Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh xuất phát từ sự xâm nhập và phát triển của virus trong các đường tiểu phế quản. Các virus này thường lan truyền qua đường hô hấp và tiếp xúc với giọt bắt khi bệnh nhân hắt hơi.
Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là gì?
Viêm tiểu phế quản là hiện tượng viêm của đường hô hấp do sự tác động của một loại virus. Tiểu phế quản có nhiệm vụ quan trọng là kiểm soát luồng không khí trong phổi, tiểu phế quản có thể bị sưng hoặc tắc nghẽn khi bị nhiễm trùng và có thể ngăn chặn oxy lưu thông.
Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc viêm tiểu phế quản. Khi mắc bệnh trẻ sơ sinh sẽ có biểu hiện ốm yếu mệt mỏi trong khoảng từ 7 - 10 ngày, đây là khoảng thời gian bệnh lây lan một cách mạnh mẽ.
Khi virus truyền từ đường hô hấp trên xuống phế quản trung bình và nhỏ cũng như tiểu phế quản, chúng gây tổn thương biểu mô và kích ứng viêm. Lúc này phù nề và xuất tiết tiến triển dẫn đến tắc nghẽn một phần của đường thở, dấu hiệu rõ nhất khi trẻ thở và dẫn đến ứ khí phế nang.
Viêm tiểu phế quản là hiện tượng viêm của đường hô hấp do sự tác động của một loại virus.
Nguyên nhân dẫn đến viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến trẻ bị viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh:
Virus hợp bào hô hấp
- Virus hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là dưới 2 tuổi. Chúng thường hoạt động mạnh mẽ vào mùa đông, loại virus này có khả năng lây lan và tấn công nhanh chóng.
- Trẻ em chưa đủ khả năng tự tạo ra kháng thể chống lại RSV sau lần nhiễm đầu tiên, do đó có nguy cơ cao tái nhiễm. Các triệu chứng của viêm RSV thường bao gồm biểu hiện bị viêm, sưng đường thở, tích tụ chất nhầy.
Virus hợp bào hô hấp chính là nguyên nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh.
Virus Adeno
- Virus Adeno là một trong các nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh, chiếm khoảng 10% tổng số ca mắc.
- Loại virus này chủ đích tấn công vào màng nhầy của mũi và họng của trẻ.
Virus cúm
- Do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ bị tấn công bởi các loại virus gây bệnh, trong đó có virus cúm - một loại virus lây lan phổ biến ở cả người trưởng thành và trẻ nhỏ.
- Đây chính là nguyên nhân gây ra những vấn đề viêm nhiễm đường hô hấp như viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm mũi…
Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh bao gồm:
- Trẻ có hệ miễn dịch kém.
- Trẻ bị sinh non.
- Khi mới sinh ra trẻ không được bú ngay sữa mẹ.
- Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm.
- Trẻ có vấn đề về phổi bẩm sinh, bệnh tim.
- Người nhà lây nhiễm virus và lây cho trẻ.
Những triệu chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh
Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh thường bắt đầu với những triệu chứng sau:
- Trẻ bị sốt nhẹ, ho.
- Sổ mũi, nghẹt mũi.
- Cổ có nhiều đờm.
- Xuất hiện co rút liên sườn.
- Trẻ bị khó thở, thở khò khè, thở bị hụt hơn, thở nhanh.
- Cánh mũi của trẻ phập phồng khi thở.
- Có dấu hiệu ngưng thở trong thời gian ngắn.
- Da nhợt nhạt do thiếu oxy.
Trẻ bị sốt nhẹ là một trong những triệu chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh.
Các triệu chứng ban đầu của viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh có thể nhầm lẫn với cảm lạnh, kéo dài khoảng 1-2 ngày. Sau đó, triệu chứng trở nên rõ rệt và nặng hơn trong 3 đến 5 ngày.
Tình trạng khó thở khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ bú, da nhợt nhạt, tiến triển thành suy hô hấp và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Cách chẩn đoán viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh
Dưới đây là chẩn đoán viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh:
- Đánh giá lâm sàng, đo độ bão hòa oxy máu thông qua xung mạch.
- Thực hiện X-quang ngực đối với các trường hợp nặng.
- Tiến hành xét nghiệm kháng nguyên virus hợp bào hô hấp (RSV) trên mẫu nước rửa mũi.
- Hút mũi hoặc tăm bông lấy bệnh phẩm từ mũi của trẻ bị bệnh nghiêm trọng.
Những cách điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh
Khi xử lý viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh, việc tiếp cận sớm và phù hợp với các phương pháp điều trị chính xác là rất quan trọng. Dưới đây là những cách điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh mà ba mẹ nên biết:
Hạ sốt
- Nếu trẻ bị sốt cao, ba mẹ cần hạ sốt ngay cho bé để tránh những biến chứng có thể xảy ra. Chỉ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt khi cơ thể từ 38,5 độ C trở nên.
- Ba mẹ cũng cân kết hợp với việc uống thuốc và lau người mặc đồ thỏa mái, cho trẻ uống nhiều nước để giúp hạ sốt một cách nhanh chóng.
Điều trị ho
- Đối với trẻ sơ sinh, ba mẹ không nên dùng thuốc giảm ho để trẻ đẩy đờm, vi khuẩn ra ngoài.
- Nếu trẻ ho nhiều dẫn đến nôn ói mẹ cần thực hiện một số cách sau: Massage ngực, bàn chân, lưng cho trẻ…
Massage lưng cho trẻ để giảm ho khi bị viêm phế quản.
Chữa nghẹt mũi, sổ mũi
- Dùng nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh mũi và họng cho bé
- Cần duy trì độ ẩm trong phòng ngủ để giúp trẻ không bị khô mũi..
Làm loãng đờm
- Cần cho bé uống nhiều nước ấm để giúp loãng đờm một cách đơn dễ dàng.
- Ngoài ra ba mẹ có thể cho trẻ uống thuốc trị ho, long đờm theo chỉ định của Bác sĩ.
Khí dung thuốc giãn phế quản
- Để giảm bớt tình trạng thở khò khè do co thắt phế quản ở trẻ sơ sinh, bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc giãn phế quản.
- Lưu ý, phương pháp này chỉ được thực hiện khi trẻ sơ sinh có đáp ứng với thuốc và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Thuốc kháng virus
- Đối đới những trường hợp trẻ bị viêm tiểu phế quản, cần sử dụng các loại thuốc hỗ trợ và thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ.
- Việc sử dụng thuốc kháng sinh thường chỉ được cân nhắc khi virus cúm được xác định là nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh.
Liệu pháp kháng sinh
- Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản và xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.
- Các bác sĩ chuyên khoa có thể đưa ra chỉ định sử dụng liệu pháp kháng sinh nhằm hỗ trợ và điều trị bệnh cho trẻ, tuân thủ theo chỉ định của họ.
Làm đế nào để phòng ngừa viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh
Ba mẹ cần lưu ý những điều dưới đây để giúp trẻ sơ sinh phòng ngừa mắc viêm tiểu phế quản:
- Mẹ bầu cần chú ý từ giai đoạn mang thai: cần thực hiện việc khám thai định kỳ, duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối, và thực hiện công việc hợp lý để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi, bao gồm việc sinh bé đủ tháng và đủ cân nặng.
- Đặc biệt không nên cho trẻ tiếp xúc gần với người đang có bệnh về đường hô hấp.
- Cần tiêm phòng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Ba mẹ cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé: chất béo, chất đạm, muối khoáng, vitammin C để tăng cường đề kháng…
- Vào mùa đông thì cần giữ ấm cho trẻ, không để cho trẻ bị lạnh hoặc không quá nóng, chỉ nên mặc quần áo đủ ấm.
- Thường xuyên sát khuẩn mũi, họng cho trẻ bằng nước muối 0,9%.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đồ dùng, đồ chơi cho bé cũng cần phải sạch sẽ.
Trẻ sơ sinh cần được sống trong môi trường trong lành.
Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh đến gặp bác sĩ?
Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh khi nào thì phải đến gặp Bác sĩ? Đây là câu hỏi của nhiều bậc cha mẹ khi lần đầu có bé. Dưới đây là những trường hợp ba mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để điều trị kịp thời:
- Trẻ có biểu hiện tím tái, có dấu hiệu ngưng thở.
- Trẻ bị nôn nhiều hoặc bị tiêu chảy.
- Trẻ sơ sinh tần số thở >60 lần/phút.
- Trẻ có biểu hiện mất nước, ăn uống kém.
Khi trẻ bị viêm tiểu phế quản ba mẹ cần hết sức chú ý các biểu hiện trên để có phương pháp điều trị kịp thời.
Hy vọng qua bài viết “Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh” sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về dấu hiệu, nguyên nhân, triệu chứng, cách nhận biết và điều trị và lưu ý khi cho bệnh này. Để được thăm khám và điều trị bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh một cách hiệu quả, ba mẹ hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín nhất.
Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông tự hào là đơn vị đứng đầu trong lĩnh vực y tế, luôn đặt uy tín và chất lượng lên hàng đầu, với đội ngũ Y Bác sĩ bề dày kinh nghiệm, đam mê và nhiệt huyết trong công việc. Ngoài ra, tại Viện luôn được trang bị các thiết bị y tế hiện đại hàng đầu thế giới, hỗ trợ việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe của cộng đồng.
Nếu ba mẹ có bất cứ thắc mắc gì về bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh, ba mẹ hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông qua hotline 19001806 để được giải đáp một cách chi tiết nhất nhé.