc loại ung thư này thường có những biểu hiện sau:
- Cảm giác đau: Đây là dấu hiệu điển hình của bệnh ở giai đoạn tiến triển. Khối u càng phát triển thì cơn đau càng dữ dội và kéo dài âm ỉ. Đặc biệt, các cơn đau có thể lan đến cổ hoặc mặt nếu khối u chèn ép các dây thần kinh.
- Bị sưng: Dù khối u có kích thước lớn hoặc nhỏ thì đều có thể gây sưng, biến dạng khuôn mặt. Nếu khối u phát triển trong xương hàm sẽ gây sưng miệng và nếu phát triển ngoài xương hàm sẽ gây sưng mặt.
- Răng lung lay: Nếu nhiều răng bị rụng trong khoảng thời gian ngắn thì đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư xương hàm. Khi khối u phát triển sẽ ảnh hưởng đến phần xương xung quanh nướu răng, khiến răng bị mềm và tiểu dần, từ đó dẫn đến răng bị lung lay.
Đau là biểu hiện thường gặp và dễ nhận biết của ung thư xương hàm
Ngoài những dấu hiệu điển hình nêu trên, người bệnh còn có thể đổi mặt với các triệu chứng như: đau khi nhai, khi nuốt; thay đổi giọng nói; xuất hiện hạch vùng cổ, sau tai, dưới hàm; loét miệng kéo dài trên 3 tuần và vết loét khó lành…
Nguyên nhân gây ra ung thư xương hàm
Cho đến nay, các nghiên cứu vẫn làm rõ ràng được nguyên nhân chính xác gây ra ung thư xương hàm.
Một số yếu tố được chỉ ra làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:
- Lối sống thiếu lành mạnh: hút thuốc lá, uống rượu bia, chế độ dinh dưỡng kém…
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách.
- Có hệ miễn dịch suy yếu.
- Nhiễm HPV (Human papillomavirus).
- Sống trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại.
Ung thư xương hàm có nguy hiểm không?
Ung thư nói chung và ung thư xương hàm nói riêng thì đều rất nguy hiểm. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến chức năng nhai, làm biến dạng khuôn mặt mà còn có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách.
Vậy mắc ung thư xương hàm sống được bao lâu thì tỷ lệ sống sau 5 năm phụ thuộc vào các yếu tố như giai đoạn phát hiện và mức độ di căn được chẩn đoán.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ sống sau 5 năm với nhóm đối tượng mắc ung thư vùng miệng - hầu họng tương đối như sau:
- Giai đoạn khu trú là 73%
- Giai đoạn lan tỏa là 42%.
- Giai đoạn di căn xa là 23%.
Cách chẩn đoán ung thư xương hàm
Để chẩn đoán ung thư xương hàm, người bệnh sẽ được bác sĩ hỏi thăm bệnh sử, thăm khám lâm sàng và chỉ định các phương pháp cận lâm sàng như:
- Chẩn đoán hình ảnh: Chụp Xquang, chụp CT scan, chụp MRI, xạ hình xương bằng máy SPECT, SPECT/CT với 99mTc-MDP, xạ hình thận chức năng bằng máy SPECT, SPECT/CT với 99mTc-DTPA, chụp PET/CT toàn thân với 18F-FDG, chụp PET/CT toàn thân với 18F-Na… cung cấp hình ảnh, chẩn đoán giai đoạn bệnh, đánh giá tổn thương di căn và theo dõi sau điều trị…
- Sinh thiết mở hoặc sinh thiết kim dưới hướng dẫn của CT hoặc siêu âm: Giúp chẩn đoán xác định mô bệnh trước khi điều trị.
- Xét nghiệm sinh học phân tử: Nhằm giải mã trình tự nhiều gen.
Chụp MRI đánh giá chính xác xâm lấn khối u vào tổ chức phần mềm và mạch máu thần kinh
Điều trị ung thư xương hàm
Ung thư xương hàm có chữa khỏi được không là mối quan tâm của hầu hết những ai không may mắn mắc phải căn bệnh quái ác này. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh tương đối khả quan. Các phương pháp điều trị gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và có sự phối hợp với nhau để đạt được hiệu quả cao nhất.
Phẫu thuật
Đây là phương pháp thường được áp dụng trong điều trị ung thư xương hàm:
- Phẫu thuật cắt bỏ khối u (với trường hợp ung thư chưa di căn): Phẫu thuật loại bỏ ung thư cùng một phần của các mô khỏe mạnh xung quanh khối u.
- Phẫu thuật cắt bỏ xương hàm (với khối u đã xâm lấn vào xương): Cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ xương hàm tùy theo kích thước, vị trí của khối u. Sau đó, bác sĩ sẽ tạo hình lại khuyết hổng phần xương, phần mềm.
Xạ trị
Đây là phương pháp dùng các sóng hoặc hạt có năng lượng cao như tia X, các chùm tia điện tử, tia Gamma, proton… để tiêu diệt, phá hỏng tế bào ung thư. Xạ trị thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Điều trị bổ sung, khi phẫu thuật không thể loại bỏ hoàn toàn khối u hoặc tế bào ung thư đã phát triển, gây ảnh hưởng tới mạch máu, hệ thần kinh.
- Sử dụng trước phẫu thuật để kiểm soát kích thước khối u, nâng cao hiệu quả điều trị.
- Người bệnh có khối u nhỏ và phẫu thuật có nguy cơ rủi ro cao.
Đây là phương pháp sử dụng các loại thuốc nhằm mục đích phát hủy tế bào ung thư và ngăn chặn tế bào ung thư phát triển, xâm lấn cơ quan khác. Hóa trị thường được sử dụng kết hợp với xạ trị hoặc điều trị bổ sung cho người bệnh sau phẫu thuật.
Tầm soát ung thư cùng đội ngũ chuyên gia tại BVĐK Phương Đông
Đối với ung thư xương hàm, phát hiện sớm chính là “chìa khóa vàng” giúp bạn chống lại căn bệnh quái ác này. Thay vì đợi có dấu hiệu của bệnh, bạn nên chủ động khám sức khỏe định kỳ hoặc tầm soát ung thư sớm nếu có thuộc nhóm đối tượng nguy cơ.
Đồng hành cùng sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông xây dựng các gói khám sức khỏe, tầm soát ung thư từ cơ bản đến chuyên sâu theo nhu cầu của khách hàng. Liên hệ đến hotline 1900 1806 để được chuyên viên tư vấn và hỗ trợ cùng bác sĩ chuyên khoa.