Viêm mũi vận mạch là gì?
Viêm mũi vận mạch (viêm mũi vô căn, viêm mũi không dị ứng) là thuật ngữ chỉ các mô lót bên trong mũi bị viêm nhưng không do dị ứng, nhiễm trùng do virus hay vi khuẩn. Các triệu chứng bệnh thường khởi phát từ chế độ ăn uống, thay đổi thời tiết, dùng thuốc, mùi hương,...

Viêm mũi vận mạch là tình trạng mô lót trong mũi bị viêm không do dị ứng, nhiễm trùng
Viêm mũi vô căn không phải bệnh lý nguy hiểm song có thể ảnh hưởng đến nhịp sống sinh hoạt thường ngày. Nếu quá trình can thiệp kéo dài, chậm trễ có thể hình thành nhiều biến chứng nguy hiểm khác, gây nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Triệu chứng bệnh viêm mũi vận mạch
Bệnh viêm mũi vô căn nổi bật với tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi. Các triệu chứng này có thể diễn tiến nguy hiểm hơn sau khi tiếp xúc với một số loại mùi, uống bia rượu,...
Ngoài ra bệnh nhân có thể thường xuyên bị hắt hơi, cổ họng ứ đọng dịch nhầy, nho, ngứa mũi, ngứa mắt hoặc ngứa họng. Những biểu hiện này tương đối sống bệnh lý hô hấp thường gặp như cảm cúm, cảm lạnh,...

Triệu chứng viêm mũi vô căn dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý hô hấp khác
Tương tự như nhiều bệnh lý về mũi khác, viêm mũi không dị ứng có nhiều điểm triệu chứng tương đồng. Song tình trạng tắc ngạt mũi nhiều hơn so với hắt xì hơi, nước mũi chảy ít kèm theo chảy nước mắt.
Sau mỗi lần ngừng hắt hơi, người bệnh trở về thể trạng bình thường, không xuất hiện hoặc ít có những triệu chứng đau đầu hay mệt mỏi kèm theo. Tuy nhiên biểu hiện ngứa, căng đầu ngón tay, ngón chân diễn tiến mạnh khi trời trở lạnh.
Nguyên nhân viêm mũi vận mạch
Nguyên nhân gây viêm mũi vận mạch hiện chưa được xác định rõ ràng, một số nghiên cứu cho biết bệnh liên quan đến tình trạng các mạch máu trong mũi giãn nở. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, những mạch máu có thể lấp đầy mô bên trong mũi.
Ví dụ minh họa đơn giản nhất, đầu dây thần kinh khi gặp các tác nhân kích thích sẽ bắt đầu xảy ra phản ứng nhạy cảm. Bệnh nhân có thể bị phù nề bên trong mũi, nghẹt mũi hoặc sản sinh nhiều dịch nhầy.
Yếu tố nguy cơ
Một số tác nhân gây làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như:
- Tiếp xúc với chất kích thích trong không khí như bụi, khói, khói thuốc lá, mùi nước hoa nồng, hóa chất,...
- Thời tiết thay đổi nhiệt độ, độ ẩm có thể khiến niêm mạc mũi người bệnh bị phù nề, dẫn đến chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
- Thực phẩm quá cay nóng, uống nhiều rượu bia cũng là nguyên nhân hình thành phản ứng nhạy cảm, dẫn đến nghẹt mũi.
- Tác dụng phụ do sử dụng thường xuyên các loại thuốc như aspirin, ibuprofen, chẹn beta, an thần, chống trầm cảm, tránh thai, điều trị rối loạn cương dương, thuốc chống sung huyết mũi.
- Nội tiết tố thay đổi trong thời kỳ mang thai, kinh nguyệt hoặc biện pháp tránh thai. Đây không chỉ là nguyên nhân gây viêm mũi vô căn mà còn có nguy cơ diễn tiến suy giáp.
- Trào ngược axit dạ dày diễn ra vào ban đêm cũng có thể là căn nguyên gây nên viêm mũi vận mạch.
- Một số bệnh lý sức khỏe kéo dài không điều trị dứt điểm hoặc được kiểm soát tốt có thể diễn tiến viêm mũi vô căn. Tiêu biểu gồm bệnh đái tháo đường, suy giáp.

Yếu tố nguy cơ hình thành viêm mũi không do dị ứng
Viêm mũi vận mạch bội nhiễm có nguy hiểm không?
Viêm mũi không dị ứng không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, điển hình như:
- Polyp mũi là những khối u hình thành trên niêm mạc của xoang mũi hoặc trên mô bên trong mũi, đây không phải tế bào ung thư. Những polyp kích thước nhỏ phần lớn không ảnh hưởng đến sức khỏe, song những polyp to có thể chèn ép đường lưu thông không khí qua mũi.
- Viêm xoang là trong những biến chứng thường gặp nhất khi viêm mũi vận mạch kéo dài. Tình trạng này khiến niêm mạc các xoang bị phù nề, tăng tiết dịch nhầy.
- Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng do tình trạng chảy mũi, nghẹt mũi kéo dài, khiến người bệnh gặp ảnh hưởng trong học tập, công việc. Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, tập trung điều trị trước khi các triệu chứng tái phát.
Cách chữa bệnh viêm mũi vận mạch
Điều trị viêm mũi vận mạch tập trung giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, cân nhắc dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật. Dưới đây là các phương pháp thường được ứng dụng, tùy theo bệnh tình cá nhân.
Điều trị nội khoa bằng thuốc
Điều trị nội khoa là bước đầu tiên trong quá trình chữa trị viêm mũi vô căn:
- Thuốc corticoid đường mũi tại chỗ là lựa chọn hàng đầu trong điều trị viêm mũi vô căn, thuyên giảm rõ rệt các triệu chứng tắc nghẽn, nghẹt mũi. Tuy nhiên thuốc thường gây tác dụng phụ khô mũi, đóng vảy hoặc kích ứng vách ngăn.
- Thuốc kháng cholinergic giảm tình trạng chảy nước mũi bằng cách tác động cục bộ, chặn đầu vào của hệ phó giao cảm với các tuyến niêm mạc mũi. Tuy nhiên thuốc có tác dụng phụ toàn thân như mờ mắt, khô miệng, chảy máu mũi, khô mũi hoặc tiết dịch đặc.
- Thuốc kháng histamin đường uống như azelastine thường được sử dụng cho bệnh nhân bị chảy nước mũi, nghẹt mũi, phù mũi. Song viêm mũi vô căn mạn tính thường không đáp ứng điều trị bằng loại thuốc này.
- Kết hợp steroid xịt mũi và thuốc kháng histamin phù hợp với trường hợp viêm mũi không dị ứng mạn tính, cho hiệu quả rõ rệt với triệu chứng nghẹt mũi và chảy nước mũi.
- Độc tố botulinum (BTX) thường được tiêm trực tiếp vào cuốn mũi dưới và giữa, giảm tối đa tình trạng chảy nước mũi hoặc tiết dịch nhầy mũi. Tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này chỉ kéo dài khoảng 4 tuần, mang tính tạm thời.
Can thiệp ngoại khoa
Một số phương pháp can thiệp ngoại khoa áp dụng nhằm giảm triệu chứng bệnh được cân nhắc:
- Plasma là kỹ thuật dùng nhiệt độ thấp để tìm kiếm vị trí viêm bên trong khoang mũi, đánh tan ổ viêm, loại bỏ tối đa các triệu chứng.
- Laser nổi bật với ưu điểm cầm máu tốt, ngừa tối đa các biến chứng như chảy máu cam. Thời gian hồi phục hoàn toàn thường kéo dài trong 4 - 8 tuần, khi này bạn cần chú ý vệ sinh mũi thường xuyên.
- Phẫu thuật thường chỉ định với người từng tiếp nhận điều trị bằng thuốc nhưng không đạt hiệu quả mong muốn. Bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật giảm kích thước cuốn dưới, vừa bảo tồn niêm mạc vừa cải thiện triệu chứng bệnh.

Can thiệp ngoại khoa khi điều trị nội khoa không đạt hiệu quả
Bệnh nhân cần chủ động điều chỉnh lối sống, chế độ dinh dưỡng khoa học và cân bằng phòng ngừa bệnh tái phát. Đồng thời giảm tới sự tồn tại của các tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh như khói bụi, khói thuốc lá,...
Điều trị viêm mũi vận mạch ở trẻ em và bà bầu
Chữa trị viêm mũi vô căn ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai là một thách thức lớn đối với đội ngũ y tế. Hướng khắc phục khi này tập trung chính vào liệu pháp bảo tồn.
Bác sĩ thường hướng dẫn bệnh nhân rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng, được đánh giá hiệu quả và giảm tối đa rủi ro có thể xảy ra. Sau thăm khám, việc sử dụng thuốc sẽ được cân nhắc và chỉ định loại thuốc phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Biện pháp phòng tránh
Viêm mũi không dị ứng hiện chưa xác định nguyên nhân gây bệnh chính xác, chủ động phòng ngừa là công tác quan trọng đối với mỗi cá nhân. Dưới đây là một số gợi ý từ chuyên gia y tế mà bạn có thể tham khảo:
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích, kích ứng như hóa chất, mùi hương mạnh, thuốc lá, hơi nước hóa chất, thuốc lá,...
- Giữ không gian sống sạch sẽ, thoáng mát bằng cách vệ sinh đều đặn, giúp loại bỏ tối đa phấn hoa, bụi, nấm mốc,...
- Sử dụng máy lọc giúp cải thiện chất lượng không khí nhà ở, giảm thiểu sự tồn tại của bụi, phấn hoa và các tác nhân gây dị ứng.
- Điều chỉnh độ ẩm không khí với thiết bị chuyên dụng, đảm bảo không khí không quá khô hoặc quá ẩm.
- Giữ tinh thần ổn định, tránh stress quá mức dẫn đến các phản ứng viêm hoặc triệu chứng viêm mũi vô căn. Bạn có thể giải tỏa căng thẳng bằng cách tập yoga, thiền, thể dục,...
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng các nhóm dưỡng chất, tập trung bổ sung rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt,... Tránh sử dụng các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, đường hoặc các chất kích thích.
- Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể trong một ngày, cân bằng độ ẩm của cơ thể.
- Trước khi sử dụng thuốc điều trị triệu chứng cần chủ động tham khảo ý kiến từ bác sĩ, nhận hướng dẫn và chỉ định sử dụng phù hợp.
- Không lạm dụng các thuốc xịt, thuốc nhỏ mũi chống sung huyết mũi trong thời gian dài. Tình trạng sử dụng quá mức có thể khiến triệu chứng chuyển biến nghiêm trọng.
- Nếu kết quả điều trị không có sự chuyển biến cần lập tức trao đổi lại với bác sĩ, từ đó có kế hoạch thay đổi phác đồ ngăn ngừa triệu chứng nguy hiểm.

Biện pháp phòng ngừa viêm mũi vận mạch khởi phát
Câu hỏi liên quan
Viêm mũi vận mạch là tình trạng viêm mũi không do dị ứng gây loạt triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa mũi hoặc chảy nước mũi. Bởi vậy ngoài tìm hiểu những thông tin chính như khái niệm, triệu chứng, nguyên nhân,... bạn cần nắm thêm một số vấn đề liên quan khác.
Viêm mũi vận mạch có lây không?
Viêm mũi vô căn không xuất phát từ nguyên nhân nhiễm trùng nên không có tính chất truyền nhiễm.
Viêm mũi vận mạch có tự khỏi không?
Viêm mũi không do dị ứng là bệnh lý dai dẳng có thể tồn tại suốt đời, thậm chí có thể diễn tiến nặng. Bệnh nhân cần chủ động có biện pháp can thiệp, hạn chế triệu chứng bệnh phát triển.
Viêm mũi vận mạch nên kiêng ăn gì?
Để có thể ngăn chặn và làm giảm các triệu chứng của căn bệnh này gây nên, bạn cần phải tránh xa những thực phẩm như:
- Đồ uống, thức ăn lạnh có thể gây co thắt đường thở, kích thích phế quản… từ đó dẫn đến những cơn ho chứa đờm, tăng cường hiện tượng tiết nhầy ở đường hô hấp.
- Đồ uống như cà phê, rượu bia có chứa chất kích thích với hàm lượng histamin cao.
- Sữa cùng những thực phẩm từ sữa có khả năng khiến lượng đờm nhiều hơn.
- Một số loại hạt chứa nhiều histamin như hạnh nhân, đậu phộng, hạt điều, óc chó…
- Đồ ngọt và nhóm thực phẩm nhiều béo, ít calo có thể thúc đẩy quá trình sản sinh chất nhầy, dẫn đến nghẹt mũi.
Trường hợp bệnh nào nên đi thăm khám?
Bạn có thể liên hệ trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng nếu như có các triệu chứng bất thường sau đây:
- Cơn đau vùng xoang mũi dần trở nên nghiêm trọng hơn.
- Các dấu hiệu và triệu chứng nhẹ không thuyên giảm sau khi tự điều trị tại nhà.
- Có những phản ứng phụ từ thuốc kê đơn hoặc không kê đơn.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh viêm mũi vô căn?
Đây là căn bệnh phổ biến, có khả năng ảnh hưởng đến mọi đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, căn bệnh này thường xuất hiện nhất ở những người trên 20 tuổi và phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới.
Nếu như có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám. Cơ địa của mỗi người là khác nhau, vậy nên bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ để đưa ra được phương án điều trị phù hợp nhất.
Viêm mũi vận mạch là một dạng viêm mũi không do dị ứng, hiện chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra. Bệnh nhân khi xuất hiện các triệu chứng khó chịu như chảy nước mũi, nghẹt mũi cần chủ động thăm khám, tiếp nhận điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.