Viêm bờm mỡ đại tràng là một căn bệnh không gây nguy hiểm nhiều đến người bệnh. Tuy nhiên nếu để tình trạng bệnh kéo dài thì dễ kéo theo nhiều bệnh lý khác và nhiều trường hợp còn gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Vậy đâu là phương pháp hiệu quả để giúp chúng ta phòng ngừa cũng như là điều trị căn bệnh này. Thông qua bài viết dưới đây, bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn.
Bờm mỡ đại tràng là gì?
Bờm mỡ đại tràng hay còn được gọi với một cái tên khác là túi thừa mạc nối. Nó có số lượng từ 50 đến 100 cái, chiều dài từ 0.5 đến 5 cm, được nằm ở mặt ngoài song song với dải cơ dọc đại tràng, có từ 1 đến 2 tĩnh mạch và tiểu động mạch đi kèm.
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm bờm mỡ đại tràng là gì?
Sự xoắn vặn các bờm mỡ đại tràng đã làm thuyên tắc tĩnh mạch và tắc mạch gây thiếu máu. Nó làm cho mạch máu và động mạch chỉ được cung cấp máu ở một vài vị trí cụ thể, từ đó gây ra viêm và tạo nên ở mặt ngoài ruột già nhiều dải mỡ bất thường.
Thông thường, viêm bờm mỡ đại tràng sẽ được xảy ra sau viêm nhiễm đại tràng. Lý do cho việc này là do sự viêm nhiễm tại đại tràng như: viêm túi thừa, viêm túi mật,... đã làm thay đổi lưu lượng tuần hoàn ở niêm mạc của ruột kết. Cũng vì như vậy mà nó làm cho lưu lượng máu chỉ tập trung dồn vào một vài vị trí chứ không phân ra đồng đều được, từ đó kích thích nên phản ứng viêm và góp phần tạo cơ hội cho các túi bờm mỡ xuất hiện.
Viêm túi thừa
Triệu chứng của bệnh viêm bờm mỡ đại tràng là gì?
Bệnh viêm bờm mỡ đại tràng thường sẽ làm xuất hiện những cơn đau bụng do các túi mỡ đại tràng bị ma sát với các cơ quan xung quanh. Đặc điểm của những cơn đau này là hay bị khu trú ở vùng bụng dưới và giữa, bên trái thường bị đau nhiều hơn, cơn đau thành từng đợt, đau âm ỉ dữ dội và tăng lên khi dùng tay ấn vào thành bụng. Không chỉ vậy, khi kéo căng vùng bụng, ho hoặc hít thở sâu, mức độ đau cũng sẽ tăng lên.
Ngoài một số triệu chứng đã kể trên, bệnh viêm bờm mỡ đại tràng còn xuất hiện một số triệu chứng khác như:
- Sốt
- Ăn không ngon miệng
- Tiêu chảy
- Buồn nôn
Một trong những triệu chứng phổ biến là ăn không ngon miệng
Tuy nhiên cần phải chú ý kỹ lưỡng những triệu chứng này, bởi vì đây là những triệu chứng không quá điển hình và rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý đường tiêu hóa. Chính vì vậy, mọi người thường có xu hướng bỏ qua nó.
Bệnh viêm bờm mỡ đại tràng có nguy hiểm không?
Viêm bờm mỡ đại tràng là một căn bệnh khá hiếm gặp và không quá nguy hiểm như mọi người vẫn nghĩ. Bệnh có thể sẽ tự khỏi trong một khoảng thời gian ngắn, khá ít trường hợp cần can thiệp đến phẫu thuật. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người bệnh có thể được phép chủ quan, nếu để bệnh tình cứ mãi tiếp diễn và không điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp, người bệnh có thể sẽ đối diện với một số nguy cơ, chẳng hạn như: Tạo áp xe ở ruột, tắc ruột, dính ruột, viêm phúc mạc lồng ruột. Thậm chí nó còn có thể đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh.
Làm thế nào để chẩn đoán bệnh viêm bờm mỡ đại tràng?
Khi bệnh nhân đến khám, bác sĩ chuyên môn sẽ dựa trên những triệu chứng lâm sàng mà bệnh nhân mô tả lại để phán đoán cũng như chỉ định cho bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như:
- Siêu âm: Hình ảnh siêu âm sẽ cho thấy một khối tăng âm có hình bầu dục hoặc tròn, xung quanh sẽ có viền giảm âm nhẹ, ấn vào không thấy xẹp. Khối tăng âm được nằm gần ở đại tràng, ấn tay vào sẽ thấy khá đau. Đối với trường hợp siêu âm Doppler màu thì sẽ không thấy được dấu hiệu các mạch máu ở trong khối.
Phát hiện Viêm bờm mỡ đại tràng bằng phương pháp siêu âm
- Chụp CT: Việc chụp CT sẽ cho ra hình ảnh đặc trưng hơn là siêu âm, phim chụp có thể cho thấy một cấu trúc có hình trứng, liền kề với đại tràng, có đậm độ mỡ, đường kính khoảng 1.5 đến 3.5cm, bao quanh đó là một viền đậm mỏng dày khoảng 1 đến 3mm. Không chỉ vậy, phim chụp còn cho thấy được phúc mạc lân cận dày lên, điều này chứng tỏ tình trạng viêm đang ngày càng lan rộng; phim chụp còn có thể cho thấy độ cản quang trung âm tăng đậm, lý do là thuyên tắc tĩnh mạch.
- Chụp MRI: Đây là một phương pháp ít được sử dụng so với siêu âm và chụp CT. Hình ảnh chụp MRI sẽ cho thấy một khối tín hiệu cao tròn với một tín hiệu giảm nhẹ hơn so mỡ thường. Cũng có nhiều trường hợp thấy khối tín hiệu cao, và khi tín hiệu trên xung xóa mỡ thì khối tín hiệu sẽ giảm đi, và tĩnh mạch trung tâm có tín hiệu thấp.
Điều trị viêm bờm mỡ đại tràng
Hầu như các trường hợp bị viêm bờm mỡ đại tràng không cần phải điều trị vì bệnh có khả năng tự khỏi trong khoảng từ 5 đến 7 ngày. Trong những trường hợp bệnh trở nặng, bác sĩ chuyên môn có thể chỉ định điều trị bằng một số phương pháp sau đây:
Sử dụng thuốc tây điều trị viêm bờm mỡ đại tràng
Paracetamol: Paracetamol được ưu tiên sử dụng vì nó tương đối an toàn ở liều điều trị. Tuy nhiên đối với một số bệnh nhân có bệnh lý đi kèm như: thiếu máu, thiếu hụt men G6PD, viêm gan, suy thận thì cần phải gặp trực tiếp bác sĩ để họ kê một đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh khác. Nghiêm cấm mọi trường hợp tự ý sử dụng thuốc.
Ibuprofen: Đây là một loại thuốc có chức năng kháng viêm và giảm đau, không chứa steroid. Tác dụng của Ibuprofen có phần mạnh hơn so với Paracetamol. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày - tá tràng, có tiền sử xuất huyết tiêu hoá thì không nên sử dụng Ibuprofen.
Kháng sinh: Kháng sinh có thể được bác sĩ kê đơn đối với những trường hợp viêm bờm mỡ đại trà khởi phát sau khi bị viêm đại tràng cấp tính hoặc là viêm ruột thừa. Đây là một loại thuốc có chức năng giúp phòng ngừa tình trạng bị viêm nhiễm cũng như ngăn ngừa một số biến chứng đến từ bệnh viêm phúc mạc, áp xe,...
Phẫu thuật viêm bờm mỡ đại tràng
Đây là một phương pháp áp dụng chủ yếu đối với các trường hợp tái phát bệnh một cách thường xuyên với mục đích là ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Đối với phương pháp này, các bác sĩ chuyên khoa thường sẽ ưu tiên mở nội soi ổ bụng trước thông qua cách tiếp cận đơn giản, buộc thắt và sau đó là loại bỏ đi phần bờm mỡ đã bị viêm nhiễm.
Sau khi đã hoàn thành buổi phẫu thuật, thông thường sức khỏe của bệnh nhân sẽ hồi phục vô cùng nhanh chóng. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp xảy ra nhiều biến chứng hậu phẫu thuật khó lường như: nhiễm trùng, chảy máu, phản ứng với thuốc mê,...
Phẫu thuật được áp dụng khi bệnh tái phát thường xuyên
Một số phương pháp để phòng ngừa bệnh viêm bờm mỡ đại tràng?
Một số biện pháp sau đây được khuyến cáo là nên áp dụng nhằm để phòng ngừa sự xuất hiện của bệnh viêm bờm mỡ đại tràng:
- Cố gắng kiểm soát tốt cân nặng của mình vì nó sẽ giúp giảm thiểu được nguy cơ cho sự phát triển của túi mỡ ở ngoài đại tràng. Khi mà lượng mỡ tăng cao thì đó chính là cơ hội tốt để hình thành túi mỡ ở bên ngoài.
- Không được ăn uống quá mức vì việc này sẽ khiến cho ruột già phải hoạt động một cách liên tục để đào thải một lượng thức ăn lớn. Không những thế, lượng thức ăn ở trong đại tràng còn có thể tạo áp lực lớn lên niêm mạc làm thay đổi lưu lượng máu và từ đó tăng nguy cơ xuất hiện túi mỡ.
- Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao, ăn đủ và đúng bữa, tránh tình trạng nhịn ăn.
Tập luyện thể dục thể thao đẩy lùi bệnh tật
Khi bị viêm đại tràng hay viêm túi thừa,... thì việc điều trị triệt để những bệnh này là vô cùng quan trọng. Vì nếu không làm như vậy bệnh tình sẽ trở nên nặng hơn, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm bờm mỡ đại tràng.
Viêm bờm mỡ đại tràng (diverticulitis) là một bệnh lý thường gặp ở đại tràng, trong đó các túi nhỏ ở thành ruột tròn bên trong, gọi là bờm mỡ, bị viêm hoặc nhiễm trùng. Đây là một bệnh khá phổ biến ở những người trên 40 tuổi và thường liên quan đến chế độ ăn uống không đủ chất xơ, thiếu vận động hoặc khó tiêu hóa. Các triệu chứng của viêm bờm mỡ đại tràng bao gồm đau bụng, đau vùng bụng dưới bên trái, khó tiêu, buồn nôn và nôn mửa, sốt, mệt mỏi và thậm chí cả tiêu chảy hoặc táo bón. Nếu bạn có những triệu chứng này, nên đi khám bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác.