Những điều cần biết về bệnh viêm khớp liên cầu

Bích Ngọc

06-04-2024

goole news
16

Viêm khớp liên cầu là bệnh lý tổn thương ở xương khớp không quá phổ biến. Mặc dù vậy, nếu mắc bệnh, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống thường nhật. Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu chi tiết về bệnh viêm khớp liên cầu qua bài viết này nhé. 

1. Viêm khớp liên cầu là gì?

Viêm khớp liên cầu là một bệnh lý về xương khớp do vi khuẩn liên cầu có tên Streptococcus gây nên. Loại vi khuẩn liên cầu này luôn tồn tại trong cơ thể của con người, khi ở trạng thái khỏe mạnh chúng không gây hại. Bệnh thường khởi phát khi bệnh nhân bị nhiễm trùng khớp hoặc bị chấn thương nặng. Các biểu hiện của bệnh diễn ra thành từng cơn, không liên tục, xuất hiện triệu chứng tại chỗ hoặc trên toàn cơ thể. 

Khi liên cầu khuẩn tấn công vào cơ thể thường kết hợp với những loại vi khuẩn khác như tụ cầu vàng, lậu cầu, trực khuẩn mủ xanh,... Nếu được phát hiện và điều trị bệnh từ sớm thì người bệnh sẽ nhanh chóng phục hồi và dứt điểm bệnh. Số ca mắc bệnh này không cao nhưng tỷ lệ bệnh nhân có tiến triển nặng và có các biến chứng phức tạp khá cao.

Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với bệnh nhân không được phát hiện và điều trị sớm:

  • Tổn thương sụn khớp: Gây nên những tổn thương sụn khớp ở các khớp lớn. Nếu nhiều khớp sụn bị tổn thương sẽ dẫn đến tính trạng viêm đa khớp. Do đó gây những ảnh hưởng tới sức khoẻ và hoạt động sinh hoạt của người bệnh. 
  • Tổn thương đến các cơ quan nội tạng: Vi khuẩn từ ổ viêm sẽ di chuyển theo đường máu và gây tổn thương tới các cơ quan trong cơ thể. Từ đó khiến suy giảm miễn dịch, vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh lý nhiễm trùng và nhiễm khuẩn nghiêm trọng khác. 

Viêm khớp liên cầu do vi khuẩn liên cầu Streptococcus gây nên Viêm khớp liên cầu do vi khuẩn liên cầu Streptococcus gây nên 

2. Nguyên nhân gây ra viêm khớp liên cầu

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh là do liên cầu khuẩn thường có ở họng và da, ở trạng thái bình thường chúng không gây bệnh. Viêm khớp liên cầu mắc phải khi có những tổn thương trong cơ thể do một số yếu tố tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm khởi phát bệnh như: 

  • Bị chấn thương nặng ở khớp trong thời gian dài hoặc rách hở bao khớp tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. 
  • Có các ổ nhiễm khuẩn bên cạnh khớp như viêm gân cơ, viêm xương, viêm đường tiết niệu, mụn nhọt,.... Đây là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp khiến vi khuẩn liên cầu phát triển. 
  • Thực hiện các thủ thuật có xâm lấn không đảm bảo đúng kỹ thuật và vô trùng như: Chọc dò dịch khớp, châm cứu, tiêm khớp,...
  • Do bị nhiễm trùng tại một số cơ quan khác và gây ra biến chứng nhiễm trùng lên xương khớp.
  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc có sức đề kháng kém do các bệnh lý khác gây nên như: HIV/AIDS, bệnh lupus ban đỏ,...

3. Những triệu chứng của viêm khớp liên cầu

Bệnh nhân khi mắc viêm khớp liên cầu thường có những triệu chứng như: 

  • Triệu chứng tại vị trí bị viêm: Người bệnh có tình trạng viêm sưng đau, nóng đỏ, thậm chí tràn dịch ổ viêm, mưng mủ tại các ổ khớp bị viêm. Cơn đau diễn ra thành từng đợt hoặc cơn đau kéo dài. Cơn đau sẽ tăng lên khi người bệnh vận động. 
  • Triệu chứng toàn cơ thể: Người bệnh sốt cao từ 39-40°C, xuất hiện tình trạng mệt mỏi, chán ăn, sụt cân nhanh, môi khô, lưỡi bẩn, khó thở, hụt hơi,...

Ngoài ra, có một vài trường hợp người bệnh nổi hạch xung quanh vùng khớp. Một số khác xuất hiện những tổn thương trên da như: hăm kẽ, chốc mép,... Tuy nhiên, những biểu hiện này thường không phổ biến và hiếm gặp. 

Xuất hiện tình trạng sưng đau và nóng đỏ tại vị trí ổ khớp bị viêmXuất hiện tình trạng sưng đau và nóng đỏ tại vị trí ổ khớp bị viêm

4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp liên cầu

4.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh 

Khi xuất hiện một số dấu hiệu của bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh như: 

  • Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về tình trạng bệnh, thời gian xuất hiện triệu chứng. Sau đó, dựa vào quan sát thông thường và kiểm tra vùng bị viêm đau để chẩn đoán bước đầu.
  • Xét nghiệm: Qua bước đầu thăm khám, bác sĩ chỉ định thực hiện một số các xét nghiệm vi sinh để xác định chính xác có phải vi khuẩn liên cầu gây ra viêm hay không. Một số xét nghiệm mà bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch khớp, cấy máu,... 
  • Chẩn đoán bằng hình ảnh: Thông qua chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI,... giúp bác sĩ kết luận về mức độ tổn thương và vị trí chính xác của các ổ khớp bị viêm. Sử dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp phân biệt được viêm khớp liên cầu với các bệnh lý về xương khớp khác.

4.2. Phương pháp điều trị bệnh

Không như các bệnh lý về xương khớp khác, viêm khớp liên cầu phát triển rất nhanh. Vì vậy, bác sĩ lập tức điều trị bệnh bằng kháng sinh để khống chế sự bùng phát của liên cầu khuẩn. 

Kết hợp cùng điều trị kháng sinh, bác sĩ đồng thời kê thêm thuốc chống viêm, giảm đau để giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn và kiểm soát được tình trạng viêm của khớp. Ngoài ra, khi sử dụng kháng sinh và thuốc giảm đau, bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật nội soi khớp hoặc dẫn lưu khớp. 

Thực hiện nội soi và dẫn lưu khớp với mục đích loại bỏ bớt vi khuẩn và làm sạch mủ bên trong khớp. Việc này giúp giảm sưng tấy, đau nhức khớp, nhờ đó mà bệnh nhân có thể cử động dễ dàng hơn. 

Nếu nhiễm khuẩn nặng, bác sĩ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn mô sụn và xương dưới sụn bị tổn thương. Nguy cơ hoại tử xương và hỏng cấu trúc khớp cao nếu không thực hiện phẫu thuật sớm.

Thực hiện nội soi khớp trong việc điều trị viêm khớp liên cầuThực hiện nội soi khớp trong việc điều trị viêm khớp liên cầu

5. Biện pháp phòng tránh viêm khớp liên cầu

  • Khi mắc những bệnh về nhiễm trùng cần điều trị triệt để, dứt điểm, đặc biệt là nhiễm trùng mô mềm, da. 
  • Có chế độ ăn uống khoa học, kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng béo phì để tránh tạo áp lực tác động lên khớp.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao hệ thống miễn dịch, các khớp tiết dịch nhờn tăng sự dẻo dai cho xương khớp. 
  • Khi bị chấn thương, hãy thăm khám và vệ sinh vết thương theo sự hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn khớp.  
  • Nên thực hiện các thủ thuật có xâm lấn tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo quy trình và kỹ thuật thực hiện, Nhờ đó, tránh được sự xâm lấn của vi khuẩn tấn công vào cơ thể. 

Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương khớpBổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương khớp

Viêm khớp liên cầu là một bệnh lý không quá phổ biến về ca mắc nhưng chúng tiến triển rất nhanh gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, người bệnh khi phát hiện có những triệu chứng của viêm khớp liên cầu cần tới thăm khám và điều trị ngay lập tức. Qua bài viết này, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hy vọng bạn có thêm cho mình những thông tin hữu ích về căn bệnh này. 

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tự hào là một trong những bệnh viện điều trị các bệnh lý về xương khớp chất lượng, uy tín. Bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng với trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại, đảm bảo điều trị bệnh đem đến hiệu quả cao nhất. 

Để Đặt lịch khám và điều trị bệnh viêm khớp ngón liên cầu, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
376

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám