Tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm Ung thư tuyến tụy - Nguyên nhân và điều trị

Phan Ngọc Linh

20-06-2022

goole news
16

Ung thư tuyến tụy là bệnh ung thư ác tính thường gặp ở đường tiêu hóa, theo thống kê có tỷ lệ tử vong cao thứ 4 trên thế giới. Ở người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh nhưng theo xu hướng gần đây, bệnh ngày càng có xu hướng trẻ em. Bệnh thường lây lan nhanh, hiếm khi được phát hiện trong giai đoạn đầu, vậy nên đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

Ung thư tuyến tụy là gì?

Ung thư tuyến tụy (Pancreatic cancer) là dạng ung thư có liên quan đến các mô của ung thư tụy - cơ quan nội tiết gần túi mật, sau dạ dày. Tuyến tụy đóng vai trò sản xuất các enzyme hỗ trợ tiêu hóa, hormone thực hiện điều hòa đường huyết. Trong dạng ung thư này các tế bào xuất phát từ tuyến tụy sẽ phân chia không có sự kiểm soát, lây lan đến mô lân cận, hình thành nên u ác tính. 

Đây là căn bệnh ít gặp so với những dạng ung thư khác nhưng lại gây nguy hiểm cao bởi ít biểu hiện ở những giai đoạn sớm, dẫn đến tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh khá cao. Đa số các bệnh nhân ung thư sau điều trị phẫu thuật thường chỉ sống được từ 2-3 năm, hơn nữa khả năng tái phát ung thư cũng khá lớn. Chính vì thế, phát hiện sớm bệnh, sàng lọc ung thư là cần thiết.

Các tế bào xuất phát từ tuyến tụy sẽ phân chia không có sự kiểm soát gây ung thư

Các tế bào xuất phát từ tuyến tụy sẽ phân chia không có sự kiểm soát gây ung thư

Phân loại ung thư tuyến tụy

Ung thư tại tuyến tụy được chia thành 2 nhóm chính, dựa vào vùng bị ảnh hưởng đến chức năng nội hoặc ngoại tiết: 

Ung thư tụy ngoại tiết

Đa phần bệnh ung thư tụy có nguồn gốc khởi phát từ phần ngoại tiết của tuyến tụy, nơi chịu trách nhiệm sản xuất các enzyme tiêu hóa. Trong đó, phổ biến nhất là dạng ung thư biểu mô (adenocarcinoma), chiếm đến 85% tổng số các trường hợp ung thư tụy. Dạng ung thư này có thể bắt nguồn từ những tế bào có liên quan đến ống dẫn của tuyến tụy, bệnh lý ác tính điển hình như: 

  • Ung thư nang tuyến.
  • Ung thư mô liên kết tuỵ .
  • Ung thư mô bạch huyết tụy.
  • Ung thư tế bào đảo tụy.

Đa phần bệnh ung thư tụy có nguồn gốc khởi phát từ phần ngoại tiết 

Đa phần bệnh ung thư tụy có nguồn gốc khởi phát từ phần ngoại tiết 

Ung thư tuyến tụy nội tiết

Đây là dạng ít phổ biến, có thể ảnh hưởng đến chức năng sản xuất hormone tuyến tụy. Đa phần dạng u tụy này khá lành tính và ít có khả năng xâm lấn hơn ung thư biểu mô tuyến tụy. 

Đối tượng cao mắc ung thư tụy

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tụy thường là: 

  • Người thường xuyên/ nghiện hút thuốc lá dễ mắc bệnh.
  • Người cao tuổi.
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh nguy cơ cao hơn.
  • Người đái tháo đường.
  • Người làm việc môi trường độc hại, ít vận động, thừa cân.

Mắc tiểu đường có nguy cơ dễ ung thư tuyến tụy

Mắc tiểu đường có nguy cơ dễ ung thư tuyến tụy

Nguyên nhân ung thư tuyến tụy

Hiện nay, nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh ung thư tuyến tụy vẫn chưa được xác định cụ thể. Nhưng theo các nghiên cứu liên quan, đã chỉ ra được nhiều yếu tố có thể liên quan đến cơ chế sản sinh bệnh là: 

Yếu tố di truyền

Yếu tố này chiếm khoảng 10-15% nguyên nhân gây bệnh, sự liên quan này có thể được chia thành 2 nhóm: 

  • Người mắc hội chứng di truyền liên quan đến tăng nguy cơ ung thư tụy, điển hình như ung thư vú, buồng trứng liên quan đến BRCA1, BRCA2. có nguy cơ ung thư tụy theo thời gian là 2-5%. Ung thư đại tràng, hội chứng Lynch II nguy cơ cao là 4%, người bị viêm tụy di truyền nguy cơ ung thư là 24-40%,
  • Ung thư tụy có tính chất gia đình: Được xác định khi trong gia đình có cặp bố/mẹ, anh chị em cùng bị ung thư tuyến tụy. 

Yếu tố bệnh lý

Những người mắc các bệnh lý mãn tính ở tụy thường có nguy cơ mắc bệnh cao, bao gồm: 

  • Đái tháo đường: Đây vừa là yếu tố nguy cơ gây bệnh lại vừa là hậu quả của bệnh.
  • Viêm tụy mạn.
  • Bệnh xơ nang tụy.

Yếu tố môi trường

Một số yếu tố liên quan đến môi trường sống cũng như sinh hoạt của người bệnh có liên quan đến nguyên nhân ung thư tụy như:

  • Hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh tăng từ 20-30%.
  • Béo phì, ít hoạt động thể lực.
  • Nghiện rượu.
  • Tiếp xúc với các hóa chất độc hại như xăng dầu, dung môi, benzidine, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu… cũng tăng cao khả năng mắc bệnh u tụy.

Yếu tố tuổi tác, giới tính

Tuổi đời càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng lớn bởi cơ thể đã lão hóa và sức đề kháng giảm dần. Theo thống kê, hơn một nửa ca mắc ung thư về tụy là những người hơn 70 tuổi nhưng lại rất hiếm xảy ra ở những người trước 40 tuổi. Về giới tính, theo thống kê bệnh ung thư tụy cũng gặp nhiều ở nam giới nhiều hơn.

Triệu chứng ung thư tuyến tụy

Triệu chứng ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu thường rất nghèo nàn, đến khi bệnh lan tràn các triệu chứng lâm sàng đã khá đa dạng. Những triệu chứng cụ thể khi mắc ung thư tụy:

Đau bụng

Đây là dấu hiệu điển hình nhất, thường xuất hiện sau khi phát bệnh khoảng 1-2 tháng. Mức độ đau bụng tăng dần theo tiến triển của bệnh, nhưng ban đều thường chỉ đau thoáng qua vùng thượng vị nên nhiều người thường nhầm lẫn với viêm dạ dày. 

Đau bụng thường khởi phát ở vùng thượng vị, bệnh khi tiến triển có thể lan sang 2 bên, sau lưng, cơn đau có thể không liên tục nhưng thường nặng hơn sau ăn hoặc nằm ngừa. Biểu hiện này thường xuất hiện từ từ, song cũng có những bệnh nhân đau đột ngột và dữ dội do u làm tắc ống.

Mức độ đau bụng tăng dần theo tiến triển của bệnh

Mức độ đau bụng tăng dần theo tiến triển của bệnh

Hội chứng tắc mật

Điển hình triệu chứng lúc này là vàng da và nước tiểu có màu sẫm. Triệu chứng do ung thư tụy gây nên là vàng da liên tục, tăng dần do u tắc mật chính làm cho dịch mật từ gan không xuống được phần tá tràng. Từ đó, khiến cho mật không vào trong máu gây ra hiện tượng vàng da và nước tiểu màu sẫm.

Triệu chứng do ung thư tụy gây nên là vàng da liên tục

Triệu chứng do ung thư tụy gây nên là vàng da liên tục

Đi ngoài sống phân

Phần u tụy khiến cản trở enzyme đi xuống ruột non tiêu hóa thức ăn, đây là một trong những nguyên nhân khiến cho người bệnh suy kiệt nhanh chóng. Biểu hiện bệnh là đi ngoài sống phân do thức ăn chưa tiêu hóa hết, nôn, chán ăn, suy nhược, sụt cân…

Đái tháo đường

Bệnh tiểu đường có thể xuất hiện cùng lúc với ung thư tụy nhưng cũng có khoảng 25% bệnh nhân có khởi phát bệnh tiểu đường trước khi phát hiện bệnh ung thư tụy trong thời gian dưới 2 năm. 

Điều trị ung thư tuyến tụy

Việc điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kích thước, vị trí và các giai đoạn của khối u, sức khỏe và mức độ thể lực của người bệnh. Lựa chọn phương pháp cần được thảo luận kỹ, nguyện vọng của người bệnh cũng như bệnh lý đi kèm…

Thực hiện phẫu thuật 

Phẫu thuật cắt bỏ khối u (cắt bỏ) được xem là phương pháp điều trị đầu tiên và duy nhất được tính đến cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy . Mục đích của việc này là loại bỏ phần mô bị ung thư cùng với những mô lành mạnh để ngăn chặn quay trở lại.

Nhưng thực tế, điều này chỉ thực hiện ở khoảng 20% bệnh nhân, bởi hầu hết các bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn,  ảnh hưởng đến các mạch máu. Việc loại bỏ khối u xung quanh các mạch máu lớn hiếm khi được thực hiện, bởi thực hiện rất khó, không thể cắt bỏ hoàn toàn gây thiệt hại đến các mạch máu.

Tùy theo tình trạng bệnh ung thư tụy mà bác sĩ có thể thực hiện: 

  • Phẫu thuật Whipple: Cắt bỏ các hạch lân cận,đầu tụy hang vị, đoạn cuối ống mật chủ,.
  • Cắt bỏ toàn bộ tụy.
  • Cắt thân và đuôi tuỵ.  

Việc loại bỏ khối u xung quanh các mạch máu lớn hiếm khi được thực hiện

Việc loại bỏ khối u xung quanh các mạch máu lớn hiếm khi được thực hiện

Hóa trị

Đây là phương pháp được áp dụng để tiêu diệt, làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư và sử dụng khá phổ biến. Hóa trị liệu chỉ có tác dụng bổ trợ sau khi điều trị trước hoặc sau phẫu thuật cắt bỏ. Đôi khi hóa trị cũng sẽ được phối hợp cùng xạ trị để nâng cao hiệu quả, kéo dài sự sống cho bệnh nhân, giảm đau đớn cũng như khó chịu ở giai đoạn cuối. 

Kiểm tra định kỳ

Sau khi điều trị, bệnh nhân cần được kiểm tra định kỳ để có thể phát hiện sớm khả năng quay trở lại. Thông thường sẽ thực hiện xét nghiệm chỉ số  CA19.9, chụp CT/scan theo định kỳ hoặc khi người bệnh có bất cứ triệu chứng nào khác. 

Thật không may, trường hợp ung thư tuyến tụy sau khi thực hiện cắt bỏ rất hay bị tát phát. Vậy nên, sau khi điều trị phẫu thuật xong, người bệnh cần thực hiện chế độ ngủ nghỉ hợp lý mạnh, đôi khi cần bổ sung thêm insulin hoặc men tiêu hóa để bù đắp những thiếu hụt bởi phần tụy đã bị cắt bỏ.

Sau khi điều trị, bệnh nhân cần được kiểm tra định kỳ để có thể phát hiện sớm

Sau khi điều trị, bệnh nhân cần được kiểm tra định kỳ để có thể phát hiện sớm

Điều trị đáp ứng cơ chế miễn dịch

Phương pháp điều trị theo cơ chế miễn dịch hiện nay mang đến những kết quả rất khả quan cho một số bệnh lý như ung thư hắc tố, ung thư phổi… Nhưng đối với ung thư tuyến tụy phương pháp này không mang lại hiệu quả như mong đợi do môi trường khối u bị chi phối bởi các tế bào ức chế miễn dịch thường hoạt động rất thấp. 

Hiện nay, các chiến lược điều trị kết hợp với đáp ứng miễn dịch tự nhiên cũng như phá vỡ các rào cản môi trường khối u hứa hẹn sẽ giúp cải thiện việc chăm sóc cho bệnh nhân ung thư tụy. 

Phòng ngừa ung thư tụy

Hiện nay, vẫn chưa có bất cứ nguyên tắc nào làm tiêu chuẩn để phòng tránh bệnh ung thư tụy. Tuy nhiên, dựa theo những yếu tố nguy cơ gây bệnh, chuyên gia khuyến cáo có thể thực hiện những biện pháp cơ bản sau:

  • Không hút thuốc, tránh xa môi trường khói thuốc.
  • Duy trì để bản thân có cân nặng hợp lý, không nên để thừa cân hoặc béo phì. 
  • Có chế độ ăn lành mạnh, nhiều rau củ quả, tập luyện thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày. 
  • Tầm soát ung thư tuyến tụy để giúp phát hiện bệnh sớm, hiện nay Bệnh Viện Phương Đông đang có gói tầm soát ung thư giúp kiểm tra sức khỏe toàn diện. Với máy móc hiện đại, cùng đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm sẽ hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh. 

Có chế độ ăn lành mạnh, nhiều rau củ quả là cách đảm bảo phòng ngừa hiệu quả

Có chế độ ăn lành mạnh, nhiều rau củ quả là cách đảm bảo phòng ngừa hiệu quả

Câu hỏi thường gặp về ung thư tuyến tụy

Bệnh ung thư tuyến tụy là bệnh gây nguy cơ tử vong cao, khiến bệnh nhân lo lắng. Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông sẽ giải đáp những câu hỏi liên quan để người bệnh bớt băn khoăn: 

Người mắc bệnh ung thư tuyến tụy có chữa được không?

Câu trả lời là có, nhưng việc chữa khỏi cũng như kéo dài sự sống cho bệnh nhân phụ thuộc nhiều vào giai đoạn bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Việc phát hiện sớm sẽ giúp cho kết quả điều trị tốt hơn, phẫu thuật được xem là phương pháp duy nhất để điều trị.

Việc phát hiện sớm sẽ giúp cho kết quả điều trị tốt hơn cho bệnh nhân ung thư tụy

Việc phát hiện sớm sẽ giúp cho kết quả điều trị tốt hơn cho bệnh nhân ung thư tụy

Ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?

Theo dự đoán của tổ chức hành động chống ung thư, đến năm  2030, căn bệnh này sẽ “vươn lên” đứng thứ 2 trong những căn bệnh nguy hiểm nhất, cao hơn cả ung thư vú và ung thư ruột kết. Tỷ lệ khả năng sống sót khi mắc bệnh rất thấp, chiếm khoảng 94% số bệnh nhân chẩn đoán mắc bệnh sẽ chết trong vòng 5 năm. 

Nguyên nhân là do bệnh có rất ít những dấu hiệu cảnh báo trong giai đoạn đầu, và nhiều ca mắc bệnh chỉ được chẩn đoán khi bệnh đã bước sang giai đoạn cuối. Nhưng thực tế, dù có phát hiện sớm, cơ hội sống của bệnh nhân mắc ung thư tuyến tụy cũng là một con số khiêm tốn. Trong giai đoạn đầu khi khối u còn khu trú trong tuyến tụy, mới đạt kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 2cm, khả năng sống thêm 5 năm chỉ đạt khoảng 14%.

Tỷ lệ này sẽ giảm dần phụ thuộc vào giai đoạn sớm hoặc muộn hơn tính từ lúc chẩn đoán được bệnh. Trong giai đoạn cuối cùng khi mà tế bào ác tính đã chi chuyển đến nhiều mô khác trong cơ thể, khả năng sống sót thêm 5 năm của bệnh nhân chỉ còn khoảng 1%. 

Gặp triệu chứng nào nên đi thăm khám bác sĩ?

Nếu như cảm thấy cơ thể có những biểu hiện như sút cân nhanh, vàng mắt, vàng da, đau lưng hãy đi đến ngay các cơ sở y tế để khám bệnh. Nhưng tốt nhất, hãy nên thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và có hướng điều trị kịp thời. 

Ung thư tuyến tụy có nguy hiểm không?

Ung thư tuyến tụy là căn bệnh rất nguy hiểm, tiên lượng sống của người bệnh rất thấp. Bên cạnh việc phải đối mặt với sự nguy hiểm với tính mạng, người bệnh còn gặp phải nhiều vấn đề biến chứng như:

  • Sụt cân: Tế bào ung thư tiêu hao năng lượng cơ thể, khối u đè lên dạ dày cản trở ăn uống… khiến cho người bệnh sụt cân nghiêm trọng.
  • Vàng da: Ung thư tuyến tụy làm tắc nghẽn ống mật, gây nhiều triệu chứng, người bệnh có thể cần đặt ống stent ống mật để lưu thông mật. 
  • Đau đớn: Khối u phát triển có thể đè lên dây thần kinh gây đau đớn, làm người bệnh khó chịu. 
  • Tắc ruột: Người bệnh phải đặt ống stent trong ruột hoặc phẫu thuật đặt ống đưa thức ăn vào. 

Ung thư tuyến tụy là căn bệnh rất nguy hiểm, tiên lượng sống của người bệnh rất thấp

Ung thư tuyến tụy là căn bệnh rất nguy hiểm, tiên lượng sống của người bệnh rất thấp

Qua những thông tin trên, bạn có thể hiểu hơn về căn bệnh vô cùng nguy hiểm là ung thư tuyến tụy. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm, ngăn chặn bệnh từ ban đầu là vô cùng quan trọng. Đến ngay với Bệnh Viện Phương Đông để thăm khám, phát hiện nguy cơ và có hướng điều trị thích hợp. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
3,450

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám