Viêm đường tiết niệu khi mang thai: Triệu chứng và nguyên nhân

Dương Minh Ngọc

16-11-2024

goole news
16

Viêm đường tiết niệu khi mang thai gây các tác động nguy hiểm đến sức khỏe, trẻ đẻ non, nhiễm khuẩn sơ sinh hoặc thậm chí sảy thai. Trong giai đoạn quan trọng này, chị em khi phát hiện hoặc nghi ngờ dấu hiệu bất thường nào liên quan đến hệ tiết niệu, cần nhanh chóng khám và điều trị tại bệnh viện.

Viêm đường tiết niệu khi mang thai

Viêm đường tiết niệu khi mang thai là tình trạng bộ phận trong hệ tiết niệu bà bầu, như niệu quản, bàng quang,... bị nhiễm khuẩn, phần lớn do E.coli gây ra. Bệnh xảy ra phổ biến nhưng nghèo nàn triệu chứng, bệnh nhân thường bỏ qua thời điểm điều trị vàng, khiến bệnh tái phát nhiều lần và diễn biến nguy hiểm.

Viêm đường tiết niệu thai kỳ phần lớn do vi khuẩn E.coli gây ra

Viêm đường tiết niệu thai kỳ phần lớn do vi khuẩn E.coli gây ra

Phụ nữ mang thai được chẩn đoán viêm đường tiết niệu được xây dựng phác đồ điều trị bằng thuốc kháng sinh chuyên biệt. Điều này đảm bảo sức khỏe mẹ và bé an toàn, khỏe mạnh xuyên suốt thai kỳ.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai

Chủng vi khuẩn E.coli là tác nhân chính khiến phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu. Dưới đây là một số nguyên nhân tạo điều kiện cho E.coli xâm nhập vào cơ thể gây bệnh:

  • Kích thước tử cung thay đổi theo sự phát triển của thai nhi, chèn ép vào niệu quản khiến đài bể thận giãn, vi khuẩn thuận lợi xâm nhập gây hại.
  • Trào ngược bàng quang niệu quản tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Uống ít hơn lượng nước cần thiết của cơ thể, khiến nước tiểu bị cô đọng trong bàng quang làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Hormone nội tiết trong thời kỳ mang thai thay đổi làm cơ niệu quản bị giãn nở, thời gian đi tiểu giữa các lần dài hơn bình thường, vi khuẩn dễ xâm nhập.
  • Cấu tạo âm đạo và hậu môn phụ nữ gần nhau nên dễ bị lây nhiễm vi khuẩn.
  • Thân nhiệt thai phụ cao hơn bình thường gây tình trạng tiểu buốt, dễ nóng rát và mắc chứng viêm.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị viêm đường tiết niệu

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị viêm đường tiết niệu

Dấu hiệu viêm đường tiết niệu khi mang thai

Viêm đường tiết niệu khi mang thai có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần, đặc biệt với người có tiền sử bệnh nền và từng sinh nở nhiều lần. Để phân biệt bệnh với các bệnh lý khác, bạn lưu ý các dấu hiệu nhận biết dưới đây:

  • Tiểu tiện khó chịu, cảm thấy đau rát.
  • Tiểu tiện thường xuyên.
  • Thay đổi lượng nước tiểu, ít hoặc nhiều hơn.
  • Cảm giác rất buồn tiểu nhưng tiểu rất ít.
  • Không tự chủ được tiểu tiện.
  • Nước tiểu lẫn máu, đục, mùi hôi.
  • Chuột rút.
  • Đau tức bụng dưới.
  • Đau khi giao hợp.
  • Ban đêm dễ bị ớn lạnh, sốt, đổ nhiều mồ hôi.
  • Buồn nôn, nôn, đau lưng, ớn lạnh do vi khuẩn xâm nhập vào thận.

5 thể viêm đường tiết niệu bà bầu thường gặp

Thai phụ bị viêm đường tiết niệu gồm có 5 thể đặc trưng, cụ thể:

Nhiễm khuẩn thường

Nhiễm khuẩn thường là tình trạng bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng, tuy nhiên qua xét nghiệm nước tiểu phát hiện >100.000 vi khuẩn/1ml. Việc điều trị ở giai đoạn này tương đối dễ dàng, nguy cơ viêm thận và viêm bể thận còn thấp.

Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu thường ở phụ nữ mang thai tương đối dễ dàng

Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu thường ở phụ nữ mang thai tương đối dễ dàng

Nhiễm khuẩn tiết niệu cao

Thể nhiễm khuẩn tiết niệu cao gây viêm thận và viêm bể thận cấp, sản phụ rơi vào tình trạng sốt 40 độ, mệt mỏi, li bì, buồn nôn, nhức đầu, rét run,... Bệnh diễn tiến nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi, cần can thiệp điều trị sớm.

Viêm cầu thận cấp

Thể viêm cầu thận cấp khiến toàn thân người bệnh sưng phù, tăng cân nhanh, tăng huyết áp, nhức đầu, xét nghiệm nước tiểu phát hiện có albumin niệu. Giai đoạn này có triệu chứng tương tự tiền sản giật, dễ bị nhầm lẫn.

Nhiễm khuẩn tiết niệu cấp

Nhiễm khuẩn tiết niệu cấp ở phụ nữ mang thai gây tình trạng tiểu rắt, tiểu són, tiểu tiện nóng rát, nước tiểu sậm màu. Khi xét nghiệm nước tiểu cho kết quả protein âm tính, cảnh báo nguy cơ viêm thận và viêm bể thận cấp.

Suy thận cấp

Xét nghiệm nước tiểu cho kết quả creatinin trong huyết thanh cao, có ure máu. Cảnh báo nguy cơ đẻ non, nhẹ cân, sảy thai hoặc thai chết lưu do nhiễm khuẩn huyết, băng huyết, mất nước, rau bong non,...

Biến chứng viêm đường tiết niệu khi mang thai

Mọi viêm nhiễm trong thời kỳ mang thai đều gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Chuyên gia y tế cho biết, phụ nữ trước khi mang thai nên tầm soát sức khỏe, phòng trường hợp xảy ra biến chứng.

Đối với bà bầu

Bà bầu bị viêm đường tiết niệu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến:

  • Viêm bể thận khiến thận tổn thương vĩnh viễn.
  • Nhiễm trùng nặng gây sinh non, suy hô hấp, thiếu máu,...

Tỷ lệ nhiễm bệnh tăng cao ở nhóm thai phụ tuần 6 đến tuần 24. Hoặc người từng bị viêm thận, sỏi thận hoặc các bất thường tại hệ tiết niệu.

Biến chứng nguy hiểm của viêm đường tiết niệu với bà bầu

Biến chứng nguy hiểm của viêm đường tiết niệu với bà bầu

Đối với thai nhi

Bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai gây ảnh hưởng nặng nề đến thai nhi. Ví dụ như thai lưu, sảy thai, sinh non, nhiễm trùng sơ sinh,... Phụ nữ mắc bệnh cần chú ý theo dõi, tập trung điều trị để bảo toàn sức khỏe bản thân và con.

Chẩn đoán viêm đường tiết niệu cho bà bầu

Thai phụ có thể phát hiện viêm đường tiết niệu qua những biểu hiện lâm sàng, tiếp đến chỉ định kỹ thuật xét nghiệm cận lâm sàng để xác định nguyên nhân và mức độ bệnh:

  • Cấy vi trùng lên mẫu nước tiểu giữa dòng với viêm đường tiết niệu không có triệu chứng.
  • Khám phụ khoa kiểm tra tình trạng viêm nhiễm.
  • Xét nghiệm nước tiểu nhằm kiểm tra vị trí viêm, niệu đạo, bàng quang hoặc thận.
  • Xét nghiệm chức năng thận, phân tích máu, men gan, CRP.

Điều trị viêm đường tiết niệu trong thai kỳ

Lưu ý: Thông tin thuốc và cách điều trị viêm đường tiết niệu ở bà bầu chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua, dùng thuốc tại nhà khi chưa khám chuyên khoa.

Kháng sinh đồ thường được áp dụng với bệnh gây ra bởi vi khuẩn, thường chỉ định sử dụng trong 3 - 7 ngày hoặc thay đổi theo phác đồ bệnh. Phụ nữ mang thai có thể sử dụng những loại thuốc dưới sau:

  • Beta-lactam.
  • Nitrofurantoin.
  • Amoxicillin.
  • Erythromycin.
  • Penicillin.

Đây một số loại thuốc kháng sinh cho hiệu quả điều trị cao, ít tác dụng phụ đến thai nhi. Bệnh nhân tránh sử dụng Ciprofloxacin, Tetracycline, Sulfamethoxazole, Trimethoprim, chống chỉ định với phụ nữ mang thai.

Điều trị viêm đường tiết niệu trong thai kỳ bằng thuốc

Điều trị viêm đường tiết niệu trong thai kỳ bằng thuốc

Các mẹ lưu ý, cần tuân thủ phác đồ liều lượng và thời gian dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý ngừng khi chưa hết liều, thay đổi thuốc vì có thể gây hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nếu bệnh diễn tiến nhiễm trùng thận, bệnh nhân được chỉ định dùng liều kháng sinh mạnh hơn hoặc tiêm trực tiếp qua đường tĩnh mạch. Phác đồ điều trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân, mức độ đáp ứng với thuốc.

Phòng bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai

Nhằm đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi, công tác phòng tránh viêm đường tiết niệu đóng vai trò quan trọng. Chị em tham khảo các biện pháp dưới đây:

  • Tạo thói quen uống nhiều nước, tiểu tiện thường xuyên, tuyệt đối không nhịn tiểu.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước sạch, dung dịch vệ sinh dịu nhẹ.
  • Tắm bằng vòi hoa sen, không nên tắm ngâm bồn.
  • Cắt giảm đồ cay nóng, rượu bia, đồ chứa caffeine.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời các bất thường liên quan đến hệ tiết niệu.

Biện pháp phòng tránh viêm đường tiết niệu trong thời kỳ mang thai

Biện pháp phòng tránh viêm đường tiết niệu trong thời kỳ mang thai

Câu hỏi thường gặp

Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai là bệnh lý nguy hiểm, có thể tác động xấu đến sức khỏe cả mẹ và bé. Những câu hỏi và lời giáp dưới đây từ chuyên gia Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ giúp bạn có góc nhìn cụ thể, kịp thời hơn trong điều trị.

Mẹ bầu viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Viêm đường tiết niệu khi mang thai gây các tác động nguy hiểm đến sức khỏe, trẻ đẻ non, nhiễm khuẩn sơ sinh hoặc thậm chí sảy thai. Trong giai đoạn quan trọng này, chị em khi phát hiện hoặc nghi ngờ dấu hiệu bất thường nào liên quan đến hệ tiết niệu, cần nhanh chóng khám và điều trị tại bệnh viện.

Phụ nữ bị viêm đường tiết niệu thử thai có chính xác không?

Phụ nữ bị viêm đường tiết niệu cho kết quả thử thai bằng que không chính xác. Kết quả 2 vạch màu hồng kèm triệu chứng đau mỏi đôi khi cảnh báo vấn đề viêm đường tiết niệu hoặc viêm ở bộ phận sinh dục.

Kết luận

Trong thời kỳ mang thai, chị em phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật và gặp khó khăn trong công tác điều trị. Chị em cần chủ động phòng ngừa viêm đường tiết niệu khi mang thai, giúp trẻ và mẹ khi chào đời có sức khỏe tốt nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
5,149

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám