Người bệnh bị viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Bích Ngọc

11-07-2024

goole news
16

Đối với người bệnh bị viêm khớp dạng thấp, chế độ ăn uống góp phần không nhỏ trong việc điều trị bệnh. Chính vì vậy, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn khoa học, hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh. Vậy người bệnh bị viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì và nên ăn gì? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

1. Vai trò của chế độ ăn đối với bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý về xương khớp mạn tính khá phổ biến hiện nay, đối tượng dễ mắc bệnh là người ở độ tuổi trung niên. Nguyên nhân gây bệnh là do hệ miễn dịch tự tấn công vào các mô và tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, gây ra tình trạng sưng tấy, đau, xơ cứng các khớp. 

Hiện nay, viêm khớp dạng thấp chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nên người bệnh phải sống chung suốt đời. Các phương pháp điều trị chỉ có tác dụng khống chế và làm giảm quá trình phát triển của bệnh cũng như giảm thiểu triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra. 

Đối với người mắc bệnh, chế độ dinh dưỡng góp phần vô cùng quan trọng. Việc ăn uống hợp lý, bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, các thực phẩm giàu chất chống oxy hoá sẽ cải thiện được các triệu chứng đáng kể của bệnh. Chính vì vậy, người bị mắc bệnh viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì và nên ăn gì có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. 

Ngược lại, nếu chế độ ăn không phù hợp, gây hại đối với cơ thể sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và phát triển nhanh hơn. Ảnh hưởng rất nhiều đối với sức khỏe và các sinh hoạt thường ngày của người bệnh.  

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho người mắc bệnh viêm khớp dạng thấpXây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp

2. Người bệnh viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì?

Nggười mắc bệnh viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì? Đây là một câu hỏi khá nhiều người bệnh thắc mắc, vậy những nhóm thực phẩm mà người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn bao gồm: 

2.1. Thực phẩm chứa nhiều đạm động vật

Khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, nhóm thực phẩm nên kiêng ăn đầu tiên đó là các thực phẩm giàu chất đạm động vật. Các loại thịt như thịt bò, lợn, dê,... chứa nhiều purin và chất béo bão hoà gây kích thích quá trình viêm khớp. Từ đó, các khớp dễ bị sưng tấy và đau nhức. Đây là hai hợp chất gây nguy hiểm nhất đối với tình trạng viêm khớp dạng thấp. Purine làm gia tăng axit uric trong máu, khiến các vết viêm sưng trở nên nghiêm trọng, và chất béo bão hoà khiến người bệnh có nguy cơ đối mặt với biến chứng như nhiễm trùng, bệnh tim mạch,...

Người bệnh cần giảm thiểu tiêu thụ đạm động vật, tăng protein từ thực vật, hạn chế tối đa các thực phẩm chứa purin cao như: Thịt đỏ, thịt nạc, hải sản, gia cầm,....

2.2. Thực phẩm giàu chất béo

Người bị viêm khớp dạng thấp kiêng ăn đó chính là thực phẩm chứa nhiều chất béo. Những thực phẩm có hàm lượng lipid cao dẫn đến mỡ máu tăng. Lúc này, tình trạng viêm ở các khớp diễn ra mạnh mẽ hơn, khiến sưng tấy và đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, cần phân biệt chất béo bão hoà và chất béo không bão hoà, ưu tiên lựa chọn chất béo không no có nguồn gốc từ thực vật, kiêng chất béo từ động vật. 

Đặc biệt, các thực phẩm giàu chất béo không chỉ khiến các triệu chứng của viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn mà còn là nguyên nhân gây nên các bệnh lý nguy hiểm khác, như tim mạch. Vì vậy, nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao trong chế độ ăn hằng ngày như: xúc xích, dăm bông, đồ đóng hộp, mỡ động vật,... 

Hạn chế sử dụng thực phẩm có chất béo cao như mỡ động vậtHạn chế sử dụng thực phẩm có chất béo cao như mỡ động vật

2.3. Thực phẩm có hàm lượng gluten cao

Gluten là một trong nhóm các protein có chứa nhiều trong các loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mạch đen, lúa mì,...Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, đồ ăn chứa nhiều hàm lượng gluten gây ra triệu chứng viêm. Do đó, người bệnh nên hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều tinh bột, có hàm lượng gluten cao. 

Người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nên cân nhắc trước khi sử dụng các thực phẩm như: Bánh mì, pizza, bánh quy,...

2.4. Thực phẩm chứa nhiều muối

Đối với người mắc bệnh, nên hạn chế tối đa muối và các thức ăn có chứa nhiều muối. Với chế độ ăn chứa nhiều muối có nguy cơ mắc các bệnh như liên quan đến tim mạch, thận, tăng huyết áp,... Đặc biệt, cung cấp một lượng muối cao cho cơ thể mỗi ngày gây mất canxi, dẫn đến các bệnh liên quan đến xương khớp. 

2.5. Thực phẩm chế biến quá kỹ

Các món ăn chế biến quá kỹ như ngũ cốc, bánh nướng và thực ăn nhanh chứa nhiều ngũ cốc tinh chế, đường, chất bảo quản,... làm tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Không chỉ khiến tình trạng viêm khớp diễn biến nặng hơn mà còn làm tăng nguy cơ béo phì, mắc các bệnh tim mạch,...

2.6. Nội tạng động vật

Nội tạng động vật có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng, các loại vitamin và chất khoáng nhưng là nhóm thực phẩm mà người bệnh viêm khớp dạng thấp cần kiêng. Cholesterol là thành phần có nhiều trong nội tạng động vật, chất này gây ra rối loạn chuyển hoá, xơ vữa động mạch và nhiều bệnh lý khác. 

Khi hàm lượng Cholesterol tăng cao dẫn đến tình trạng tiểu đường, tăng huyết áp, thừa cân, béo phì, gout, đẩy nhanh quá trình thoái hoá, dễ gặp các vấn đề liên quan đến xương khớp. 

2.7. Thực phẩm chứa nhiều đường

Trong quá trình điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, bác sĩ khuyến cáo người bệnh kiêng thực phẩm chứa nhiều đường. Các loại đồ ăn như bơ, bánh kẹo, nước ngọt,... khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn, gây khó khăn trong quá trình chữa bệnh. 

Không chỉ đối với những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp mà những bệnh nhân tim mạch, tiểu đường, huyết áp,... đều cần kiêng loại thực phẩm này. Bên cạnh đó, đồ ăn ngọt khiến da khô, khát nước, tác động đến thần kinh,...

Không sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường trong quá trình điều trị bệnhKhông sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường trong quá trình điều trị bệnh

2.8. Các chất kích thích, đồ uống có cồn

Các loại đồ uống chứa chất kích thích và cồn như bia, rượu,... đều làm kích thích các phản ứng viêm trong cơ thể. Chính vì điều đó, những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nên tránh xa để các loại thực phẩm này. 

Ngoài ra, đồ uống có gas hay nước ngọt cũng chứa các thành phần phá huỷ xương khớp. Do đó, khi điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp nên hạn chế sử dụng để điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn. 

Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh viêm khớp liên cầu

3. Thực phẩm mà người bị viêm khớp dạng thấp nên ăn

Bên cạnh những loại thực phẩm mà người bị bệnh viêm khớp dạng thấp kiêng ăn, có một số thực phẩm nên có trong thực đơn của người bệnh, vì chúng giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh. 

3.1. Thực phẩm giàu omega-3

Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh tăng cường omega-3 trong thực đơn ăn uống có thể giảm viêm cho cơ thể. Các loại thực phẩm chứa nhiều omega-3 như: Cá hồi, cá ngừ, cá thu, hạt chia, quả óc chó,...

Bên cạnh đó, omega-3 còn hỗ trợ các loại thuốc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp phát huy hết công dụng. Chính vì vậy, người mắc bệnh nên ăn nhiều các thực phẩm giàu omega-3 trong thời gian điều trị bệnh. 

3.2. Các loại rau củ chứa nhiều chất chống oxy hoá

Các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm viêm tự nhiên hiệu quả. Trái cây hay các loại quả có nhiều màu sắc chứa chất chống oxy hoá mạnh nhờ có flavonoid và carotenoid, nhờ đó mà các triệu chứng viêm giảm đáng kể. 

Người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có thể sử dụng các loại rau quả có nhiều màu sắc như: rau ngót, súp lơ, cà chua, cà rốt, đu đủ, khoai lang, bắp cải, mâm xôi, việt quất,.... Không chỉ có tác dụng giảm viêm, các loại rau củ này còn chứa nhiều enzyme tiêu hoá.

Ví dụ như dứa chứa bromelain giúp giảm sưng và cải thiện tình trạng cứng khớp, đu đủ chứa papain và phytochemical giúp điều hoà miễn dịch và chống viêm. 

Bổ sung các loại rau củ chứa nhiều chất chống oxy hoá vào thực đơn hằng ngàyBổ sung các loại rau củ chứa nhiều chất chống oxy hoá vào thực đơn hằng ngày

3.3. Ngũ cốc nguyên hạt 

Các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch,...) thay cho những loại đã qua chế biến (mì, bánh mì, gạo trắng,...) sẽ làm giảm mức CRP có trong cơ thể. Ngoài ra, việc sử dụng ngũ cốc nguyên hạt tạo cảm giác no lâu hơn, kiểm soát được cơn thèm ăn. Nhờ đó mà duy trì cân nặng, tránh tạo áp lực lớn lên các khớp.

3.4. Dầu oliu

Dầu oliu nguyên chất có chứa axit béo không bão hoà dồi dào. Không những thế, chúng còn giữ những thành phần có lợi có trong quả oliu như hợp chất phenolic có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh. Sử dụng dầu oliu thường xuyên sẽ giúp chống viêm hiệu quả. 

3.5. Các loại củ

Một số loại củ có chứa hoạt chất có tác dụng chống viêm được nhiều người bệnh viêm khớp sử dụng như: 

  • Gừng: Rễ gừng là một trong những phương thuốc chữa bệnh viêm khớp dạng thấp. Chính vì vậy, người bệnh nên thêm vài lát gừng vào trà hoặc sử dụng khi chế biến món ăn
  • Nghệ: Trong nghệ có chứa Curumin có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Ngoài ra, chúng còn có đặc tính khử khuẩn, chống viêm, giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp. 
  • Tỏi: Có tác dụng chống viêm hiệu quả, giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp. Thêm tỏi vào thực đơn còn giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, giảm các cơn đau khớp. 

Gừng, nghệ, tỏi có tác dụng chống viêm rất tốt cho quá trình điều trị bệnhGừng, nghệ, tỏi có tác dụng chống viêm rất tốt cho quá trình điều trị bệnh

3.6. Các loại quả hạch 

Các loại hạt và quả hạch cung cấp chất béo không bão hoà, giảm cholesterol trong máu. Không chỉ vậy, chúng còn chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất chống oxy hoá,... Chính vì vậy, chúng hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp. 

Những loại hạt và quả hạch tốt cho người bệnh như: Quả óc chó, hạnh nhân, hạt chia, hạt lanh, hạt dẻ cười,...

4. Một số lưu ý trong chế độ ăn khi bị bệnh viêm khớp dạng thấp

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp là bước đầu trong việc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, còn một số lưu ý quan trọng khác như: 

  • Cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn: Các món ăn cần đa dạng từ nhiều nhóm thực phẩm khác nhau. Tránh tình trạng ăn quá nhiều một nhóm thực phẩm gây ra dư thừa hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng. 
  • Lưu ý lượng calo nạp vào cơ thể hằng ngày: Thừa cân là một trong những nguy cơ gây ra bệnh viêm xương khớp. Kiểm soát cân nặng giúp giảm áp lực cho các khớp, nhờ đó cải thiện bệnh viêm khớp dạng thấp. 
  • Lựa chọn phương pháp chế biến món ăn phù hợp: Để đảm bảo chất dinh dưỡng có trong thực phẩm thì cần có phương pháp chế biến món ăn hợp lý để giữ lại dưỡng chất nhiều nhất có thể. Ví dụ như: hấp thay vì luộc, chiên ít dầu thay vì chiên ngập dầu, lựa chọn dầu thực vật thay vì mỡ động vật trong chế biến,... Nhờ các phương pháp này sẽ giữ được phần lớn chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. 

Cân bằng dinh dưỡng bữa ăn bằng nhiều nhóm thực phẩm khác nhau Cân bằng dinh dưỡng bữa ăn bằng nhiều nhóm thực phẩm khác nhau 

Thông qua những thông tin mà đã Bệnh viện Đa khoa Phương Đông chia sẻ sẽ hữu ích cho quá trình điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp của bệnh nhân. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: "Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì, nên ăn gì?". Từ đó xây dựng chế độ ăn uống hợp lý kết hợp thói quen sinh hoạt lành mạnh để cải thiện tình trạng bệnh. 

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong những bệnh viện điều trị các bệnh lý về xương khớp chất lượng, uy tín. Bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng với trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại, đảm bảo điều trị bệnh đem đến hiệu quả cao nhất. 

Để Đặt lịch khám và điều trị bệnh viêm khớp, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
569

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

PGS.TS.BS Cao Cấp

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp

PGS.TS.BS Cao Cấp

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp
19001806 Đặt lịch khám