Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng do đâu?

Phương Loan

28-02-2025

goole news
16

Khô miệng không phải tình trạng hiếm gặp, thường xảy ra khi cơ thể bị mất nước, không sản xuất đủ nước bọt. Thế nhưng khi đã uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng, nguyên nhân do đâu?

Vì sao uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng?

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến người bệnh cảm giác bứt rứt và khó chịu. Đây không phải triệu chứng nguy hiểm song không được chủ quan, có thể cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng.

Cụ thể:

Bệnh răng miệng

Người mắc các bệnh lý về nha chu (xương ổ răng, dây chằng, nướu răng) có thể gây khô miệng kéo dài ngay cả khi đã uống nhiều nước. Các tổ chức này bị viêm, nhiễm trùng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động tuyến nước bọt.

Ngoài triệu chứng khô miệng khát nước, bệnh nhân còn có thể đối mặt với các vấn đề bệnh lý khác như:

  • Đau nhức nướu, sưng đỏ.
  • Chảy máu chân răng.
  • Đổi màu răng sang vàng, đen.
  • Hơi thở có mùi hôi, rát lưỡi.
  • Sốt.

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng do bệnh lý răng miệng

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng do bệnh lý răng miệng

Đái tháo đường

Đái tháo đường, còn gọi tiểu đường, là tình trạng cơ thể giảm chức năng bài tiết insulin hoặc tăng kháng insulin, khiến nồng độ glucose huyết tăng cao. Đường máu tăng kéo theo áp suất thẩm thấu của máu, tăng lọc thận khiến cơ thể dễ dàng bị mất nước và gây loạt phản ứng như khô miệng, khát nước.

Quá trình sản xuất nước bọt cũng có thể bị chậm lại do chỉ số đường máu tăng cao liên tục. Đây cũng là lý do bệnh nhân uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng, phổ biến ở cả hai nhóm type I và type II.

Một số triệu chứng khác giúp nhận diện bệnh rõ ràng hơn như:

  • Cơ thể mệt mỏi kéo dài.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân, giảm cân ngay cả khi ăn nhiều.
  • Tiểu tiện nhiều lần, tăng lượng nước tiểu đào thải ra ngoài.
  • Tầm nhìn giảm, thường xuyên nhìn mờ.
  • Bị nhiễm nấm men ở miệng hoặc âm đạo.
  • Lâu lành vết thương hơn người bình thường.

Đến nay bệnh tiểu đường chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, bệnh nhân thường được chỉ định dùng thuốc kiểm soát nồng độ đường huyết hàng ngày. Chuyên gia khuyến cáo, người tiểu đường cần tập thể dục thể thao điều độ, giảm ăn đường và chất béo có hại.

Hội chứng Sjogren

Miệng khô háo nước dù đã uống nhiều nước là biểu hiện điển hình của chứng Sjogren, một loại bệnh tự miễn xảy ra do rối loạn chức năng tuyến ngoại tiết. Hội chứng khiến chức năng tuyến nước bọt giảm hoạt động, không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.

Theo thống kê, tỷ lệ người mắc bệnh Sjogren ở Việt Nam vào khoảng 0.7%. Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới, đối mặt với tình trạng khô miệng kèm các triệu chứng khác như:

  • Mệt mỏi, uể oải kéo dài.
  • Ngứa đỏ mắt, mà ke nhiều, nhạy cảm với ánh sáng.
  • Viêm mí mắt, viêm kết mạc.
  • Khi khóc không có nước mắt.
  • Khô họng, phế quản, thanh quản, da và âm đạo.
  • Phát ban, thở gấp, sốt.
  • Mất khứu giác, vị giác.

Chứng Sjogren khiến bệnh nhân bị khô miệng dù đã uống nhiều nước

Chứng Sjogren khiến bệnh nhân bị khô miệng dù đã uống nhiều nước

Điều trị Sjogren chủ yếu tập trung dùng thuốc kiểm soát triệu chứng, ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng nước mắt nhân tạo, thuốc kích thích tăng tiết nước bọt, thuốc chống viêm và giảm đau.

Bệnh thận

Thận được ví như bộ máy thải độc của cơ thể, có nhiệm vụ lọc máu và loại bỏ các chất cặn bã thông qua đường nước tiểu. Người bệnh thận như sỏi thận, suy thận, viêm bể thận, viêm cầu thận,... khiến chức năng thận suy giảm, khiến cơ thể dễ dàng bị mất nước, khát khô.

Bệnh nhân có thể nhận biết dựa trên các biểu hiện lâm sàng khác như:

  • Lượng nước tiểu tăng giảm bất thường.
  • Cơ thể xanh xao, phù nề.
  • Miệng khô, đắng.
  • Vùng thắt lưng bị đau nhức.

Bạn cần tiếp nhận điều trị theo nguyên nhân cụ thể, kết hợp giữa các phương pháp để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà, tùy tiện sử dụng thuốc các bài thuốc truyền miệng.

Bệnh cường giáp

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng sản xuất hormone giáp tự do, khiến cơ thể sinh nhiệt và tiêu thụ oxy trong thời gian ngắn. Chính quá trình tiêu thụ nhiệt này khiến người bệnh dù uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng.

Bệnh nhân có thể phải đối mặt với các triệu chứng khác như:

  • Bướu cổ.
  • Hồi hộp, tay run, lo lắng.
  • Tiêu chảy.
  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Sụt cân nhanh chóng dù không giảm cân.

Bệnh cường giáp khiến cơ thể tiêu thụ một lượng nhiệt lớn gây khô miệng

Bệnh cường giáp khiến cơ thể tiêu thụ một lượng nhiệt lớn gây khô miệng

Người bị cường giáp thường được chỉ định dùng thuốc kiểm soát hoạt động tuyến giáp, nồng độ hormone. Trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ xem xét can thiệp phẫu thuật, ngăn chặn diễn biến nguy hiểm.

Làm gì khi uống nhiều nước vẫn khô miệng

Uống nhiều nước vẫn khô miệng về cơ bản không gây hại đến sức khỏe song có thể ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Tìm kiếm cách khắc phục kịp thời giúp bệnh nhân lấy lại sự tự tin, ăn uống ngon miệng hơn.

Uống nước đúng cách

Uống nước nhiều không bằng uống đúng cách, bạn lưu ý:

  • Chú ý lượng nước bổ sung vào cơ thể trong ngày. Lượng nước tiêu chuẩn của người trưởng thành là 35g/kg/ngày, có thể bổ sung đa dạng nước lọc, nước canh, nước ép trái cây,...
  • Không uống dồn dập vào một thời điểm, uống một lúc hết một cốc to. Bạn cần chia nhỏ các khung thời gian uống nước, dù khát hoặc không khát. Việc này giúp cơ thể bổ sung đều đặn lượng nước cho cơ thể, đào thải tốt cặn bã.
  • Vào mỗi buổi sáng bạn nên uống 200ml nước ấm, tăng cường quá trình thải độc cho cơ thể. Nên uống nước trước bữa ăn ít nhất 30 phút, hạn chế tác động tiêu cực lên hệ tiêu hóa.

Chăm sóc răng miệng

Khoang miệng cần được chăm sóc kỹ lưỡng để loại bỏ tối đa thức ăn còn bám lại, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Việc vệ sinh được thực hiện đều đặn giúp bảo vệ men răng hiệu quả, tránh các bệnh lý về nha chu.

Bạn chú ý:

  • Mỗi ngày đánh răng tối thiểu 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
  • Kết hợp làm sạch răng bằng chỉ nha khoa, tăm nước và các loại nước súc miệng.
  • Ưu tiên dùng kem đánh răng chứa fluoride nhằm bảo vệ men răng, giảm ngừa các bệnh lý về răng miệng.

Khắc phục tình trạng khô miệng dù đã uống nước bằng cách chăm sóc răng miệng

Khắc phục tình trạng khô miệng dù đã uống nước bằng cách chăm sóc răng miệng

Thiết lập chế độ ăn

Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng bản thân, bạn lưu ý:

  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có tính axit cao, quá cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, nhiều đường hoặc chứa caffein.
  • Bổ sung nước ép trái cây giàu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin A, C, canxi tự nhiên trong rau củ cho cơ thể, cấp ẩm cho khoang miệng.
  • Sử dụng trà thảo mộc (gừng, chanh, bạc hà, nha đam) tăng kích thích tuyến nước bọt tự nhiên.
  • Hạn chế dùng các loại thuốc lá điện tử, xì gà,...

Khám sức khỏe định kỳ

Tình trạng khô miệng không cải thiện sau thời gian thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng cần được can thiệp y tế kịp thời. Bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng sẽ tiến hành đánh giá tình trạng, chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng nhằm tìm ra nguyên nhân.

Kết luận

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng là tín hiệu cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn cần thận trọng. Tình trạng này kéo dài, tiếp diễn không thuyên giảm cần được thăm khám, nhận định với bác sĩ, tuyệt đối không chủ quan kéo dài bệnh tình.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

15

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM
19001806 Đặt lịch khám