Dịch mủ chảy ra từ tai kèm theo cảm giác đau nhức, ngứa ngáy trong tai có thể là dấu hiệu của viêm ống tai ngoài chảy mủ — một bệnh lý thường gặp có thể dẫn đến mất thính lực trong thời gian ngắn nhưng dễ bị xem nhẹ. Bệnh không chỉ gây đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng thành các bệnh lý viêm nhiễm ác tính nếu không được xử lý đúng cách.
Viêm ống tai ngoài chảy mủ là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Viêm ống tai ngoài chảy mủ là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở ngoài tai - phần nằm giữa vành tai và màng nhĩ khá nặng với triệu chứng điển hình là mủ chảy ra ngoài từ ống tai, đau nhức tai đột ngột và nghe kém.

Viêm ống tai ngoài chảy mủ với biểu hiện mủ vàng chảy ra ngoài ống tai
Ai cũng có thể mắc bệnh lý này, tuy nhiên, những người có thói quen bơi lội hay ngâm bồn lâu ngày có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do tiếp xúc với nước thường xuyên, dễ bị ứ đọng nước trong tai. Trên thực tế, bệnh mặc dù không đe doạ trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm xương chũm, suy giảm khả năng nghe hoặc nhiễm trùng lan rộng sang thái dương, dây thần kinh vùng mặt, huyết khối xoang,...
Nguyên nhân của viêm ống tai ngoài chảy mủ
Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng viêm ống tai ngoài chảy mủ. Tuy nhiên nguyên nhân chính gây bệnh chủ yếu đến từ vi khuẩn như Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh) gây ra. Đây là mầm bệnh phổ biến nhất ở các nước có môi trường ẩm ướt và khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Chúng sẽ tấn công trực tiếp vào các mô và và gây ra tình trạng nhiễm trùng ngoài mô ở tai với đặc trưng là các cơn đau nhức ở tai và đau dây thần kinh sọ 1 bên.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là trực khuẩn mủ xanh, thường nhận biết bằng tình trạng chảy mủ và đau nhức đầu
Một số nhân tố có thể thúc đẩy nguy cơ mắc viêm ở ống tai ngoài khác có thể kể đến như:
- Có thói quen bơi lội ở ao hồ sông suối - những nơi có môi trường nước bị nhiễm bẩn quyt tụ nhiều vi khuẩn tấn công ống tai
- Vô tình bị các loại hoá chất và dịch tiết bắn vào tai biến ống tai ngoài thành môi trường lý tưởng cho trực khuẩn mủ xanh gây bệnh
- Dùng chung hoặc dùng tai nghe, chụp tai không được vệ sinh sạch sẽ
- Vệ sinh tai không đúng cách, gây ra các vết xước hoặc tự đưa vi khuẩn vào sâu bên trong tau nhưa dùng tăm bông, ngoáy tai hoặc khi gãi tai quá mạnh
Triệu chứng của bệnh viêm ống tai ngoài chảy mủ
Bạn có thể theo dõi xem bản thân có các biểu hiện điển hình của bệnh dưới đây như:
- Đau nhức, ngứa ngáy hoặc có cảm giác nhức nhối trong tai.
- Sốt nhẹ
- Chảy dịch mủ màu vàng, xám hoặc xanh lá cây có mùi hôi từ trong tai ra ngoài
- Tạm thời không nghe được
- Một số ca bệnh cho hay họ còn cảm thấy có cục u hay mụn nhọt nằm trong tai khiến tai sưng đỏ, đau đớn khi chạm vào. Khi mụn nhọt vị vỡ, mủ và máu chảy ra từ trong tai ra ngoài

Triệu chứng điển hình của bệnh là đau nhức tai và tạm thời không nghe được
Chẩn đoán bệnh viêm ống tai ngoài chảy mủ như thế nào?
Trên thực tế, các bác sĩ sẽ khám lâm sàng để quan sát, đánh giá vành tai, vùng da và hạch bạch huyết quanh tai. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng đèn soi tai và nội soi tai để quan sát tình trạng viêm trong ống tai.
Đặc biệt, với các bệnh nhân có chảy mủ ra ngoài tai, cấc bác sĩ có thể lấy mẫu dịch mủ để nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh. Hệ thống cấy vi khuẩn giúp định hướng sử dụng kháng sinh cho phù hợp.
Điều trị bệnh viêm ống tai ngoài chảy mủ như thế nào?
Căn cứ trên tình trạng sức khoẻ và diễn biến bệnh lý cụ thể của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh đường bôi/ nhỏ tai, thuốc kháng viêm điều trị các bệnh viêm nhiễm chung nguyên nhân và hướng dẫn cách vệ sinh tai hàng ngày.
Trong đó, các biện pháp vệ sinh giữ cho ống tai sạch sẽ là hết sức quan trọng. Các bước làm sạch sẽ hỗ trợ loại bỏ dịch mủ, chất bẩn và tế bào chết tích tụ. Thông thường, các bác sĩ sẽ dùng dụng cụ hút tai chuyên dụng để nhẹ nhàng hút dịch mủ và loại bỏ các mảnh vụn trong ống tai. Sau đó, người bệnh sẽ được rửa tai bằng dung dịch sát khuẩn nhẹ như dung dịch muối sinh lý hoặc oxy già pha loãng để rửa sạch ống tai.

Bạn nên đến Bệnh viện uy tín để được các bác sĩ hỗ trợ điều trị và vệ sinh tai
Hướng dẫn phòng ngừa bệnh viêm ống tai ngoài chảy mủ
Lưu ý, tuyệt đối không nên tự vệ sinh tai bằng tăm bông hoặc các vật nhọn, vì chúng có thể đẩy dịch mủ vào sâu hơn hoặc gây tổn thương niêm mạc tai. Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh tiến triển nặng hơn hoặc tái nhiễm, bạn nên thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt như sau:
- Giữ tai khô ráo, đặc biệt là khi tắm hoặc bơi lội, nên dùng bông gòn thấm nước che tai trong lúc tắm. Sử dụng khăn mềm lau nhẹ vùng ngoài tai.
- Hạn chế các hoạt động gây áp lực lên tai như ngoáy tai, đeo tai nghe khi điều trị.
- Thường xuyên vệ sinh tai nghe, nút bịt tai và mũ bảo hiểm.
- Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân liên quan đến tai với người khác.
- Cẩn thận không để dầu gội, xà phòng, keo xịt tóc hay nước hoa rơi vào trong tai vì chúng có thể gây kích ứng hoặc làm ẩm môi trường ống tai
Ngoài ra, nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh lý viêm nhiễm ở tai thì nên đi khám Tai mũi họng định kỳ 6 tháng/ lần. Đặc biệt, nếu phát hiện có các dấu hiệu bất thường như đau tai nhiều, tai chảy mủ có mùi hôi, sốt cao,.... bạn nên đến Bệnh viện càng sớm càng tốt.
Hiện nay, Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hiện đang là địa chỉ thăm khám các bệnh lý đường hô hấp được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn bởi đội ngũ bác sĩ tận tâm, có kinh nghiệm khám chữa bệnh cho hàng ngàn ca bệnh và hệ thống trang thiết bị cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng cao.
Có thể nói, viêm ống tai ngoài chảy mủ là bệnh lý viêm nhiễm nặng do vi khuẩn và nấm gây ra. Mặc dù bệnh có thể gây ra các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng như hẹp ống tai, mất thính lực hay viêm ống tai ác tính nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu được chăm sóc đúng cách!