Viêm cầu thận thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị

Phan Ngọc Linh

03-08-2022

goole news
16

Những năm gần đây, một số quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Mỹ,... tỷ lệ viêm cầu thận cấp đang có dấu hiệu giảm dần. Song, các nước đang phát triển như Việt Nam, lượng người mắc bệnh không ngừng tăng lên, thậm chí diễn biến tương đối phức tạp.

Viêm cầu thận cấp là gì?

Viêm cầu thận cấp là một đợt viêm đột ngột xảy ra ở cầu thận, là biểu hiện lâm sàng của tổn thương viêm cấp do có sự xuất hiện bất ngờ của hồng cầu niệu, protein. Hiện tượng này gây phù, tăng huyết áp ở người bệnh.

Bất kỳ lứa tuổi hay giới tính nào đều có thể bị viêm nhiễm cầu thận cấp, song phổ biến nhất ở nhóm trẻ nhỏ 3 - 8 tuổi, đặc biệt ở trẻ em nam. Tỷ lệ mắc bệnh giảm thấp với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, giới tính nữ và người lớn.

Viêm cầu thận cấp thường gặp ở trẻ nhỏ 3 - 8 tuổi

(Viêm cầu thận cấp thường gặp ở trẻ nhỏ 3 - 8 tuổi)

Viêm cầu thận cấp có thể tự thuyên giảm, cải thiện tình trạng mà không cần can thiệp y tế chuyên sâu. Tuy nhiên, chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo bệnh nhân nên được khám, nhận phác đồ điều trị dứt điểm, giảm nguy cơ tổn thương về lâu dài cho thận.

Mức độ phổ biến của bệnh viêm cầu thận cấp

Viêm cầu thận cấp là bệnh lý phổ biến trên thế giới, dù không có tính lây truyền từ người này sang người khác. Hiện nay, y học chưa có biện pháp ngăn chặn bệnh xảy ra ở cơ thể người, hướng kiểm soát và quản lý cơ thể chỉ nhằm giảm thiểu các yếu tố rủi ro.

Nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận cấp

Nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận cấp tương đối đa dạng, có thể hình thành do nhiễm trùng, di truyền hoặc tình trạng viêm làm thay đổi trong hệ thống miễn dịch. Nhận biết, chẩn đoán chính xác căn nguyên giúp tối ưu hóa quá trình điều trị.

Nhiễm trùng

Những bệnh lý vùng họng như viêm họng, đau họng có thể làm phát triển tình trạng viêm cầu thận cấp. Hoặc hệ thống miễn dịch suy giảm, là tiền đề khiến vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.

Nhiễm trùng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh viêm cầu thận thể cấp

(Nhiễm trùng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh viêm cầu thận thể cấp)

Lupus ban đỏ

Nhiều công trình nghiên cứu đã được diễn ra, khẳng định bệnh lupus ban đỏ có mối liên hệ chặt chẽ với viêm cầu thận cấp tính. Vậy nên, bệnh nhân cần điều trị tốt, dứt điểm bệnh lupus ban đỏ trước khi diễn tiến nguy hiểm.

Bệnh thận IgA

Bệnh thận IgA thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng lâm sàng cụ thể và rõ ràng. Sau một vài năm hình thành trong cơ thể người, bệnh tiến triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây viêm nhiễm cầu thận cấp.

Bệnh thận IgA thường diễn tiến âm thầm gây nhiễm khuẩn cầu thận thể cấp

(Bệnh thận IgA thường diễn tiến âm thầm gây nhiễm khuẩn cầu thận thể cấp)

Viêm mạch máu

Viêm mạch máu là tình trạng mạch máu dày lên, bị thu hẹp, hình thành sẹo do tổn thương mạch máu. Sự thay đổi trong thành mạch máu làm cản trở lưu lượng máu, kéo dài lâu có thể làm tổn thương nội tạng, mô xung quanh.

Viêm đa mạch, u hạt kèm viêm đa mạch là những bệnh lý tiềm ẩn dẫn đến viêm cầu thận ở người. Bệnh nhân cần hết sức chú ý, theo dõi và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, nếu xuất hiện bất thường cần đến ngay cơ sở y tế chuyên môn.

Yếu tố nguy cơ tăng khả năng mắc bệnh

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm cầu thận cấp gồm có:

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh.
  • Người bệnh có tiền sử viêm cầu thận, tiền sử bệnh thận.
  • Người có các vấn đề liên quan đến huyết áp, đái tháo đường.
  • Phơi nhiễm độc tố.

Những yếu tố nguy cơ tăng khả năng mắc bệnh viêm cầu thận

(Những yếu tố nguy cơ tăng khả năng mắc bệnh viêm cầu thận)

Triệu chứng viêm cầu thận cấp

Biểu hiện của viêm cầu thận nhóm cấp tính tùy thuộc vào mức độ phát triển, nguyên nhân chính gây bệnh. Người bệnh có thể dựa vào các triệu chứng trong 2 giai đoạn tiến triển khởi phát và toàn phát như sau:

Giai đoạn khởi phát

Viêm cầu thận thể cấp ở giai đoạn khởi phát thường chưa quá rõ ràng, người bệnh rất dễ chủ quan và không để ý tới. Song có thể nghi ngờ với những triệu chứng như:

  • Mệt mỏi, sốt 38 - 39 độ C.
  • Đau âm ỉ ở thắt lưng 2 bên.
  • Rối loạn tiêu hóa như đau bụng, chán ăn.

Mỗi giai đoạn khác nhau có những triệu chứng cụ thể khác nhau

Mỗi giai đoạn khác nhau có những triệu chứng cụ thể khác nhau

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn toàn phát bắt đầu có những triệu chứng rõ ràng hơn, do bệnh đã tiến triển nhanh và nặng nề. Cụ thể:

  • Nước tiểu sẫm màu, màu trà.
  • Hiện tượng phù nề ở mặt, dần lan ra tay chân.
  • Tiểu ít, giảm đáng kể.
  • Tăng huyết áp.

Triệu chứng ở giai đoạn toàn phát)

(Triệu chứng ở giai đoạn toàn phát)

Biến chứng viêm cầu thận cấp

Người bệnh bị viêm cầu thận cấp không được điều trị kịp thời, áp dụng chế độ chăm sóc hợp lý sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Chạy thận nhân tạo, ghép thận do quá trình lọc bỏ chất thải trong máu ra khỏi cơ thể giảm dần theo từng ngày.
  • Hội chứng thận hư, một trong những biến chứng nguy hiểm nhất cần chú ý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc tính mạng.

Xem thêm: Chạy thận nhân tạo là gì? Có biến chứng gì không? Thực hiện như thế nào?

Viêm cầu thận dạng cấp có biến chứng vô cùng nguy hiểm

Viêm cầu thận dạng cấp có biến chứng vô cùng nguy hiểm

 

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm cầu thận cấp

Bệnh nhân cần tiến hành xét nghiệm viêm cầu thận cấp để xác định rõ ràng hơn bệnh. Một số kỹ thuật được bác sĩ chỉ định nhằm đánh giá chức năng thận và chẩn đoán bệnh như:

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu nhằm phát hiện các tế bào hồng cầu, xác tế bào hồng cầu trong nước tiểu, bước đầu chẩn đoán tổn thương cầu thận. Ngoài ra cho biết các chỉ số khác như bạch cầu, lượng protein, nồng độ creatinin, ure.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu cung cấp cho bác sĩ những thông tin về tổn thương thận và suy yếu cầu thận qua đo nồng độ chất thải creatinin và ure nito trong máu. Đây là kỹ thuật chẩn đoán không thể thiếu để xác định, kết luận bệnh viêm cầu thận cấp.

Xét nghiệm máu chẩn đoán tổn thương thận hoặc suy yếu cầu thận

(Xét nghiệm máu chẩn đoán tổn thương thận hoặc suy yếu cầu thận)

Chẩn đoán hình ảnh

Nếu bác sĩ phát hiện bằng chứng về tổn thương thận, có thể chỉ định thêm các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, siêu âm, chụp CT scan. Dựa vào kết quả hình ảnh, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác, cụ thể, hỗ trợ quá trình điều trị.

Sinh thiết thận

Bác sĩ sử dụng một cây kim để lấy mẫu mô nhỏ trong thận, mang theo dõi dưới kính hiển vi để xác định nguyên nhân gây viêm. Đây là kỹ thuật chẩn đoán cao nhất trong xét nghiệm bệnh viêm cầu thận, cần thực hiện tại cơ sở y tế có trang thiết bị và nhân lực chuyên môn cao.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Viêm cầu thận tuy có thể tự hồi phục sau một thời gian phát bệnh nhất định, song không được chủ quan trước những triệu chứng sau:

  • Cơ chế gây phù trong viêm cầu thận cấp khiến cơ thể như da căng lên, dùng tay ấn nhẹ thấy lõm xuống nhưng sau vài giây trở lại bình thường.
  • Tiểu máu.
  • Tăng huyết áp.
  • Mệt mỏi.

Những biểu hiện nghiêm trọng cần thăm khám bác sĩ

(Những biểu hiện nghiêm trọng cần thăm khám bác sĩ)

Người bệnh gặp bất kỳ vấn đề bất thường liên hệ ngay 1900 1806 hoặc cấp cứu 0833 015 115 tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Đội ngũ y bác sĩ luôn túc trực, sẵn sàng xử lý những ca bệnh phức tạp, nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.

Điều trị viêm cầu thận cấp

Tùy thuộc tình trạng bệnh lý, mỗi người bệnh sẽ có phương pháp điều trị viêm cầu thận cấp khác nhau. Song tất cả các hướng xử lý đều nhằm bảo vệ thận, hạn chế tối đa những tổn thương nguy hiểm.

Kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh sớm là nguyên tắc quan trọng trong điều trị, loại bỏ nguồn vi khuẩn gây bệnh. Liều lượng, loại thuốc và tần suất sử dụng dựa theo chỉ số viêm cầu thận cấp của bệnh nhân.

Tham khảo liều lượng sau:

  • Penicillin V: Liều dùng 25-75 mg/kg/ngày chia thành 2-3 lần trong 10 ngày
  • Erythromycin: Liều dùng 40 mg/kg/ngày trong 10 ngày
  • Azithromycin: Liều dùng 12 mg/kg/ngày trong 5 ngày

Liệu pháp ức chế miễn dịch

Khi cơ thể mắc các bệnh tự miễn, hệ miễn dịch của cơ thể thường hiểu lầm tế bào khỏe mạnh là tác nhân lạ gây bệnh. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để giảm hoạt động hệ thống miễn dịch, tránh tình trạng lớp màng đáy cầu thận bị tấn công dẫn đến tổn thương.

Điều trị viêm cầu thận cấp bằng liệu pháp ức chế miễn dịch

(Điều trị viêm cầu thận cấp bằng liệu pháp ức chế miễn dịch)

Liệu pháp ức chế miễn dịch có thể được chỉ định như sau:

  • Steroid có công dụng giảm sưng, ức chế hệ thống miễn dịch. Giảm dần liều lượng hoặc dừng hoàn toàn khi thận bắt đầu hồi phục.
  • Cyclophosphamide là chất ức chế miễn dịch, thường dùng liều lượng cao trong điều trị một số loại bệnh ung thư, viêm thận cấp.
  • Một số loại thuốc khác được chỉ định trong điều trị như Mycophenolate mofetil, Azathioprine, Rituximab, Cyclosporin, Tacrolimus.

Kiểm soát triệu chứng bệnh

Bệnh nhân có triệu chứng phù phổi cấp, tăng huyết áp, phù nhiều do ứ dịch thường được chỉ định dùng thuốc lợi tiểu, nhằm loại bỏ những chất lỏng dư thừa trong cơ thể. Nếu xuất hiện biến chứng nghiêm trọng khác có thể dùng thêm thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin.

Mức cholesterol cao cũng thường gặp ở người có hội chứng viêm cầu thận cấp, hoặc hội chứng thận hư thể kết hợp. Bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc giảm cholesterol và statin, đây là hai loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất.

Lọc huyết tương

Lọc huyết tương nhằm loại bỏ nhanh các phức hợp miễn dịch ra khỏi máu, tránh lắng đọng tại cầu thận. Bệnh nhân sẽ được nối với thiết bị chuyên dụng, nhằm lấy dần một lượng máu trong cơ thể ra ngoài.

Lọc huyết tương là biện pháp loại bỏ nhanh các phức hợp miễn dịch khỏi máu

(Lọc huyết tương là biện pháp loại bỏ nhanh các phức hợp miễn dịch khỏi máu)

Huyết tương trong máu sẽ được tách ra, loại bỏ, đồng thời thêm vào một chất thay thế trước khi đưa trở lại cơ thể. Hiện nay, các bệnh viện thường sử dụng máy ly tâm hoặc màng lọc tách huyết tương để phân tách các thành phần, tối ưu hiệu quả điều trị.

Lọc máu chu kỳ

Lọc máu chu kỳ áp dụng với trường hợp bệnh nghiêm trọng, thận bị quá tải dịch hoặc tăng kali, không thể kiểm soát bằng thuốc. Đây là biện pháp tối ưu nhất, giúp làm sạch máu và loại bỏ chất, dịch dư thừa ra ngoài, đồng thời kiểm soát tình trạng huyết áp cao khi chức năng thận suy giảm.

Biện pháp phòng ngừa viêm cầu thận cấp

Một lối sống và chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh có thể khắc phục tình trạng viêm cầu thận, hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể áp dụng, thực hiện hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển.

Chế độ dinh dưỡng

Lưu ý một số vấn đề sau để phòng ngừa bệnh viêm cầu thận cấp:

  • Giảm muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Hạn chế, tránh sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp.
  • Uống đủ nước, trung bình 1.5 - 2 lít nước/ngày.
  • Kiểm soát tốt lượng kali, protein trong chế độ ăn hàng ngày.

Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp cải thiện tình trạng viêm cầu thận dạng cấp tính

(Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp cải thiện tình trạng viêm cầu thận dạng cấp tính)

Chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt lành mạnh cũng có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, trong đó có viêm cầu thận cấp. Dưới đây là một số biện pháp cải thiện hiệu quả:

  • Thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên.
  • Kiểm soát huyết áp.
  • Quan hệ tình dục an toàn.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt cơ quan sinh dục.
  • Tái khám định kỳ.

Bệnh viêm cầu thận cấp có thể tự thuyên giảm, không cần điều trị nhưng cũng có diễn tiến nguy hiểm, gây biến chứng khó lường. Bệnh nhân nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế chuyên môn, thực hiện kiểm tra và tuân thủ phác đồ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,276

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám