Viêm tuyến nước bọt dưới hàm: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Phương Loan

18-02-2025

goole news
16

Viêm tuyến nước bọt dưới hàm là tình trạng viêm, gây đau nhức và khó chịu tuyến nước bọt. Nếu phát hiện kịp thời, bệnh nhân có thể bảo tồn ống tuyến, không cần cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn cùng với sỏi tuyến.

Viêm tuyến nước bọt dưới hàm là gì?

Viêm tuyến nước bọt dưới hàm là tình trạng viêm, tổn thương tuyến nước bọt do hình thành sỏi ở tuyến hoặc ống tuyến dưới hàm. Sỏi tuyến nước bọt dưới hàm có thể chặn dòng chảy tiết nước bọt, khiến người bệnh đau nhức khó chịu.

Viêm tuyến nước bọt dưới hàm gây nên bởi sỏi tuyến hoặc ống tuyến

Viêm tuyến nước bọt dưới hàm gây nên bởi sỏi tuyến hoặc ống tuyến

Trường hợp viên sỏi to có thể gây bít tắc ống tuyến, từ đó gây viêm ống tuyến, áp xe tuyến. Trường hợp nặng hơn, các dây thần kinh người bệnh bị ảnh hưởng, gây tê bì, méo miệng,...

Yếu tố nguy cơ gây sưng tuyến nước bọt dưới hàm

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm tuyến nước bọt dưới hàm phải hoặc trái:

  • Nam giới ở độ tuổi trưởng thành.
  • Bệnh nhân từng xạ trị ung thư vùng đầu, cổ.
  • Chấn thương vùng miệng, hàm mặt.
  • Người bệnh có tiền sử dụng dùng thuốc kháng cholinergic, kháng histamin, điều trị huyết áp, thống điều trị tâm thần làm suy giảm chức năng tiết nước bọt.
  • Bệnh nhân gút hoặc hội chứng sjogren.
  • Người uống ít nước.

Bệnh thường gặp ở nhóm người trong tuổi trưởng thành

Bệnh thường gặp ở nhóm người trong tuổi trưởng thành

Triệu chứng viêm tuyến nước bọt dưới hàm

Ở giai đoạn hình thành, phần lớn sỏi tuyến nước bọt dưới hàm không gây triệu chứng khó chịu. Bệnh nhân chỉ cảm nhận được cơn khó chịu khi sỏi phát triển lớn, tuyến nước bọt bị chặn hoàn toàn.

Dưới đây là một số triệu chứng cần lưu tâm:

Triệu chứng toàn thân

Biểu hiện toàn thân của viêm tuyến dưới hàm mà bạn có thể cảm nhận thấy như:

  • Sốt cao do viêm cấp, áp xe.
  • Sưng hạch dưới hàm cùng bên.

Triệu chứng lâm sàng

Một số triệu chứng lâm sàng khác mà bạn có thể gặp phải như:

  • Sưng phồng tuyến dưới hàm do tắc nghẽn tuyến nước bọt.
  • Sưng vùng dưới hàm kèm cảm giác, nóng, đỏ, sờ đau.
  • Đau, sưng vùng vùng dưới hàm 1 hoặc 2 bên tai, gia tăng khi ăn.
  • Qua thăm khám phát hiện lỗ ống Wharton nề đỏ, sờ thấy sỏi.
  • Chảy mủ khi vuốt dọc ống tuyến về phía miệng ống tuyến.

Xem thêm: Cách nhận biết sưng hạch bạch huyết là gì? Báo hiệu bệnh lý gì?

Phát hiện bệnh nhờ quan sát, theo dõi các triệu chứng lâm sàng

Phát hiện bệnh nhờ quan sát, theo dõi các triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng cận lâm sàng

Để đưa kết luận chẩn đoán bệnh cuối cùng, bác sĩ cần kết hợp với kết quả chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng dưới đây:

  • X-quang thường quy cho hình ảnh sỏi tuyến hoặc ống tuyến.
  • CT-Scanner phát hiện vị trí, kích thước sỏi và mức độ phì đại tuyến dưới hàm.
  • Chụp cản quang tuyến dưới hàm, nếu thu hình ảnh chuỗi ngọc trai có thể nghi ngờ/khẳng định ống Wharton to, giãn nở không đều.

Cảnh giác với các biến chứng

Viêm tuyến nước bọt dưới hàm cần được điều trị sớm, ngừa diễn tiến gây những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe:

  • Viêm tấy vùng sàn miệng không chỉ gây các cơn đau dữ dội, thậm chí lan rộng lên tai. Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ăn uống, nhai, nuốt, đau nhức cả đêm gây mất ngủ, hạn chế há miệng.
  • Diễn tiến viêm mạn tính, nhiễm trùng lan rộng toàn vùng sàn miệng, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
  • Nếu các tổ chức viêm tạo thành ổ áp xe, làm tổn thương dây thần kinh khiến hoạt động cơ mặt ảnh hưởng, gây liệt mặt.

Bệnh cần được can thiệp ngừa các biến chứng nguy hiểm

Bệnh cần được can thiệp ngừa các biến chứng nguy hiểm

Phương pháp điều trị

Điều trị viêm do sỏi tuyến nước bọt cần căn cứ vào từng tình trạng cụ thể, chỉ định kỹ thuật phù hợp. Dưới đây là nguyên tắc và các phương pháp điều trị:

Nguyên tắc điều trị

Bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau nhằm thuyên giảm triệu chứng. Tùy từng kích thước sẽ tiến hành bảo tồn hoặc phẫu thuật cắt bỏ:

  • Sỏi kích thước nhỏ: Hướng dẫn sử dụng kỹ thuật massage vùng dưới hàm, đẩy sỏi ra bên ngoài.
  • Sỏi kích thước trung bình, to: Tiến hành phẫu thuật lấy sỏi, điều trị bảo tồn hoặc cắt bỏ tuyến.

Hướng dẫn điều trị

Các phương pháp điều trị căn cứ vào tình trạng bệnh, loại bỏ tối đa tác nhân gây bệnh và giảm ngừa tác dụng phụ:

  • Đối với sỏi ống tuyến, viêm tuyến chưa xơ hóa, chỉ định can thiệp lấy sỏi và bảo tồn ống tuyến.
  • Đối với sỏi tuyến tái phát, tổn thương không hồi phục, xơ hóa tuyến nước bọt, chỉ định can thiệp lấy sỏi và cắt bỏ tuyến dưới hàm.

Các hướng điều trị viêm do sỏi ống tuyến nước bọt dưới hàm

Các hướng điều trị viêm do sỏi ống tuyến nước bọt dưới hàm

Hiện nay, kỹ thuật nội soi thường được chủ yếu ứng dụng trong điều trị viêm tuyến nước bọt. Loạt ưu điểm được đánh giá cao có thể kể đến như:

  • Nguy cơ tổn thương dây thần kinh mặt thấp.
  • Ít chảy máu.
  • Khả năng cao bảo tồn được tuyến nước bọt, ống dẫn tuyến nước bọt.
  • Rút ngắn thời gian hồi phục, rút ngắn thời gian nằm viện.
  • Không để lại vết mổ, không để lại sẹo.

Viêm tuyến nước bọt dưới hàm cần được điều trị sớm bằng cách lấy sỏi ra khỏi ống tuyến, đạt mục đích bảo tồn ống tuyến cùng hiệu quả điều trị tốt. Nếu kéo dài thời gian điều trị, các viên sỏi có khả năng xơ hóa cao, bệnh nhân buộc phải cắt bỏ ống tuyến và chấp nhận tác dụng phụ về sau.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

133

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM
19001806 Đặt lịch khám