Nhận biết: Viêm tiểu phế quản và viêm phổi

Nguyễn Phương Thảo

24-10-2024

goole news
16

Viêm tiểu phế quản và viêm phổi là hai bệnh lý về hô hấp thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em. Tuy có những triệu chứng ban đầu khá tương đồng, nhưng hai bệnh này lại khác biệt về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách điều trị. Việc phân biệt đúng giữa viêm tiểu phế quản và viêm phổi không chỉ giúp cha mẹ hiểu rõ tình trạng sức khỏe của con mình mà còn giúp họ có phương pháp xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu cách nhận biết hai bệnh lý này qua bài viết dưới đây.

Phân biệt giữa viêm tiểu phế quản và viêm phổi 

Điểm giống nhau 

Viêm tiểu phế quản và viêm phổi là hai bệnh lý hô hấp phổ biến. Mặc dù chúng khác nhau về vị trí viêm và mức độ nghiêm trọng, nhưng có một số điểm giống nhau quan trọng giữa hai bệnh này. Dưới đây là thông tin chi tiết về các điểm giống nhau giữa viêm tiểu phế quản và viêm phổi:

Viêm tiểu phế quản 

Viêm phổi 

Đối tượng mắc bệnh: Bệnh đều có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng đặc biệt dễ gặp ở trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng, sinh non vì đề kháng yếu. Ngoài ra, những trẻ có tiền sử bị bệnh tim, phổi, suy dinh dưỡng cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. 

Thời điểm mắc bệnh: Cả hai bệnh đều có thể xảy ra quanh năm nhưng thời điểm dễ phát bệnh nhất là vào mùa đông, mùa xuân hay các thời điểm giao mùa, thời tiết chuyển lạnh.

Biểu hiện mắc bệnh: Viêm tiểu phế quản và viêm phổi đều có những biểu hiện lâm sàng tương đồng như nhau, ví dụ như sốt 38-40 độ, ho khan, khò khè, khó thở, giảm cảm giác thèm ăn, mệt mỏi,...

So sánh viêm phổi và viêm tiểu phế quản​

So sánh viêm phổi và viêm tiểu phế quản​ 

Tham khảo: 

Điểm khác nhau 

Tuy có những điểm tương đồng, nhưng viêm tiểu phế quản và viêm phổi cũng có những điểm khác biệt rõ rệt về nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và mức độ nghiêm trọng. Dưới đây là sự so sánh chi tiết giữa hai bệnh:

 

Viêm tiểu phế quản

Viêm phổi 

Nguyên nhân 

Bao gồm virus (Adenovirus, virus Parainfluenzae, virus đường hô hấp,…), vi khuẩn (phế cầu, liên cầu, M. catarrhalis, H. influenzae,…).

Bên cạnh đó, bệnh có thể phát sinh sau khi mắc các bệnh cúm, sởi, ho gà. 

Hít phải khí độc như clo, amoniac, dung môi công nghiệp, và đặc biệt là khói thuốc lá – một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm phế quản mạn tính cũng là yếu tố nguy cơ phổ biến.

Virus: Cúm A, H5N1, H1N1, H3N2,…

Vi khuẩn: Phế cầu, liên cầu, M. catarrhalis, H. influenzae, S. aureus, E. coli,…

Nấm: Candida, Aspergillus fumigatus,…

Tác nhân vật lý, hóa học: Khí độc, chất gây dị ứng như phấn hoa,…

Viêm phổi do hít phải: Nguyên nhân từ việc hít phải chất trào ngược từ dạ dày khi ngủ hoặc trong tình trạng hôn mê, gây ra tổn thương cho hệ hô hấp.

Vị trí tổn thương 

Là lớp niêm mạc bên trong phế quản, nơi không khí cần đi qua trước khi ra vào phổi.

Bệnh nhân có thể ở dạng viêm phế quản cấp tính do virus/ vi khuẩn gây bệnh mãn tính khiến niêm mạc phế quản trở nên nhạy cảm, dễ viêm khi tiếp xúc với tác nhân kích thích như thời tiết, môi trường, sinh vật,...

Viêm phế quản có thể diễn biến nặng hơn, gây viêm phổi. Tuy nhiên, viêm phổi ít khi lan đến phế quản gây viêm cho cơ quan thứ  hai này. 

Là túi khí (còn gọi là phế nang) nơi trao đổi oxy vào máu để vận chuyển đi khắp cơ thể. 

Khi bệnh nhân bị viêm phổi sẽ khiến cho các phế nang bị sưng lên, chứa đầy dịch và mủ ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình trao đổi oxy. 

Tiên lượng 

Viêm phế quản thường dễ dàng đáp ứng với các phương pháp điều trị và các triệu chứng của bệnh thường không quá nghiêm trọng. Thời gian triệu chứng khởi phát có thể là vài ngày hoặc vài tuần và có thể tự khỏi với thuốc điều trị thông thường. Song cũng cần cẩn thận với viêm phế quản tiến triển vào viêm phổi sẽ khiến cho quá trình điều trị khó khăn và gây ra nhiều biến chứng hơn. 

So với viêm tiểu phế quản, thì tiên lượng và khả năng tiến triển bệnh có sự nguy hiểm hơn. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, viêm phổi có thể nặng dần và gây ra nhiều biến chứng khó lường. 

Điều trị 

Viêm phế quản cấp tính: 

  • Sử dụng thuốc điều trị để giảm triệu chứng đau, hạ sốt, loãng đờm, thuốc giãn phế quản. 
  • Thuốc kháng sinh. 
  • Hãy duy trì thói quen uống đủ nước, nghỉ ngơi hợp lý và đảm bảo giấc ngủ chất lượng mỗi ngày. 
  • Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu để tăng cường sức đề kháng và duy trì cơ thể khỏe mạnh.. 

Viêm phế quản mạn tính: 

  • Nếu có dấu hiệu co thắt phế quản cần sử dụng các thuốc giãn phế quản.
  • Thuốc giảm viêm và sưng nề hiệu quả. 
  • Thuốc loãng đờm. 
  • Nếu có bội nhiễm vi khuẩn có thể cân nhắc sử dụng thuốc kháng sinh. 

Nếu trường hợp viêm phổi nhẹ, người bệnh cần nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước để hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả. 

Nếu trường hợp bệnh nặng, cần nhập viện để được các bác sĩ theo dõi. 

  • Tiêm vacxin phế cầu khuẩn phòng ngừa bệnh cho trẻ em dưới 2 tuổi, lớn từ >65 tuổi.
  • Thuốc điều trị giảm đau, hạ sốt, loãng đờm. 
  • Thuốc kháng sinh, kháng virus. 
  • Nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất 
  • Không hút thuốc 
  • Dùng máy tạo độ ẩm để làm loãng dịch đờm  

Chẩn đoán 

Xét nghiệm khí máu động mạch: Để kiểm tra lượng oxy và carbon dioxide trong máu. 

Chụp X-quang: Chẩn đoán viêm phế quản cấp tính, mãn tính (trừ viêm phổi). 

Đo nồng độ oxy trong máu: Người bị bệnh có nồng độ oxy trong máu thấp hơn người bình thường 

Đo chức năng phổi. 

Chụp X-Quang ngực: Phát hiện dấu hiệu viêm hoặc tích tụ dịch trong và xung quanh phổi. 

Xét nghiệm máu: Xác định tình trạng nhiễm trùng và loại vi khuẩn gây bệnh viêm phổi. 

Đo nồng độ oxy trong máu: Với một người bình thường, người bị viêm phổi có nồng độ oxy máu thấp hơn. 

Nuôi cấy đờm: Mẫu đờm trong quá trình thu thập sẽ được mang đi phân tích trong phòng thí nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh. 

Thực hiện các xét nghiệm bổ sung: Chụp cắt lớp vi tính (CT), nội soi phế quản, xét nghiệm khí máu động mạch, nuôi cấy dịch màng phổi. 

Nếu có bất kỳ thắc nào cần được giải đáp về bệnh viêm tiểu phế quản và viêm phổi, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 1900 1806 hoặc đăng ký Đặt lịch khám trên website Phương Đông

Một số câu hỏi liên quan 

Câu 1: Viêm phế quản có nguy cơ trở thành viêm phổi không?

Câu trả lời là CÓ

Viêm phế quản có thể tiến triển thành viêm phổi, đặc biệt trong những trường hợp không được điều trị đúng cách, để kéo dài, nguy cơ biến chứng thành viêm phổi sẽ cao hơn. Ngoài ra, những trường hợp bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu, tiếp xúc với chất kích thích(khói thuốc lá, ô nhiễm không khí hoặc các hóa chất kích thích khác) có thể làm tổn thương đường hô hấp và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng sâu hơn.

Câu 2: Thời điểm nào cần đi khám bác khi bị một trong hai bệnh? 

Khi mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi, việc xác định đúng thời điểm đi khám bác sĩ là rất quan trọng để tránh các biến chứng nguy hiểm. Không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi không có sự cho phép của bác sĩ. Nếu triệu chứng không thuyên giảm sau 2-3 ngày điều trị tại nhà hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy đi khám ngay. Với trẻ em và người già, bệnh có thể tiến triển nhanh và cần được điều trị ngay lập tức để tránh biến chứng như suy hô hấp, nhiễm trùng huyết.

Kết luận 

Việc nhận biết rõ sự khác nhau giữa viêm tiểu phế quản và viêm phổi là rất quan trọng để có thể đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Dù cả hai bệnh đều liên quan đến hệ hô hấp, nhưng viêm phổi thường nghiêm trọng hơn và cần điều trị y tế ngay lập tức. Cha mẹ cần theo dõi sát sao các dấu hiệu bất thường của trẻ và đưa trẻ đi khám bác sĩ khi cần thiết. Phòng ngừa bằng cách giữ ấm và vệ sinh sạch sẽ cũng là một trong những cách hữu hiệu giúp giảm nguy cơ mắc cả viêm tiểu phế quản lẫn viêm phổi.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
132

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám