Bệnh viêm cân gan bàn chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Nhật Mai

22-10-2022

goole news
16

Viêm cân gan bàn chân gây ra tình trạng đau gót chân ở người trưởng thành. Bệnh để lâu có thể ảnh hưởng đến việc di chuyển và vận động của người mắc. Vậy viêm cân gan bàn chân là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh lý này. Hãy cùng Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây.

Bệnh viêm cân gan bàn chân là gì?

Viêm cân gan bàn chân là tình trạng cân gan bàn chân bị tổn thương (sưng), gây ra những cơn đau nhức ở lòng bàn chân, dưới gót chân, vùng mặt tì đè của gót chân lên mặt đất. Cơn đau sẽ tăng dần theo thời gian, đặc biệt tăng cao khi người bệnh bước đi sau giấc ngủ hoặc khi bước đi đột ngột.

Viêm cân gan bàn chân gây ra những cơn đau bất chợt, ảnh hưởng đến sinh hoạt người bệnh

Viêm cân gan bàn chân gây ra những cơn đau bất chợt, ảnh hưởng đến sinh hoạt người bệnh

Những đối tượng thường gặp phải chủ yếu là người cao tuổi, vận động viên điền kinh, người lao động nặng,… Đối với người bị viêm, việc điều trị cần được thực hiện đúng cách, kịp thời để ngăn ngừa bệnh chuyển sang mãn tính, ảnh hưởng xấu tới dáng đi và chất lượng cuộc sống. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn khiến bàn chân bị viêm?

Nguyên nhân gây ra viêm cân gan bàn chân

Nguyên nhân chính gây viêm cân gan bàn chân là do chấn thương cơ bàn chân. Ngoài ra, bệnh còn có nguyên nhân do di truyền, thói quen và bệnh lý, cụ thể như sau:

  • Tuổi tác là một nhân tố gây ra viêm cân gan bàn chân, người ở độ tuổi trung niên 40 tuổi trở lên có tỉ lệ mắc ở mức cao.
  • Người có tiền sử hoặc đang mắc các căn bệnh liên quan bàn chân như gout, béo phì hay các bệnh về xương khớp, có nguy cơ mắc cao hơn.
  • Những người thường xuyên đi lại nhiều trên nền cứng, đi chân đất hoặc mang giày hay dép đế cứng, giày dép cao gót trong thời gian dài có thể gây tổn thương cho gan bàn chân, khả năng mắc bệnh ngay cả những người trẻ tuổi.

Bệnh viêm cân gan bàn chân hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Tuổi tác, di truyền, thói quen hoạt động…

Bệnh viêm cân gan bàn chân hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Tuổi tác, di truyền, thói quen hoạt động…

  • Tập thể dục sai cách với cường độ cao có thể làm căng và tổn thương cơ bàn chân, dẫn đến tổn thương cân gan chân.
  • Dị tật bàn chân bẹt, bàn chân không có hõm cong tự nhiên, gây mất cân bằng cơ thể, thiếu linh hoạt trong đi lại khiến mô kết nối ở chân bị kéo dãn, lâu dần gây nên viêm cân gan bàn chân.
  • Ai cũng có thể mắc phải bệnh lý, khi cân gan chân chịu một lực căng kéo dài liên tục, các vết rách nhỏ sẽ xuất hiện và dẫn đến bị viêm.

Các triệu chứng viêm cân gan bàn chân thường gặp

Người mắc chứng viêm cân gan bàn chân có thể gặp phải một số triệu chứng điển hình sau đây:

  • Đau nhói, đau buốt, đau âm ỉ ở vùng gót chân và bên dưới bàn chân.
  • Cơn đau thường xảy ra ở một bên bàn chân, cũng có trường hợp xảy ra ở cả hai bên.
  • Cơn đau thường xuất hiện khi ngủ dậy hay có thời gian nghỉ lâu và đột ngột bước đi.
  • Đau nhức khi di chuyển, đứng quá lâu.
  • Sưng bầm tím ở gan bàn chân.

Ngoài ra, một số triệu chứng ít xuất hiện như bàn chân bị ngứa râm ran, tê rần, sưng tấy, đau lan rộng. Nếu bệnh nhân bị đứt hay rách cơ cân gan chân sẽ gặp hiện tượng đau cấp tính, sưng cục bộ,...

Các dấu hiệu của viêm cân gan chân dễ nhận biết và chẩn đoán

Các dấu hiệu của viêm cân gan chân dễ nhận biết và chẩn đoán

Đối với người mắc bệnh viêm cân gan bàn chân, nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, lâu ngày sẽ dẫn đến đau khớp bàn cổ chân, gối, háng và cột sống.

Bệnh viêm cân gan bàn chân có nguy hiểm không?

Viêm gan bàn chân không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên, nếu không chữa trị kịp thời, có thể có biến chứng của bệnh gai gót chân. Bên cạnh đó, bệnh lý còn có thể khiến cho đời sống sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, chất lượng cuộc sống bị giảm sút. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu bất thường ở bàn chân, bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để có biện pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng ở chân, đầu gối, hông, lưng.

Phương pháp chẩn đoán bệnh như thế nào?

Chẩn đoán viêm cân gan chân chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, cụ thể như sau:

  • Nhận biết qua việc quan sát cách đi đứng của người bệnh và kiểm tra vùng bị đau của bệnh nhân.
  • Chẩn đoán hình ảnh.
  • Siêu âm lòng bàn chân.
  • Chụp X-quang kiểm tra gai hình thành ở vùng mô mềm, nguyên nhân gây đau nhức gót chân.

Cách phòng ngừa và điều trị viêm cân gan bàn chân

Có nhiều loại thuốc đặc trị bệnh viêm cân gan chân. Tuy nhiên, bệnh nhân luôn được bác sĩ khuyến khích tập các bài tập vật lý trị liệu kết hợp sử dụng thuốc uống để điều trị được hiệu quả nhất.

Điều trị viêm cân gan bàn chân như thế nào?

Khi mắc bệnh bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Thuốc có tác dụng trong chống viêm, giảm đau nhanh. Ngoài ra, còn có những cách điều trị viêm cân gan chân phổ biến gồm:

  • Không đứng quá lâu trong thời gian dài, cho chân nghỉ ngơi để giảm áp lực lên gót chân.
  • Giảm cân giúp giảm đè nặng lên gót chân và giảm đau gan bàn chân.
  • Sử dụng các thuốc giảm đau như acetaminophen và thuốc kháng viêm làm giảm triệu chứng.

Kiểm tra tình trạng bệnh trước khi điều trị giúp xác định mức độ bệnh và có phương án chữa trị thích hợp

Kiểm tra tình trạng bệnh trước khi điều trị giúp xác định mức độ bệnh và có phương án chữa trị thích hợp

Nếu áp dụng các cách sau không hiệu quả, bạn cần được tư vấn từ bác sĩ chỉnh hình, bác sĩ vật lý trị liệu hoặc bác sĩ có kinh nghiệm về chữa trị các bệnh về chân, để có phương pháp điều trị tốt nhất. Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn các bài tập căng cơ hoặc mát-xa đơn giản. Bác sĩ chỉnh hình sẽ buộc gót chân lại và bẻ cong lại bàn chân giúp bạn đỡ đau khi di chuyển.

Cách phòng ngừa viêm cân gan bàn chân

Thay đổi thói quen sinh hoạt giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và phòng ngừa bệnh tiến triển nặng, bạn cần lưu ý:

  • Cân nặng duy trì hợp lý tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Chọn giày phù hợp, có độ cao vừa phải, hạn chế mang giày cao gót.
  • Không đứng quá lâu, thường xuyên thay đổi tư thế.
  • Khởi động kỹ trước vận động, thực hiện các bài tập giãn cơ.
  • Hạn chế tập luyện trên mặt sàn cứng và gồ ghề, thực hiện đúng kỹ thuật để hạn chế chấn thương.
  • Không chơi thể thao quá sức của bản thân.

Các bài tập điều trị viêm cân gan chân hiệu quả

Dưới đây là 4 bài tập vật lý trị liệu được các bác sĩ khuyên dùng đối với bệnh nhân mắc viêm cân gan bàn chân, mỗi bài tập có cách vận động khác nhau, bạn hãy chọn cho mình bài tập phù hợp để có hiệu quả tốt nhất nhé!

Bài tập số 1: Kéo giãn bắp chân

Bắt đầu với tư thế nghiêng người về trước và chống hai bàn tay vào tường. Duỗi thẳng đầu gối của chân bị đau và bước chân còn lại lên phía trước khuỵu đầu gối. Giữ nguyên tư thế này trong 10 giây sao cho có được cảm giác cơ từ gót chân và bắp chân của chân bị đau được kéo giãn rồi thả lỏng và đứng thẳng người lên, thực hiện 20 lần mỗi bên.

Bài tập số 1: Kéo giãn bắp chân

Bài tập số 1: Kéo giãn bắp chân

Bài tập số 2: Cán giãn cơ lòng bàn chân

Ngồi trên ghế cao, dùng một quả bóng cao su hoặc bóng tennis đặt dưới lòng bàn chân. Dùng lực ấn bàn chân vào quả bóng và lăn qua lại về phía trước, phía sau trong khoảng 2 phút để cán giãn cơ.

Bài tập số 2: Cán giãn cơ lòng bàn chân

Bài tập số 3: Kéo giãn cơ lòng bàn chân

Ngồi trên ghế, gác chân đau lên chân lành. Dùng tay nắm lấy ngón chân, thực hiện tư thế gấp bàn chân, cho đến khi cảm thấy căng ở lòng bàn chân. Giữ trong khoảng 15 – 30 giây, lặp lại động tác 3 lần rồi thực hiện tương tự với chân còn lại.

Bài tập số 3: Kéo giãn cơ lòng bàn chân

Bài tập số 3: Kéo giãn cơ lòng bàn chân

Bài tập 4: Uốn chân

Với bài tập này cần chuẩn bị 1 chiếc khăn lông dài 80cm để làm dây tập. Thực hiện như sau: Ngồi trên sàn với hai chân duỗi thẳng, nhẹ nhàng luồn khăn qua vòm bàn chân, giữ hai đầu dây trong tay. Nhẹ nhàng kéo các ngón chân về phía phía cơ thể, giữ nguyên tư thế trên khoảng 15 – 30 giây, lặp lại 3 lần.

Bài tập 4: Uốn chân

Bài tập 4: Uốn chân

Hy vọng với những thông tin chia sẻ về bệnh viêm cân gan bàn chân, bạn đọc đã biết rõ hơn về bệnh lý. Người bệnh nên kết hợp các bài tập kéo giãn cơ và phần mềm ở lòng bàn chân, cùng các thói quen sinh hoạt để rút ngắn thời gian điều trị.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
5,787

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

PGS.TS.BS Cao Cấp

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp

PGS.TS.BS Cao Cấp

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp
19001806 Đặt lịch khám