Viêm màng não là một bệnh lý có nhiều biến nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh sẽ giúp người bệnh có thể chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Viêm màng não là một bệnh lý có nhiều biến nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh sẽ giúp người bệnh có thể chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Màng não được ví như hàng rào bảo vệ giúp hệ thần kinh trung ương tránh gặp những tổn thương nhất định. Tình trạng viêm nhiễm là hiện tượng xung quanh não bộ và tủy sống bị viêm dẫn đến các triệu chứng đau đầu, sợ sáng, cứng gáy, tăng số lượng bạch cầu ở dịch não tủy.
Hiện nay, các bệnh lý liên quan đến viêm màng não thường gặp là:
Bệnh lý này có thể được gây nên bởi nhiều nguyên nhân, tuy nhiên phần lớn các trường hợp gặp phải là do virus hoặc nấm xâm nhập. Vi thế, để có phương pháp điều trị phù hợp thì cần xác định được nguyên nhân gây ra bệnh.
Các nhóm virus có khả năng gây viêm ở màng não bao gồm virus herpes, HIV, virus quai bị, cúm, virus West Nile… Nhóm Coxsackie hoặc Echovirus là căn nguyên phổ biến nhất, hay gặp nhất như Coxsackie virus A6 và B3, Echovirus type 30, 18, 9, 11,….
Bệnh lý viêm màng não ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi thường gặp là Coxsackie virus nhóm B. EV-71 và Coxsackievirus A16. Tuy mức độ do virus gây ra không nguy hiểm nhiều nhưng đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi có hệ miễn dịch yếu thì căn bệnh này sẽ nặng hơn.
Trẻ dưới 1 tháng tuổi mắc bệnh do virus gây ra
Vi khuẩn là tác nhân gây bệnh liên quan đến màng não nguy hiểm nhất. Khoảng 20 - 25% bệnh nhân tử vong khi mắc bệnh do nhiễm khuẩn dù có điều trị kịp thời. Vi khuẩn phổ biến làm màng não bị viêm gồm phế cầu khuẩn, HiB, vi khuẩn não mô cầu,...
Theo nghiên cứu, có tối thiểu 14 căn nguyên làm màng não bị viêm do vi khuẩn. trẻ em là Hemophilus typ B (Hib), phế cầu và não mô cầu người lớn do liên cầu khuẩn, phế cầu và não mô cầu.
Đây là bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương hiếm gặp. Tác nhân này xuất hiện ở những người mắc chứng suy giảm hệ miễn dịch như HIV, sử dụng corticoid kéo dài, những ai mắc bệnh máu ác tính.
Trong một số trường hợp, căn bệnh này gây ra bởi hoạt động của ký sinh trùng, do dị ứng thuốc, mắc các bệnh ung thư hay các bệnh liên quan như bệnh u hạt (sarcoidosis).
Căn bệnh này xuất hiện ở mọi độ tuổi bao gồm trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn và người già. Trong đó, trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, trẻ nhỏ và người già là hai đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất.
Do có hệ miễn dịch yếu, chưa đủ khả năng chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn hoặc nấm gây bệnh. Vì vậy, các tác nhân gây bệnh trên có thể xâm nhập vào máu, tìm đến não hoặc tủy sống gây nhiễm trùng nặng. Đáng chú ý, những trẻ sinh non, trẻ ngạt sau sinh hoặc mẹ bị nhiễm trùng ối hoặc sốt lúc mang thai có nguy cơ mắc bệnh màng não viêm mủ cao.
Bệnh này ở trẻ sơ sinh thường không có triệu chứng phát bệnh rõ ràng và khiến ba mẹ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, nếu thấy bé sốt đột ngột, khóc the thé liên tục, cáu kỉnh, ngủ li bì, bú yếu,...nên liên hệ sớm với các bác sĩ để được thăm khám.
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu thường là đối tượng mắc bệnh viêm màng não
Căn bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi trung học. Tuy nhiên vẫn có trường hợp các trẻ tiểu học mắc bệnh do hệ miễn dịch yếu. Bệnh viêm màng não ở trẻ em thường khiến trẻ bị buồn nôn, nhức mỏi cổ và cơ bất thường. Đáng chú ý nhiều trẻ bị nhầm lẫn hoặc mất phương hướng khi mắc bệnh đôi khi rơi vào trạng thái lờ đờ hay ngủ li bì.
Căn bệnh này sẽ phát triển nếu thay đổi môi trường sống đột ngột khiến cơ thể khó thích nghi. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn đối với bệnh nhân có bệnh lý nền. Đặc biệt, là những người sống trong nhà dưỡng lão, mầm bệnh có thể phát triển nhanh chóng và lây lan.
Bệnh lý này thường có nhiều triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với viêm đường hô hấp như ho, sốt, chán ăn,....Tuy nhiên, mỗi bệnh sẽ có những triệu chứng riêng để nhận biết và biểu hiện ở trẻ em hay người lớn là khác nhau.
Viêm màng não ở trẻ em dưới 1 tháng tuổi xuất hiện triệu chứng cụ thể sau đây:
Đối với trẻ lớn hơn, không mắc các bệnh suy giảm miễn dịch, màng não bị viêm sẽ có những triệu chứng cụ thể như:
Trẻ có cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa
Những biểu hiện của bệnh thường dễ gây nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Vì vậy, nên cảnh giác với nguy cơ mắc bệnh liên quan đến màng não. Nếu phát hiện những dấu hiệu sau, bạn nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín gần nhất để thăm khám:
Bệnh hoàn toàn có thể lây từ người bệnh sang người bình thường thông qua giọt bắn hoặc dịch tiết từ đường hô hấp (ho, hắt hơi, hôn). Người khoẻ mạnh nếu không may hít phải những chất tiết này từ người mang mầm bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Bên cạnh đó, bệnh ở người lớn và trẻ còn lây gián tiếp qua tiếp xúc da, khi sử dụng chung đồ dùng như chén đĩa, ly, điện thoại.
Theo nhận định này, đối tượng dễ mắc bệnh là người trong gia đình, bạn cùng phòng, bạn học, hay bất kỳ ai tiếp xúc trực tiếp với dịch đều có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn. Đáng chú ý, các nhà khoa học cho rằng khoảng 10 - 20% dân số thế giới mang loại vi khuẩn Neisseria meningitidis trong cổ họng. Khi môi trường có sự thay đổi như hoạt động sinh hoạt kém lành mạnh, khí hậu khắc nghiệt khiến bệnh phát triển.
Đây là bệnh vô cùng nguy hiểm nếu không được chữa trị đúng cách. Những biến chứng có thể ảnh hưởng nặng nề về sau. Cụ thể là:
Nếu để lâu những dây thần kinh não dễ bị tổn thương.
Để đưa ra kết quả chính xác nhất, bác sĩ trước tiên sẽ khám tổng quát, khai thác tiền sử bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm một số chỉ định, đặc biệt là xét nghiệm dịch não tuỷ:
Để điều trị bệnh, các bác sĩ sẽ kết hợp với kết quả chẩn đoán căn nguyên và điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng sinh. Điều này có nghĩa là bác sĩ chỉ định thực hiện các biện pháp xét nghiệm cần thuốc nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh. Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau.
Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh
Để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh, mọi người nên chủ động phòng bệnh bằng cách áp dụng những biện pháp sau:
Bên cạnh đó, người dân nên chủ động tiêm phòng các loại vắc - xin để tránh các bệnh liên quan đến bệnh lý này.
Câu trả lời là có. Nếu không phát hiện sớm hoặc điều trị không dứt điểm, những di chứng để lại bao gồm:
Di chứng để lại là trí nhớ bị suy giảm ảnh hưởng đến học tập.
Những con đường mà bệnh có thể lây lan là:
Lộ trình tiêm vắc - xin phòng phế cầu tuỳ vào độ tuổi của bé, cụ thể như sau:
Vắc - xin phòng bệnh là không cần thiết cho tất cả trẻ. Nếu trẻ dưới 2 tuổi thì việc tiêm sẽ không có hiệu quả. Nhưng nếu các bé có nguy cơ bị bệnh cao thì nên đến bác sĩ để được tư vấn.
Khi bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể tiêm loại vắc - xin này. Bé chỉ cần tiêm 2 mũi, mũi thứ 2 cách mũi tiêm đầu 6 - 8 tuần. Ngoài ra, trẻ từ 2 tuổi trở lên (hoặc bé trên 6 tháng tuổi đã tiếp xúc với người bệnh) có thể được tiêm phòng.
Phụ huynh nên cho trẻ tiêm phòng bệnh để phòng ngừa
Nguyên tắc chữa căn bệnh này cần tiến hành sớm, sử dụng kháng sinh thích hợp để diệt khuẩn. Đồng thời, cần theo dõi chặt chẽ để kịp thời điều chỉnh kế hoạch điều trị và nhanh chóng xử lý biến chứng. Có 2 cách điều trị gồm: sử dụng thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn và điều trị hỗ trợ.
Độ tuổi |
Căn nguyên thường gặp |
Kháng sinh ưu tiên |
Kháng sinh thay thế |
0 - 4 tuần tuổi |
Vi khuẩn đường ruột, S. agalactiae, Listeria. |
Cefotaxim + Ampicilin
|
Ampicilin* + Aminoglycosid |
1 tháng - 3 tháng. |
Hib, phế cầu, não mô cầu, S.agalactiae, E.coli, Listeria. |
Ampicilin* + Ceftriaxon (hoặc Cefotaxim) |
Vancomycin + Ceftriaxon (hoặc Cefotaxim) |
3 tháng - 18 tuổi. |
Hib, phế cầu, não mô cầu. |
Ceftriaxon (hoặc Cefotaxim)
|
Vancomycin + Ceftriaxon (hoặc Cefotaxim) |
18 - 50 tuổi |
Phế cầu, liên cầu, não mô cầu |
Ceftriaxon (hoặc Cefotaxim)
|
Vancomycin + Ceftriaxon (hoặc Cefotaxim) |
Trên 50 tuổi. |
Phế cầu, não mô cầu, Listeria, kị khí Gram-âm |
Ceftriaxon (hoặc Cefotaxim)
|
Ampicilin* + Ceftriaxon (hoặc Cefotaxim) |
Suy giảm miễn dịch. |
Phế cầu, não mô cầu, Listeria, kị khí Gram-âm |
Ampicilin+ Ceftazidim
|
Vancomycin + Ampicilin* + Ceftazidim |
Chấn thương, phẫu thuật, dò DNT |
Phế cầu, tụ cầu, kị khí Gram-âm |
Ceftazidim + Vancomycin |
Ceftazidim + Vancomycin Meropenem |
Những chia sẻ trên là những thông tin bổ ích giúp các bạn có kiến thức về bệnh viêm màng não. Đây là căn bệnh cần được chú ý và phát hiện sớm để không ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sau này. Vì vậy, các bạn nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa và thường xuyên đi khám định kỳ để chủ động nắm bắt tình hình sức khoẻ.
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông luôn đồng hành cùng bạn trong việc thăm khám và giải đáp thắc mắc. Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn và thăm khám riêng, hãy liên hệ theo hotline 1900 1806 để được hướng dẫn đặt lịch.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.