Viêm lợi là gì?
Viêm lợi là tình trạng viêm ở lợi, gây chảy máu, sưng, đỏ, thay đổi đường viền lợi, chảy dịch và đôi khi khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Đây là vấn đề răng miệng tương đối phổ biến, phần lớn mọi người đều từng mắc phải, trong đó nhiều trường hợp mắc bệnh kéo dài hay tái phát đi, tái phát lại nhiều lần do không được chăm sóc, điều trị tốt.
Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em mà các mẹ cần biết
Ở giai đoạn đầu, viêm lợi không ảnh hưởng quá nhiều đến phần xương và mô liên kết giữa răng và nướu nên các tổn thương ở răng và nướu có thể hồi phục được. Nếu không được điều trị triệt để, tình trạng viêm lợi có thể trở thành một bệnh nhiễm trùng hơn, gọi là viêm nha chu. Bệnh lý này gây tiêu xương, thậm chí là rụng răng, khiến người mắc phải mất đi sự tự tin trong giao tiếp.
Triệu chứng của viêm lợi
Lợi khỏe mạnh có màu hồng nhạt, không đỏ và sưng, không bị chảy máu khi ăn uống, dùng tay chạm nhẹ hoặc đánh răng. Người có lợi khỏe mạnh thì thường không có nhiều mảng bám ở các kẽ răng và hơi thở thơm tho.
Trái lại, những người bị viêm lợi thì sẽ có những dấu hiệu dễ nhận biết sau:
- Lợi có màu đỏ thẫm hoặc đỏ nhạt, sắc đỏ càng đậm thì tình trạng viêm lợi càng nghiêm trọng.
- Viêm lợi sưng đỏ, phì đại là dấu hiệu thường gặp của các trường hợp viêm lợi nặng.
- Tại các vị trí lợi sưng đỏ xuất hiện mảng bám, cao răng.
- Tụt lợi khỏi chân răng, tổ chức chân răng lỏng lẻo.
- Dễ bị chảy máu tự nhiên khi đánh răng và ăn uống.
Viêm lợi chảy máu chân răng
Những nguyên nhân gây ra viêm lợi
Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm lợi là do các mảng bám. Mảng khoáng hóa là sự lắng đọng của bã thức ăn, vi khuẩn, nước bọt, chất nhầy với muối phosphate và canxi. Vệ sinh răng miệng sai cách sẽ tạo điều kiện cho mảng bám tích giữa răng và lợi, tức là viêm lợi không xảy ra ở những vị trí không có răng.
Khi mảng bám đi sâu quá rãnh lợi bình thường sẽ tạo kích thích, dẫn đến hình thành túi lợi. Các túi này chứa các vi khuẩn có thể gây sâu răng và viêm lợi. Các yếu tố tại chỗ khác cũng đóng một vai trò thứ yếu, ví dụ như cao răng, sai khớp cắn, khô miệng, hình thể răng bất thường,...
Không lấy cao răng thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến viêm lợi khá phổ biến
Bên cạnh đó, viêm lợi do mảng bám có thể bùng phát:
- Các rối loạn hệ thống như AIDS, thiếu vitamin, mắc bệnh tiểu đường, bệnh bạch cầu,.. giảm mức độ đáp ứng viêm.
- Mất cân bằng hormone trong cơ thể ở tuổi dậy thì, trong chu kỳ kinh, khi mang thai hoặc khi mãn kinh có thể làm viêm lợi bùng phát.
- Sử dụng các loại thuốc như nifedipine, cyclosporin,... có thể gây viêm lợi.
- Tiếp xúc với các kim loại nặng như bismuth, chì,... khiến xuất hiện đường tối màu ở lợi và gây viêm lợi.
Ngoài ra, có một tỷ lệ nhỏ viêm lợi không do mảng bám gây ra. Nguyên nhân bao gồm nhiễm vi khuẩn, nấm và virus, phản ứng dị ứng, rối loạn niêm mạc da (như pemphigoid, lichen planus), chấn thương do rối loạn di truyền (như u xơ lợi di truyền).
Biến chứng có thể gặp của bệnh viêm lợi
Không ít người bệnh bị viêm lợi nhưng chủ quan không điều trị dứt điểm, khiến bệnh tiến triển nặng có thể dẫn nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là ở trẻ em, tình trạng viêm lợi kéo dài có thể trở thành bệnh viêm nha chu gây ảnh hưởng đến sức khỏe, quá trình mọc răng sau này hoặc thậm chí là mất răng.
Những nghiên cứu trên thế giới và tại việt Nam cho thấy rằng có mối liên hệ giữa viêm lợi mãn tính và một số bệnh lý toàn thân như bệnh đái tháo đường, bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm khớp dạng thấp và biến chứng của thai kỳ. Vi khuẩn gây viêm nha chu góp phần khiến tình trạng viêm ở cấp độ toàn thân trầm trọng hơn và thông qua một số cơ chế sinh học ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc, mức độ diễn biến của nhiều bệnh toàn thân.
Mối liên quan giữa viêm nha chu và các bệnh lý toàn thân
Viêm lợi loét hoại tử cấp (ANUG) là một nhiễm trùng lợi gây đau, với các triệu chứng như chảy máu, đau dữ dội và hơi thở có mùi hơn. Đây là dạng nặng của viêm lợi thường xảy ra nhất ở những bệnh nhân suy nhược cơ thể và người sử dụng thuốc lá.
Cách chữa viêm lợi tại nhà
Viêm lợi phải làm sao hay cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất là mối quan tâm của những ai không may mắc gặp phải tình trạng này. Với những trường hợp viêm lợi nhẹ, được phát hiện sớm thì có thể tự điều trị tại nhà bằng các chú ý vệ sinh, chăm răng miệng đúng cách. Dưới đây là một cách chữa viêm đơn giản tại nhà như:
Súc miệng với nước muối
Nước muối là dung dịch vệ sinh răng lợi đơn giản nhưng hiệu quả. Các nghiên cứu đã chỉ ra các tinh chất trong muối biển chưa tinh chế có nhiều tác dụng như làm chắc răng, kháng khuẩn, cải thiện men răng,... Từ đó, lợi được bảo vệ trước sự tấn công của vi khuẩn, giảm đau nhức, giảm viêm lợi và phục hồi nướu.
Ngoài ra, Florua tự nhiên trong nước muối có tác dụng căn bằng PH trong khoang miệng, cải thiện mùi hôi do mảng bám ở răng và viêm lợi gây ra, ngăn ngừa mất khoáng chất men răng.
Nếu hơi thở có mùi hôi hay viêm lợi, bạn có thể mua dung dịch nước muối sinh lý hoặc tự pha nước muối tại nhà để súc miệng. Nồng độ nước muối phù hợp nhất là 0.9% và súc miệng hằng ngày, mỗi ngày khoảng 2 - 3 lần.
Súc miệng bằng nước muối là cách chữa viêm lợi cho trẻ em và người trường thành đơn giản
Dùng lá trầu không
Lá trầu không tươi chứa khoảng 2,4% tinh dầu, với thành phần chủ yếu gồm chavicol và peta-phenol. Tác dụng của hai chất này là kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn ở khoang miệng. Chính vì vậy, lá trầu không thường được dùng trong chữa trị viêm lợi và các bệnh lý răng miệng khác.
Với người bị viêm lợi, có thể dùng trầu không để điều trị theo những cách sau:
- Cách 1: Trầu không rửa sạch, giã nát, rồi đun với nước để lấy tinh chất và cho vào tủ lạnh để bảo quản. Dùng nước đun từ lá trầu để súc miệng mỗi ngày 2 lần trong khoảng 5 - 10 phút.
- Cách 2: Rửa sạch, giã nát lá trầu không, sau đó đắp trực tiếp lên vị trí bị viêm lợi. Lưu ý, trong vòng 30 phút sau khi đắp không nên uống nước hoặc súc miệng để tinh chất từ lá trầu ngấm vào lợi và giảm viêm.
- Cách 3: Giã nát lá trầu với muối, ngâm với rượu trắng trong 15 phút để hòa tan tinh chất rồi gạn lấy dung dịch. Sử dụng để súc miệng hằng ngày như cách đầu tiên.
Lá trầu không - Mẹo chữa lợi bị viêm từ xa xưa của ông bà ta
Dầu dừa
Dầu dừa chứa khoảng 50% axit lauric, loại chất này có khả năng chống viêm, kháng khuẩn. Bên cạnh đó, dầu dừa còn khả năng giảm sự tích tụ của mảng bám trên bề mặt răng. Từ đó, giúp răng trắng sáng, hơi thở thơm tho, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng nói chung và viêm lợi nói riêng.
Người mắc viêm lợi nên súc miệng hằng ngày với dầu dừa. Mỗi lần sử dụng khoảng 5 - 10ml dầu dừa trong 20 - 30 phút và không nên để dầu dừa chạm đến họng. Cuối cùng, nên sử dụng nước lọc để súc lưu miệng. Lưu ý, sau khi súc miệng xong không nên nuốt dầu dừa vì các độc tố, vi khuẩn từ miệng trong dầu dừa sẽ di chuyển vào.
Sử dụng mật ong
Mật ong là vật liệu được sử dụng phổ biến trong chế biến thực phẩm, chữa bệnh và làm đẹp. Với bệnh viêm lợi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ có thể điều trị tại nhà bằng mặt ong. Trong mật ong có các chất kháng khuẩn, giảm viêm tự nhiên rất hiệu quả. Từ đó, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, tình trạng viêm lợi dần hồi phục.
Cách chữa viêm lợi cho trẻ tại nhà mà các mẹ không nên bỏ qua chính là sử dụng mật ong
Có thể dùng mật ong để chữa viêm lợi tại nhà theo những cách sau:
- Dùng sau khi đánh răng: Bôi trực tiếp mật ong lên vị trí lợi bị viêm sưng và giữ trong khoảng 15 - 20 phút, rồi dùng nước sạch súc miệng. Thực hiện liên tục 3 lần/ngày để giảm tình trạng sưng viêm lợi.
- Dùng chung với chanh: Pha mật ong với chanh và nước ấm thành dung dịch lỏng và dùng súc miệng trong khoảng 10 phút sau khi đánh răng.
Lô hội
Lô hội (nha đam) chứa nhiều chất có lợi cho cơ thể như chất khoáng, chất chống oxy hóa và vitamin. Trong đó, các hoạt chất anthraquinone, saponin, acid salicylic,... có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm, ức chế hoạt động của các vi sinh vật gây hại. Cộng thêm, các vitamin, enzyme, khoáng chất trong lô hội có tác dụng tốt trong việc phục hồi các mô nướu bị tổn thương.
Một số cách chữa viêm lợi bằng lô hội có thể kể đến như:
- Súc miệng bằng nước lô hội: Lô hội rửa sạch, gọt vỏ rồi đem phần thịt xay nhuyễn hoặc nghiền nhỏ để lấy nước cột. Dùng nước ép súc miệng khoảng 10 giây, đều đặn 2 -3 lần/ngày để có hiệu quả cao nhất.
- Bôi gel lô hội: Rửa sạch, bỏ vỏ và lấy gel bên trong lô hội để bôi trực tiếp vào vị trí lợi bị viêm. Sau khoảng 5 - 7 phút thì dùng nước sạch để súc miệng, thực hiện mỗi ngày 2 - 3 lần.
- Uống nước ép lô hội: Nha đam rửa sạch, bỏ vỏ lấy thịt để ép nước. Ngậm nước nha đam trong khoang miệng khoảng 5 - 10 giây rồi từ từ nuốt xuống, thực hiện 1 - 2 lần/ngày.
Nha dam - Bí quyết để có hàm răng chắc khỏe
Tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm có tác dụng chống viêm lợi, viêm quanh chân răng, viêm loét niêm mạc răng và chống hôi miệng. Có thể thêm 1 giọt tinh dầu tràm trà vào kem đánh răng khi đánh răng để điều trị viêm lợi tại nhà. Tinh dầu tràm trà có thể gây phát ban, nóng nhẹ hay phản ứng dị ứng hoặc tương tác với một số loại thuốc nên bàn cần chú ý trước khi sử dụng.
Ngoài ra, người bị viêm lợi có thể nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm trà vào cốc nước ấm để súc miệng, thực hiện 2 -3 lần/ngày. Lưu ý, tuyệt đối không uống loại dung dịch này. Bên cạnh đó, các loại nước súc miệng được làm từ lá đinh hương, dầu Arimedadi, gel nghệ, xô thơm, lá ổi,... cũng đem lại hiệu quả cao trong điều trị viêm lợi.
Khi nào bị viêm lợi cần tới gặp bác sĩ
Việc phát hiện và điều trị viêm lợi sớm là vô cùng cần thiết, để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng. Khi có các dấu hiệu của bệnh được nêu ở trên thì bạn nên đến gặp bác sĩ sớm đề được thăm khám và tư vấn cách điều trị viêm lợi thích hợp.
- Trường hợp viêm lợi nhẹ: Có thể điều trị tại nhà, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để uống hoặc tra vào vị trí viêm và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng đúng cách. Trong quá trình này, nếu có bất kỳ tình trạng bất thường nào như dị ứng thuốc thì người bệnh cần phải thông báo ngay với bác sĩ để điều chỉnh đơn thuốc điều trị phù hợp nhất.
- Trường hợp viêm lợi nặng: Cần tới cơ sở y để theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị. Bởi vì, viêm lợi nặng nếu không được điều trị đúng phác đồ sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Không trì hoãn khám nha khoa khi tình trạng viêm lợi có triệu chứng ngày càng trầm trọng
Cách phòng tránh viêm lợi
Sau khi điều trị thành công, bệnh viêm lợi hoàn toàn có thể lại phát lại nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách. Vậy nên, để phòng tránh viêm lợi thì mọi người nên:
- Vệ sinh răng miệng hằng ngày, nhất là trước khi đi ngủ và sau khi ăn. Nên đánh răng nhẹ nhàng, đọc theo thân răng để tránh làm tổn thương nướu lợi và men răng.
- Khám sức khỏe răng miệng định kỳ để phát hiện các vệ về răng miệng và có hướng điều trị kịp thời. Đồng thời, nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để ngăn sự phát triển của cao răng.
- Ăn đa dạng, đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung canxi để đảm bảo răng chắc khỏe từ bên trong.
- Không lạm dụng các miếng trắng răng, chất tẩy trắng,... vì sẽ làm hỏng men răng và gây kích ứng nướu, lợi.
- Khi có dấu hiệu viêm lợi và các bệnh răng miệng khác cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được để được khám và điều trị.
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm lợi là gì và khi bị viêm lợi phải làm sao. Viêm lợi không phải là bệnh lý khó điều trị, nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông chính là địa chỉ khám và điều trị các bệnh lý răng miệng uy tín, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.
Liên hệ đến Hotline 19001806 hoặc vui lòng điền thông tin tại phần để đặt lịch khám cùng chuyên gia ngay. Hãy chủ động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe để có một hàm răng chắc khỏe.