Viêm hạch bạch huyết cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Phương Loan

07-01-2025

goole news
16

Viêm hạch bạch huyết cấp tính là tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng, khởi phát khi có sự tấn công của virus, vi khuẩn gây hại. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, người già hoặc người suy giảm miễn dịch.

Viêm hạch bạch huyết cấp tính là gì?

Viêm hạch bạch huyết cấp tính là hiện tượng mạch bạch huyết bị nhiễm trùng. Hệ miễn dịch kích hoạt các tế bào bạch huyết hoạt động nhằm chống lại tác nhân gây hại, sưng là biểu hiện điển hình nhất của người bệnh.

Viêm nhiễm hạch cấp tính khởi phát do cơ thể bị các tác nhân gây hại tấn công

Viêm nhiễm hạch cấp tính khởi phát do cơ thể bị các tác nhân gây hại tấn công

Tình trạng viêm cấp tính thường xuất hiện trong thời gian ngắn, khoảng 1 tuần. Song cũng cảnh báo vấn đề viêm nhiễm trong cơ thể đang diễn biến nghiêm trọng.

Nguyên nhân viêm hạch bạch huyết cấp tính

Vi khuẩn, virus là những tác nhân chính gây viêm hạch bạch huyết cấp tính. Liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn là hai tác nhân thường gặp nhất, có mức độ gây bệnh diện rộng.

Một số yếu tố nguy cơ khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh cần kể đến như:

  • Đái tháo đường
  • Suy giảm hệ miễn dịch
  • Sử dụng thuốc steroid kéo dài
  • Bị động vật cắn
  • Bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư trực tràng,...

Yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh

Yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh

Triệu chứng viêm hạch bạch huyết cấp tính

Viêm hạch bạch huyết cấp tính ở cổ, nách, bẹn hoặc bụng cần được can thiệp điều trị kịp thời. Bệnh nhân có thể nhận biết dựa vào các triệu chứng cơ bản dưới đây:

  • Mạch, hạch bạch huyết gần vết thương, vị trí bị nhiễm trùng xuất hiện màu đỏ, sưng đau.
  • Suy nhược cơ thể, xuất hiện các cơn sốt, ớn lạnh, dễ đổ mồ hôi về ban đêm.
  • Chán ăn, đau đầu.
  • Ho, đau họng, chảy nước mũi.
  • Tắc nghẽn mạch hạch bạch huyết gây sưng phù ở háng, chân.

Những triệu chứng ban đầu khi cơ thể bị viêm hạch bạch huyết

Những triệu chứng ban đầu khi cơ thể bị viêm hạch bạch huyết

Viêm hạch bạch huyết cấp tính có nguy hiểm không?

Viêm hạch bạch huyết cấp tính là bệnh lý nguy hiểm, không điều trị kịp thời có thể diễn tiến lên các biến chứng như:

  • Các mô tế bào bị viêm, hạch bị áp xe, nhiễm trùng da.
  • Nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn đe dọa đến tính mạng.

Biến chứng nguy hiểm cần phòng tránh

Biến chứng nguy hiểm cần phòng tránh

Những trường hợp dưới đây cần đặc biệt lưu ý, chuyển cấp cứu y khoa nhanh chóng:

  • Tình trạng nhiễm trùng chuyển biến nặng, các hạch bạch huyết sưng to, đỏ và đau nhức nhiều.
  • Có dấu hiệu chảy dịch, mủ ở hạch bạch huyết.
  • Sốt cao kéo dài trên 38,3 độ C.

Phương pháp chẩn đoán

Viêm hạch bạch huyết thể cấp tính có thể chẩn đoán qua thăm khám, kiểm tra sức khỏe lâm sàng. Ví dụ như sờ, nắn các hạch bạch huyết, xác định vị trí và tình trạng viêm nhiễm.

Trong trường hợp cần xác định căn nguyên gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm nuôi cấy hoặc sinh thiết. Kỹ thuật này đồng thời kiểm tra vấn đề nhiễm trùng đã lây lan vào máu hay chưa.

Điều trị viêm hạch bạch huyết cấp tính

Mỗi nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có hướng can thiệp điều trị khác nhau. Song mục tiêu chung hướng tới điều trị dứt điểm tình trạng viêm nhiễm, ngăn chặn sự lây lan vào máu hoặc các cơ quan lân cận.

Theo đó:

  • Do vi khuẩn, nấm gây nhiễm trùng, bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc sáng sinh. Kê đơn đường thuốc hoặc tiêm tĩnh mạch phụ thuộc khả năng đáp ứng của bệnh nhân. Trẻ nhỏ ưu tiên tiêm kháng sinh qua đường tĩnh mạch.
  • Bệnh nhân hình thành áp xe, kết hợp sử dụng kháng sinh đường uống và kháng sinh đường tiêm.
  • Giảm đau do sưng hạch bạch huyết với thuốc giảm đau, kết hợp chườm ấm.
  • Thuốc chống viêm ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm phát triển.
  • Phẫu thuật với trường hợp mạch bạch huyết bị tắc nghẽn nghiêm trọng.

Hướng dẫn điều trị nổi hạch bạch huyết cấp tính

Hướng dẫn điều trị nổi hạch bạch huyết cấp tính

Câu hỏi liên quan

Trong nội dung cuối, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ tổng hợp những câu hỏi liên quan đến viêm hạch bạch huyết dạng cấp tính, giải đáp chuyên sâu giúp người bệnh có góc nhìn tổng quan hơn.

Dạng cấp tính hạch bạch huyết bao lâu khỏi?

Tình trạng nổi hạch bạch huyết cấp tính thường kéo dài trong vài tuần, các hạch thường xuất hiện ở vùng cổ. Nếu được điều trị và chăm sóc tích cực, biểu hiện nhiễm trùng có thể biến mất hoàn toàn sau 10 - 14 ngày.

Bị nổi hạch bạch huyết cấp tính kiêng ăn gì?

Khi bị viêm hạch bạch huyết, người bệnh cần tránh tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa như nội tạng động vật. Đặc biệt cần tránh xa các chất kích thích như rượu bia, đồ có ga, nhiều đường.

Nổi hạch bạch huyết do viêm nhiễm cần kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ

Nổi hạch bạch huyết do viêm nhiễm cần kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ

Sưng hạch bạch huyết thường gây đau ở vị trí nào?

Hạch bạch huyết rải rác ở khắp cơ thể, song gây sưng đau nhiều nhất ở các vị trí như cổ, sau tai, dưới hám, đáy hộp sọ, trên xương đòn, quanh háng hoặc dưới cánh tay.

Kết luận

Viêm hạch bạch huyết cấp tính là tình trạng nhiễm trùng do nhiều loại virus, vi khuẩn gây ra, tiêu biểu là liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn. Các triệu chứng của bệnh thường kéo dài trong 2 tuần, có thể thuyên giảm sớm nếu được điều trị sớm và chăm sóc tích cực.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

25

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS.BS

ĐỖ THÁI SƠN

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám