Viêm xoang ở trẻ em: Nguyên nhân - Triệu chứng - Cách điều trị

Thu Hiền

14-12-2023

goole news
16

Viêm xoang ở trẻ em là bệnh lý xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ hơn 6 tuổi, bệnh có nhiều triệu chứng ảnh hưởng tới hệ hô hấp. Các bé có thể trạng suy dinh dưỡng, cơ địa dị ứng, gầy yếu,… sẽ có xác suất bị viêm đường hô hấp phổ biến. Bài viết hôm nay, bạn hãy cùng Bệnh viện đa khoa Phương Đông theo dõi nội dung dưới đây để tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này nhé.

Viêm xoang ở trẻ em là gì?

Viêm xoang mũi ở trẻ em là tình trạng viêm niêm mạc ổ mũi cùng hệ thống xoang của vùng xương sọ mặt. Hệ thống này bao gồm xoang trán, xoang sàng, xoang hàm và xoang bướm. 

Bệnh viêm xoang ở trẻ em thường xuất hiện bởi các tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm, hóa chất, khói bụi, trào ngược dạ dày, tiếp xúc với các chất gây dị ứng,… Nhiều trẻ còn viêm xoang bởi vì vẹo, lệch vách ngăn, gai vách ngăn hoặc mào vách ngăn,… Để bạn hiểu thêm về bệnh lý này, dưới đây chúng tôi đã tổng hợp lại các dạng viêm xoang ở trẻ phổ biến nhất. Đó là: 

  • Viêm xoang cấp: Thường kéo dài dưới 4 tuần
  • Viêm xoang bán cấp: Thường kéo dài 4- 8 tuần
  • Viêm xoang mạn tính: Kéo dài 8- 12 tuần

Viêm xoang mũi là tình trạng viêm niêm mạc ổ mũi, hệ thống xoang Bé bị sưng niêm mạc mũi là dấu hiệu của bệnh viêm xoang ở trẻ em

Nguyên nhân gây viêm xoang ở trẻ em

Viêm mũi xoang ở trẻ em thường xuất hiện ở các bé <6 tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân hình thành nên bệnh lý này. Trước khi điều trị, các bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân bệnh nhằm chữa trị thật hiệu quả: 

Bệnh đường hô hấp

Trẻ nhỏ có hệ hô hấp kém, có sẵn một số bệnh lý như viêm họng, viêm mũi dị ứng ở trẻ hoặc viêm amidan,… sẽ có xác suất cao bị viêm xoang. Những bệnh này đều có chung biểu hiện là virus mũi, họng làm viêm nhiễm lan rộng, tăng sinh vi khuẩn ở hốc xoang khiến hệ thống xoang bị viêm: Cụ thể:

  • Viêm mũi dị ứng: Trẻ chảy nước mũi trong, khò khè kèm ho khan, rát phổi. 
  • Hen phế quản: Phế quản bị co thắt, trẻ cảm thấy khó thở từng cơn. 
  • Viêm đường hô hấp trên: Ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, sốt nhẹ,… cứ khỏi lại tái phát. 

Dị ứng

Đây là một trong những lý do phổ biến nhất khiến nhiều trẻ bị viêm xoang. Khi cơ địa của trẻ thường xuyên bị dị ứng với các tác nhân kích thích như:

  • Phấn hoa
  • Thức ăn
  • Thời tiết
  • Lông động vật

Niêm mạc mũi họng lúc này rất dễ bị sưng, dẫn tới viêm nhiễm, hình thành viêm xoang cấp ở trẻ em. 

Xương mũi có cấu trúc bất thường 

Trẻ có cấu trúc xương mũi bất thường bẩm sinh như vách ngăn mũi lệch, dày, vẹo, quá phát VA vòm, VA vòi,… sẽ xuất hiện chất nhầy trong mũi. Phẫu thuật cũng khiến cấu trúc xương mũi trở nên bất thường khiến chất nhầy trong mũi khó thoát ra ngoài, dẫn đến viêm đa xoang. 

Tác động từ môi trường

Viêm xoang ở trẻ em còn xuất hiện khá phổ biến bởi vì môi trường sống, sinh hoạt có nhiều khói bụi, khí thải hóa chất, không khí bị ô nhiễm,… Trẻ hít phải các chất độc hại sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp.

Sức khỏe, hệ miễn dịch kém 

Trẻ có tình trạng thể chất yếu, suy nhược cơ thể, hệ miễn dịch kém,… cũng có xác suất bị viêm xoang cao hơn trẻ có sức đề kháng tốt. Những tác nhân gây bệnh sẽ dễ dàng tấn công các bé có sức khỏe không tốt khiến hệ hô hấp bị ảnh hưởng. 

Viêm xoang hay xuất hiện bởi vì trẻ tiếp xúc với nhiều tác nhân gây hại Viêm xoang hay xuất hiện bởi vì trẻ tiếp xúc với nhiều tác nhân gây hại 

 

Những biểu hiện viêm xoang ở trẻ em cần lưu ý 

Biểu hiện viêm xoang ở trẻ em tương đối dễ nhận thấy và dễ dàng phát hiện. Do đó cha mẹ cần đưa bé đi khám, điều trị càng sớm càng tốt để tránh tình trạng bệnh của trẻ diễn biến xấu đi. Vậy cách nhận biết trẻ bị viêm xoang như thế nào? Hãy cùng chú ý đến những triệu chứng viêm xoang ở trẻ nhỏ sau đây:

Chảy nhiều dịch mũi xuống dưới họng

Đây là tình trạng khiến bé cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày khi bị viêm xoang. Virus, vi khuẩn tấn công hệ thống xoang sẽ hình thành dịch, có kèm mủ chảy từ mũi xuống họng. 

Hắt hơi

Khi niêm mạc mũi và họng bị kích ứng, trẻ bị viêm xoang thường hắt hơi khá nhiều. Hành động này vừa báo hiệu bệnh, đồng thời còn tống đi các bụi bẩn, tác nhân có hại gây ra bệnh và dịch mủ ở hệ thống xoang ra bên ngoài.

Đau đầu

Viêm xoang ở trẻ em khiến hệ thống xoang của vùng xương sọ mặt chịu nhiều áp lực bởi vì dịch tích tụ nhiều. Khi khu vực này bị viêm, trẻ thường thấy đau mắt, nặng quanh mắt, mũi và đau đớn ở vùng thái dương. Mức độ khó chịu có thể tăng theo thời gian, tình trạng bệnh,… nếu không điều trị, khắc phục kịp thời. 

Ho, đau họng

Ngứa, viêm, đau họng, ho là biểu hiện thường thấy của viêm xoang. Khi dịch tiết chảy xuống họng hoặc vi khuẩn, virus tấn công vào niêm mạc họng, trẻ sẽ gặp các dấu hiệu này. 

Đau răng, đau hàm và hôi miệng 

Bác sĩ thường chẩn đoán viêm xoang hàm ở trẻ em nếu trẻ xuất hiện dấu hiệu này. Khứu giác, vị giác và răng của bé sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, những cơn đau sẽ xuất hiện bởi vì virus, vi khuẩn tấn công trong thời gian dài. 

Đau răng, đau hàm và hôi miệng cũng là dấu hiệu của bệnh viêm xoangĐau răng, đau hàm và hôi miệng cũng là dấu hiệu của bệnh viêm xoang

Chẩn đoán bệnh viêm xoang ở trẻ em

Khi trẻ xuất hiện các biểu hiện của bệnh viêm xoang ở trẻ em, cha mẹ nên đưa bé đi thăm khám tại cơ sở y tế, bệnh viện uy tín ngay lập tức. Trẻ cần được chẩn đoán, điều trị đúng cách để hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Bệnh này sẽ dễ dàng tiến triển thành mạn tính nếu không được can thiệp kịp thời. Các bác sĩ thường chẩn đoán bệnh cho trẻ theo những cách như sau: 

  • Kiểm tra dị ứng: Phương pháp test kiểm tra dị ứng sẽ được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ trẻ bị viêm đa xoang dị ứng.
  • Nội soi mũi: Bác sĩ sử dụng một ống mỏng dẻo đã gắn sẵn camera để quan sát hệ thống xoang.  
  • Chụp CT/chụp MRI: Hình ảnh chụp lại hệ thống xoang sẽ giúp bác sĩ xác định tình trạng viêm nhiễm một cách chính xác. 
  • Nuôi cấy mô mũi: Phương pháp chẩn đoán này giúp bác sĩ xác định đúng loại vi khuẩn, virus dẫn tới bệnh viêm xoang ở trẻ em. 

Liê hệ ngay Bệnh viện đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 để nhận được hỗ trợ hoặc thực hiện thăm khám, chữa trị kịp thời nhé!

Phác đồ điều trị viêm mũi xoang ở trẻ em

Bác sĩ sau khi xác định chính xác nguyên nhân sẽ lên phác đồ điều trị viêm xoang cấp bộ y tế phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất. Có một số phác đồ điều trị viêm mũi xoang ở trẻ em thường được áp dụng đó là: 

Điều trị bằng thuốc

Bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc trị viêm xoang cho trẻ em như kháng sinh, giảm đau NSAID, kháng Histamin, Corticoid hoặc thuốc xịt để thông mũi… Điểm chung của các loại thuốc này đó là giảm các triệu chứng bệnh. Cụ thể gồm có thuốc:

  • Thuốc kháng sinh trị vi khuẩn. 
  • Thuốc giảm đau NSAID: Ibuprofen, Aspirin, Naproxen… chuyên loại bỏ các cơn đau ở vùng bị viêm. 
  • Thuốc kháng Histamin sẽ làm giảm các triệu chứng dị ứng. 
  • Thuốc Corticoid dạng uống hoặc xịt mũi – Triamcinolone cho các trường hợp viêm, dị ứng nặng.
  • Thuốc xịt làm thông mũi Naphazolin, Phenylephrine,… để cải thiện biểu hiện ngạt mũi, khó thở.  

Phụ huynh lưu ý chỉ cho trẻ uống thuốc điều trị sau khi nhận được sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Bạn không được tự ý mua, sử dụng hoặc thay đổi liều lượng, dừng thuốc. 

Điều trị viêm xoang ở trẻ em bằng thuốc cần nhận được chỉ định từ bác sĩĐiều trị viêm xoang ở trẻ em bằng thuốc cần nhận được chỉ định từ bác sĩ

Liệu pháp miễn dịch

Đây là cách điều trị khá phổ biến thường được bác sĩ áp dụng với bệnh viêm xoang ở trẻ em, đặc biệt là trẻ bị viêm đa xoang do dị ứng. Liệu pháp này sẽ xác định chính xác nguyên nhân trẻ bị dị ứng, sau đó điều trị, ngừa bệnh tái phát bằng cách tránh xa những tác nhân gây bệnh.  

Can thiệp ngoại khoa

Nếu bé bị viêm xoang mạn tính, mức độ nặng và thường xuyên tái phát dai dẳng khiến hệ thống xoang bị tắc nghẽn thì bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật. Cuộc phẫu thuật sẽ loại bỏ dịch trong vùng xoang để lỗ xoang thông thoáng. Can thiệp ngoại khoa của bác sĩ còn chỉnh sửa các cấu trúc bất thường ở xoang mũi (nếu có). 

Chăm sóc đúng cách 

Phác đồ điều trị viêm mũi xoang ở trẻ em sẽ hiệu quả hơn nếu phụ huynh thực hiện theo một vài chỉ dẫn của bác sĩ. Cụ thể các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm nếu trẻ được: 

  • Vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý: Hỗ trợ cải thiện các tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, viêm sưng, hắt hơi của bệnh. 
  • Xông hơi định kỳ 2 lần/tuần: Trẻ nên xông hơi bằng gừng, xả, tỏi, chanh nhằm làm ấm và làm ẩm đường thở. Hơi nóng và các hoạt chất có trong thực phẩm sẽ hỗ trợ giảm đau, chống viêm, thông mũi, sát khuẩn. 
  • Chườm nóng: Mỗi ngày, cha mẹ nên dùng một chiếc khăn ấm, sạch chườm lên vùng mũi trẻ bị sưng đau. 
  • Uống nhiều nước: Trẻ bị viêm xoang mỗi ngày nên bổ sung tối thiểu 2L nước lọc (có cả nước canh, nước trái cây,…) để làm loãng chất nhầy trong mũi, họng... đẩy ra ngoài dễ hơn. 
  • Gối cao đầu: Gối ngủ của trẻ nên được kê cao để xoang lưu thông dễ dàng, hít thở thoải mái và giảm tình trạng tắc nghẽn. 

Biến chứng viêm xoang mũi ở trẻ em

Nếu viêm xoang ở trẻ em không được phát hiện, chẩn đoán, điều trị kịp thời, trẻ sẽ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm. Khi viêm xoang tái đi tái lại nhiều lần, các triệu chứng khó chịu không những ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn tác động đến sức khỏe, cơ thể như: 

  • Mắt: Áp xe mí mắt, ổ mắt viêm sưng, giảm thị lực, mù lòa…
  • Tai: Viêm tai giữa, giảm thính lực hoặc điếc vĩnh viễn. 
  • Họng: Viêm amidan, viêm thanh quản, viêm họng hạt ở trẻ em, viêm phế quản, mất tiếng và khàn tiếng. 
  • Mũi: Polyp mũi, mất khứu giác.
  • Đầu: Viêm màng não, viêm tủy xương sọ, ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương. 

Các biện pháp phòng tránh viêm xoang mũi ở trẻ em 

Để ngăn ngừa căn bệnh này thực ra không hề khó. Cha mẹ nên chăm sóc trẻ đúng cách, thực hiện một số biện pháp phòng tránh hữu ích đã được các bác sĩ khuyến cáo dưới đây: 

  • Phòng tránh viêm xoang ở trẻ em bằng cách giữ ấm đường thở cho bé, thông qua việc mặc ấm, quàng khăn. 
  • Sinh sống ở môi trường sạch sẽ, tránh xa khu vực ô nhiễm, có khói thuốc, khói bụi, chất độc hại. 
  • Đi ra ngoài trẻ phải đeo khẩu trang. 
  • Cha mẹ giúp trẻ tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, dị ứng. 
  • Thực hiện chế độ sinh hoạt, bổ sung dinh dưỡng an toàn, đầy đủ, khỏe mạnh. 
  • Điều trị dứt điểm các bệnh trào ngược dạ dày, viêm họng, viêm đường hô hấp,… để không biến chứng thành viêm đa xoang.

Có nhiều biện pháp phòng tránh viêm xoang mũi ở trẻ em cha mẹ nên thực hiệnCó nhiều biện pháp phòng tránh viêm xoang mũi ở trẻ em cha mẹ nên thực hiện

Lời kết 

Trên đây là toàn bộ nguyên nhân, biểu hiện, cách chẩn đoán và phác đồ điều trị viêm xoang ở trẻ em. Cha mẹ hãy chú ý quan sát đến những biểu hiện của bé và theo dõi diễn biến bệnh của bé để đưa ra giải pháp phù hợp. Chúng tôi hy vọng bạn đã hiểu về căn bệnh này sau khi đọc bài viết để chăm sóc, bảo vệ con em mình tốt hơn.

Nếu bé có một số biểu hiện của bệnh, bạn hãy đưa trẻ đến Khoa nhi của Bệnh viện đa khoa Phương Đông để được thăm khám kịp thời. Đặt lịch khám ngay tại đây hoặc liên hệ hotline 1900 1806 để thực hiện đặt lịch và được nhân viên hỗ trợ ngay nhé!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

326

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám