Viêm amidan 1 bên: Triệu chứng, nguyên nhân và hướng điều trị

Phương Loan

07-07-2025

goole news
16

Viêm amidan 1 bên là tình trạng tổn thương tập trung ở bên trái (hoặc bên phải) amidan. Tình trạng này khiến bệnh nhân gặp nhiều khó chịu trong sinh hoạt, ví dụ như ăn uống khó khăn, đau họng, ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ, hơi thở có mùi hôi,... Mỗi cá nhân cần chủ động nhận biết, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.

Viêm amidan 1 bên là gì?

Viêm amidan 1 bên là hiện tượng viêm nhiễm, tổn thương chỉ ở một bên amidan (có thể bên phải hoặc bên trái). Đây thường là triệu chứng của một số bệnh lý hô hấp như cảm cúm, viêm họng hoặc nguy hiểm như ung thư amidan.

Viêm amidan 1 bên là tình trạng amidan bên trái hoặc phải bị tổn thương

Viêm amidan 1 bên là tình trạng amidan bên trái hoặc phải bị tổn thương

Theo khảo sát, viêm amidan có tỷ lệ điều trị khỏi cao nhưng nếu không quản lý tốt có thể tái phát nhiều lần trong năm. Bệnh thậm chí có thể diễn tiến mạn tính, viêm amidan hốc mủ.

Nguyên nhân sưng amidan 1 bên

Viêm amidan 1 bên hay viêm amidan nói chung đều khởi phát do các tác nhân gây viêm nhiễm. Dưới đây là một số yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân thuận lợi xâm nhập:

  • Virus, vi khuẩn: Đây là tác nhân chính dẫn đến viêm amidan một bên. Cụ thể chủng vi khuẩn Streptococcus nhóm A và virus Epstein-Barr.
  • Vệ sinh khoang miệng chưa đúng cách: Răng miệng không được làm sạch mỗi ngày, đặc biệt sau khi ăn có thể hình thành mảng bám tích tụ lâu ngày trên răng. Tình trạng này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, xâm nhập gây hại cho amidan.
  • Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi hoặc chuyển lạnh đột ngột cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm amidan. Điều này khiến sức đề kháng cơ thể không kịp thích ứng, vi khuẩn, virus gây hại khi này thuận lợi tấn công khiến amidan sưng to 1 bên hoặc cả hai.
  • Cấu trúc amidan: Amidan sở hữu cấu trúc nhiều khe, trở thành nơi cư trú ưa thích của các loại vi khuẩn gây hại. Amidan không được làm sạch đều đặn, tồn tại lượng vi khuẩn lớn sẽ dẫn đến những tổn thương và viêm nhiễm không mong muốn.
  • Một số yếu tố khác: Liên quan đến chất độ dinh dưỡng, sinh hoạt (ăn đồ quá lạnh, nước đá, uống rượu, hút thuốc,...) có thể tác động lên amidan.

Các nhóm nguyên nhân khiến 1 bên amidan bị viêm

Các nhóm nguyên nhân khiến 1 bên amidan bị viêm

Ai dễ bị viêm amidan 1 bên

Amidan bị sưng một bên không phải triệu chứng hiếm gặp, có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên những nhóm người dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường:

  • Người thường xuyên hút thuốc lá, thuốc lào hoặc dùng các loại đồ uống chứa cồn như bia, rượu.
  • Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, vấn đề về đường hô hấp.
  • Bệnh nhân mắc bệnh suy giảm miễn dịch như HIV, AIDS.
  • Người sống trong môi trường ẩm ướt, không khí lạnh khô.

Triệu chứng amidan bị sưng 1 bên

Dấu hiệu nhận biết sưng amidan 1 bên có thể thực hiện dễ dàng bằng cách quan sát qua gương, xem xét sự khác biệt giữa hai bên amidan. Amidan khi sưng thường chuyển đỏ, sưng phồng, xuất hiện kèm theo các chấm mủ trắng nhỏ.

Bên cạnh đó bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng khác như:

  • Thường xuyên đau nhức đầu, ăn uống khó khăn, chán ăn, sụt cân nhanh chóng hoặc mệt mỏi kéo dài.
  • Quan sát lưỡi phủ trắng, miệng khô, hơi thở có mùi, họng đỏ, có thể kèm tình trạng xung huyết.
  • Sốt nhẹ nhưng kéo dài âm ỉ. Một số trường hợp sốt cao đột ngột dẫn đến nguy cơ về co giật, đặc biệt nguy hiểm ở trẻ nhỏ.
  • Cơ thể thường bị run lạnh, một bên amidan bị viêm có thể đau rát khó chịu, vướng víu khi nuốt.
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ hoặc ngủ ngáy, gặp phổ biến ở trẻ nhỏ bị viêm amidan một bên.

Các dấu hiệu nhận biết amidan sưng viêm một bên

Các dấu hiệu nhận biết amidan sưng viêm một bên

Biến chứng amidan sưng to 1 bên

Viêm amidan một bên kéo dài không được can thiệp điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây viêm cả hai bên. Cụ thể chuyển từ viêm nhiễm cấp tính lên mạn tính, khiến việc điều trị trở nên khó khăn và phức tạp hơn.

  • Biến chứng tại chỗ khiến amidan bị viêm nhiễm nặng, có thể áp xe quanh amidan khiến miệng gặp khó khăn khi nhai nuốt, cơn đau có thể lan sang tai.
  • Biến chứng lân cận tác động lên hệ thống tai mũi họng như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm xoang mũi, viêm tai giữa,... do tình trạng viêm nhiễm không được kiểm soát tốt.
  • Biến chứng toàn thân phổ biến ở nhóm viêm amidan mạn tính, tác động lên nhiều cơ quan xa như thấp tim, viêm cầu thận cấp, viêm khớp, ung thư vòm họng.

Phương pháp điều trị

Điều trị viêm amidan 1 bên cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ viêm amidan và tình trạng sức khỏe. Bệnh nhân có thể được điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật.

Dưới đây là một số loại thuốc thường chỉ định sử dụng với bệnh nhân viêm amidan 1 bên:

  • Thuốc kháng viêm nhằm ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu.
  • Thuốc kháng sinh dùng tại chỗ điều chế dưới dạng súc họng, xông hơi, viêm ngậm nhằm lại dịu tình trạng sưng tấy, đỏ niêm mạc họng.
  • Thuốc kháng sinh toàn thân dùng chủ yếu với bệnh nhân amidan bị viêm nhiễm nghiêm trọng, liều lượng sử dụng giới hạn trong vài ngày.
  • Một số loại thuốc hỗ trợ khác cũng được xem xét bao gồm giảm sốt, giảm đau, giảm ho nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.

Hướng điều trị viêm amidan một bên chuẩn Y khoa

Hướng điều trị viêm amidan một bên chuẩn Y khoa

Can thiệp phẫu thuật cắt amidan chỉ thực hiện khi hướng điều trị bằng thuốc không đạt kết quả mong muốn. Tình trạng đau nhức, sưng tấy, chèn ép đường thở khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong sinh hoạt.

Lưu ý khi điều trị viêm amidan quá phát một bên

Viêm amidan 1 bên có nguy cơ tái phát cao, tần suất có thể nhiều lần trong một năm nên cần có biện pháp chủ động phòng ngừa. Ngoài thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân cần kết hợp nâng cao hiệu quả theo các gợi ý sau:

  • Hàng ngày bổ sung nước đều đặn cho cơ thể, trung bình từ 1 - 2 lít nước/ngày làm sạch niêm mạc họng, không tạo môi trường phát triển thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Sau khi đánh răng nên tiến hành súc họng lại với nước muối sinh lý để làm sạch sâu các vùng khó loại bỏ mảng bám như khe amidan hoặc cổ họng.
  • Tránh tiêu thụ các nhóm thực phẩm kích thích niêm mạc họng như đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, quá lạnh làm trầm trọng hơn tình trạng viêm nhiễm cổ họng.
  • Kiêng hút thuốc lá do các chất thành phần có thể làm tổn thương niêm mạc họng, khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, cần ngủ đủ giấc giúp cơ thể tái tạo năng lượng, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.

Những lưu ý cần biết khi điều trị viêm amidan 1 bên

Những lưu ý cần biết khi điều trị viêm amidan 1 bên

Viêm amidan 1 bên là tình trạng amidan bên trái hoặc phải có biểu hiện sưng to, đỏ tấy hơn bình thường. Bệnh khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau nên cần được chẩn đoán y tế chuyên sâu, đảm bảo quá trình điều trị trúng đích và hiệu quả.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Phường Đông Ngạc, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

10

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám