Phân biệt viêm bàng quang và viêm đường tiết niệu - Hai loại bệnh thường gặp

Phan Ngọc Linh

04-11-2022

goole news
16

Viêm bàng quang và viêm đường tiết niệu có gì giống và khác nhau? Đây là hai loại bệnh mà nhiều người không hiểu biết và biết cách phân biệt. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ làm rõ khái niệm cũng như những vấn đề liên quan đến hai căn bệnh này.

 

Viêm bàng quang là bệnh gì?

Viêm bàng quang là viêm cấp tính hoặc mãn tính bên trong bàng quang mà nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này chủ yếu là do nhiễm khuẩn.

Theo thống kê, có hơn 50% ca bệnh dẫn đến viêm bàng quang là do nhiễm khuẩn bên trong đường tiết niệu. 

Nguyên nhân viêm bàng quang

Viêm bàng quang gây ra chủ yếu là do vi khuẩn: Vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài qua ống niệu đạo - đường dẫn tiểu gây viêm bàng quang ở người. Thông thường, hệ tiết niệu có chức năng ngăn chặn vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập và phát triển bởi đặc tính vốn có của nó là bám dính trên bề mặt niêm mạc, sau đó tống vi khuẩn ra bên ngoài. Tuy nhiên đối với cơ thể yếu và sức đề kháng thấp, vi khuẩn sẽ thâm nhập vào cơ thể dễ dàng và gây bệnh cho con người, một số loại vi khuẩn thường gặp như:

  • Vi khuẩn Escherichia, là vi khuẩn gây khoảng 80% các ca bệnh viêm bàng quang
  • Các loại vi khuẩn khác như mycoplasma, enterococcus faecalis, proteus, tụ cầu vàng,.. cũng là các tác nhân gây bệnh.

Vi khuẩn là nhân tố nguy hiểm gây viêm bàng quang

Vi khuẩn là nhân tố nguy hiểm gây viêm bàng quang

Bên cạnh nguyên nhân là vi khuẩn, có một vài nguyên nhân khác gây bệnh viêm bàng quang như: do quá trình xạ trị, đặc biệt là xạ trị vùng xương chậu; do viêm bàng quang kẽ; hay do sử dụng các loại thuốc hóa trị,...

Ngoài ra, người bệnh cần quan tâm đến những yếu tố liên quan như:

  • Về độ tuổi: gia tăng theo độ tuổi.
  • Giới tính: bệnh xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới
  • Viêm bàng quang có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai
  • Quá trình quan hệ tình dục thiếu an toàn
  • Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh cũng có thể mắc bệnh
  • Đường tiết niệu có nhiều dấu hiệu bất thường
  • Người bệnh đang bị mắc bệnh như đái tháo đường, HIV hay đang điều trị bệnh ung thư
  • Đang đặt ống thông tiểu quá lâu
  • Vi khuẩn xâm nhập cơ thể dễ dàng nếu không vệ sinh sạch sẽ vùng kín.

Triệu chứng viêm bàng quang

Để nhận biết xem người bệnh có mắc phải bệnh viêm bàng quang hay không, ta có thể nhận biết nhờ các dấu hiệu sau:

  • Đi tiểu nhiều lần một ngày, mỗi lần lượng nước tiểu thải ra rất ít
  • Nước tiểu có máu, đục, mùi hôi nồng
  • Cảm giác đau rát khi đi tiểu
  • Luôn muốn đi tiểu mọi lúc
  • Đau quặn bụng dưới
  • Ở trẻ em xuất hiện đái dầm
  • Có biểu hiện sốt nhẹ

Vi khuẩn là tác nhân gây bệnh

Vi khuẩn là tác nhân gây bệnh

Viêm bàng quang có gây nguy hiểm tới sức khỏe không?

Trả lời cho câu hỏi viêm bàng quang có nguy hiểm hay không, tùy thuộc vào mức độ viêm mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Nếu bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời, sẽ dẫn đến những nguy hiểm như:

  • Người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng tiểu ra máu do niêm mạc của bàng quang bị phù nề, có thể dẫn đến xuất huyết
  • Viêm bàng quang có thể dẫn đến viêm đài bể thận do vi khuẩn di chuyển từ bàng quang ngược lên thận, gây viêm thận và làm chức năng của thận bị suy giảm.
  • Viêm bàng quang là nguy cơ dẫn đến vô sinh, hiếm muộn ở nam giới. Đường bài tiết nước tiểu ở nam giới cũng là đường xuất tinh, do đó, nếu viêm bàng quang, tức là đường tiết niệu cũng bị viêm sẽ lây viêm nhiễm đến cơ quan sinh dục, dẫn đến nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
  • Hiện tượng bàng quang tăng hoạt; nếu viêm bàng quang kéo dài, tái phát, nguy cơ xuất hiện các biến chứng ở cơ quan thần kinh, cơ bàng quang, làm bàng quang tăng hoạt, giảm khả năng chứa nước tiểu.

Hình ảnh viêm bàng quang

Hình ảnh viêm bàng quang

Viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu hay được biết đến là viêm đường tiểu, là hiện tượng nước tiểu bị vi khuẩn xâm nhập, gây viêm ở một số cơ quan trong hệ tiết niệu. Có thể phân loại viêm đường tiết niệu theo các cách sau:

  • Theo vị trí: gồm có viêm đường tiết niệu trên và viêm đường tiết niệu dưới
  • Theo diễn biến: gồm có nhiễm khuẩn niệu đơn giản, nhiễm khuẩn niệu phức tạp - thường gặp ở bệnh nhân có dấu hiệu bất thường về đường tiết niệu, gây tắc nghẽn đường tiết niệu.

Viêm đường tiết niệu thường xuất hiện nhiều ở nữ

Viêm đường tiết niệu thường xuất hiện nhiều ở nữ

Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu là gì?

Theo khảo sát, vi khuẩn là nguyên nhân dẫn đến 95% ca bệnh viêm đường tiết niệu (90% vi khuẩn di chuyển bằng cách ngược dòng niệu đạo, 5% di chuyển từ đường máu), trong đó vi khuẩn Escherichia coli là nguyên nhân chiếm 80% các ca bệnh. Đây là vi khuẩn xuất hiện ở đường ruột, da ở vùng hậu môn và dễ dàng xâm nhập vào đường tiết niệu nếu vệ sinh không đúng cách. Đối với nữ, căn bệnh này thường xuất hiện hơn do vị trí đường tiết niệu và hậu môn của nữ gần hơn.

Đặc điểm viêm đường tiết niệu gặp ở nam giới

  • Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu phổ biến ở nam giới là do vi khuẩn E.coli
  • Nam giới thường bị viêm quy đầu, da quy đầu dẫn đến viêm đường tiết niệu
  • Viêm đường tiết niệu còn do chấn thương do quan hệ tình dục quá mạnh, thô bạo
  • Ngoài ra, còn các yếu tố gây bệnh viêm đường tiết niệu như: kẹp niệu quản, hẹp niệu đạo, sỏi,...

Viêm đường tiết niệu ảnh hưởng đến nam giới

Viêm đường tiết niệu ảnh hưởng đến nam giới

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới

  • Bệnh viêm đường tiết niệu xảy ra do phụ nữ vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, do nhịn tiểu lâu,...điều này tạo điều kiện làm vi khuẩn xâm nhập và gây ra viêm nhiễm.
  • Do phụ nữ quan hệ tình dục không đúng mực, vùng kín không được vệ sinh trước và sau quan hệ tình dục.
  • Sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng khi đến kỳ kinh nguyệt, không thay băng vệ sinh thường xuyên
  • Ngoài ra, một số yếu tố có thể gây bệnh như: bàng quang thần kinh, hẹp niệu quản, sỏi, có thai.

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm tiết niệu

Triệu chứng tại chỗ của bệnh viêm tiết niệu

Một vài trường hợp không có biểu hiện bệnh nhưng lại phát hiện khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu.

Triệu chứng toàn thân

Khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu, nó có thể xâm nhập vào máu, từ đó lây lan trực tiếp sang cơ quan tiếp xúc là thận, do đó, căn bệnh sẽ lây lan ra toàn cơ thể và gây ra tình trạng nhiễm khuẩn nặng, nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Khi đó, bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng như môi khô, lưỡi dơ, sốt cao,..

Triệu chứng ở nam giới

  • Khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu, nước tiểu nam giới thường có màu vàng đục, có mùi hôi nồng, lẫn máu, mủ trong nước tiểu
  • Bệnh viêm đường tiết niệu làm nam giới đi tiểu nhiều, tiểu ít
  • Đau rát, ngứa ở niệu đạo
  • Nam giới xuất hiện triệu chứng đau bụng dưới, vùng thắt lưng

Triệu chứng ở nữ giới

  • Nữ giới đi tiểu rất nhiều lần và cảm thấy khó chịu mỗi đêm. Nước tiểu rất ít và thường cảm thấy đau bụng dưới
  • Phụ nữ khi tiểu cảm giác rát, buốt, nóng rát khi tiểu
  • Nước tiểu có mùi hôi, màu vẩn đục, có máu và mủ
  • Phụ nữ thường bị viêm nhiễm ở niệu quản, thận làm đau quặn thắt ở thắt lưng, bụng dưới

Viêm đường tiết niệu gây đau thắt bụng dưới ở nữ

Viêm đường tiết niệu gây đau thắt bụng dưới ở nữ

Viêm đường tiết niệu có gây nguy hiểm tới sức khỏe không?

Nếu người bệnh mắc viêm đường tiết niệu nhẹ, không có triệu chứng thì sẽ không gây biến chứng. Tuy nhiên, nếu gặp các biến chứng nặng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu người bệnh không được điều trị kịp thời

Biến chứng của bệnh viêm đường tiết niệu gồm rất nhiều vi khuẩn gây phá hủy mô thận, hoại tử nhú thận và gây tắc nghẽn, suy giảm chức năng thận. Nếu để dài có thể nguy hiểm đến thận, choặc phải cắt bỏ thận.

Viêm bàng quang khác viêm đường tiết niệu những đặc điểm nào?

Các bộ phận của đường tiết niệu có vai trò đào thải chất cặn bã dạng lỏng, hòa tan chất cặn bã đó ra khỏi cơ thể thông qua lỗ niệu đạo - lỗ tiểu.

  • Viêm bàng quang là viêm một bộ phận nằm trong đường tiết niệu

Bàng quan là một bộ phận của đường tiết niệu, do đó, nếu được chẩn đoán là viêm bàng quang thì đồng nghĩa với việc viêm 1 bộ phận của đường tiết niệu, bệnh này được gọi là nhiễm trùng bàng quang (nhiễm trùng đường tiết niệu). Do đó, nhiều người không khỏi thắc mắc bởi sự khác nhau giữa viêm bàng quang và viêm tiết niệu.

Trong quá trình khám và chữa trị, các bác sĩ sẽ sử dụng cụm từ viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu để chỉ sự viêm nhiễm tại bàng quang do vi khuẩn gây ra.

  • Viêm bàng quang là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đường tiết niệu

Bàng quang là cơ quan lưu trữ nước tiểu, do đó, đây là bộ phận dễ bị viêm nhiễm nhất khi bị vi khuẩn tấn công, đặc biệt là khi người bệnh có sức đề kháng yếu hay nhịn tiểu. Viêm nhiễm bàng quang là nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu. Ngược lại, viêm đường tiết niệu cũng là nguyên nhân gây ra viêm bàng quang nếu mầm bệnh lây lan ngược. Khi đó, có thể dẫn đến các bệnh như viêm thận, viêm niệu đạo, viêm bể thận. Người bệnh cần đi khám ngay nếu gặp các triệu chứng như mệt mỏi, sốt, nôn, đau dữ dội vùng hông,...

Bệnh nhân cần đi khám ngay nếu bị sốt, nôn, mệt mỏi

Bệnh nhân cần đi khám ngay nếu bị sốt, nôn, mệt mỏi

Viêm bàng quang giống viêm đường tiết niệu ở những đặc điểm nào?

Viêm bàng quang và viêm đường tiết niệu gây cho người bệnh sự nhầm lẫn, khó phân biệt bởi chúng có chung những triệu chứng giống nhau:

  • Khi mắc bệnh, người bệnh đều có biểu hiện đi tiểu nhiều lần, liên tục có cảm giác muốn đi tiểu nhưng mỗi lần đi tiểu thì nước tiểu rất ít, gây co thắt bàng quang
  • Khi đi tiểu, bệnh nhân gặp trường hợp tiểu rắt, tiểu buốt và cảm giác đau rát khi đi tiểu
  • Nước tiểu khi đi tiểu sẽ có màu bất thường, chuyển sang vàng đục, có mùi khai nồng, có thể lẫn máu và mủ trong nước tiểu
  • Gặp các triệu chứng như sốt, nóng, hay đau khó chịu ở xương chậu

Viêm bàng quang và viêm đường tiết niệu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Viêm bàng quang có thể dẫn đến viêm đường tiết niệu và ngược lại. Do đó, khi gặp triệu chứng bất thường, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời. Người bệnh không nên chủ quan để khiến tình trạng bệnh kéo dài thêm nặng, có thể dẫn đến tử vong.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
11,481

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.BS.CKII

HÀN VĂN BẠ

Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTƯT.BS.CKII

HÀN VĂN BẠ

Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám