Những thông tin chi tiết về Virus Cytomegalo (CMV) mà bạn nên biết

Bích Ngọc

12-07-2025

goole news
16

Virus Cytomegalo (CMV) là một loại virus gây ra nhiều bệnh lý khá phổ biến đối với sức khỏe con người, là virus thuộc họ Herpesviridae. Khi mắc bệnh, người bệnh có thể gặp những triệu chứng tương tự nhiều bệnh nhiễm trùng khác, tuy nhiên cần can thiệp điều trị kịp thời để hạn chế những biến chứng, đặc biệt với những đối tượng như trẻ sơ sinh, phụ nữ đang mang thai, người có hệ miễn dịch suy giảm,... Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu chi tiết về CMV qua bài viết sau. 

Virus Cytomegalo là gì?

Virus Cytomegalo (hay thường gọi là CMV) là loại virus trong họ Herpesviridae - nhóm virus có khả năng tồn tại âm thầm trong cơ thể người suốt đời. Tên gọi "cytomegalo" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, mang nghĩa "tế bào lớn", phản ánh đặc trưng phì đại của các tế bào bị nhiễm virus này.

CMV thuộc nhóm Beta Herpesviridae, một phân nhóm của họ Herpesvirus, bên cạnh Alphaherpesvirinae (gồm Herpes simplex virus) và Gamma Herpesviridae (nơi có mặt Epstein-Barr virus). Điểm chung của các virus này là khả năng “ngủ đông” trong cơ thể, có thể hiểu là chúng tồn tại tiềm ẩn và có thể tái hoạt động bất cứ lúc nào khi hệ miễn dịch suy yếu.

Là virus DNA sợi kép, CMV có cấu trúc gen và lớp vỏ tương tự các họ hàng Herpes khác. Nó không chỉ gây nhiễm trùng cấp tính mà còn có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng mãn tính hoặc tiềm ẩn, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch suy giảm.

Virus Cytomegalo là loại virus có thể tồn tại trong cơ thể con người rất lâuVirus Cytomegalo là loại virus có thể tồn tại trong cơ thể con người rất lâu

Virus Cytomegalo có thể gây ra những bệnh lý nào?

Virus cytomegalo gây ra tình trạng nhiễm trùng không xuất hiện những triệu chứng rõ ràng nên thường khó phát hiện bệnh. CMV luôn tồn tại trong cơ thể con người trong suốt cuộc đời và có thể tái hoạt động vào bất kỳ thời gian nào. Cơ thể khi được chẩn đoán bị nhiễm trùng khi phân lập CMV, các protein virus của CMV hoặc nucleic acid là một mô hay dịch cơ thể bất kỳ. 

Một số bệnh lý mà virus cytomegalo gây ra phổ biến có thể kể đến như bệnh thủy đậu, herpes simplex,... Đối với những người có hệ miễn dịch suy giảm, khi mắc bệnh do CMV thường xuất hiện các triệu chứng như hội chứng tăng bạch cầu đơn nhân. 

Có thể hiểu, khi người bệnh nhiễm CMV thì virus này sẽ tồn tại trong cơ thể trong suốt cuộc đời. Khi cơ thể khỏe mạnh, CMV chủ yếu sẽ ở trong giai đoạn ngủ, chủ yếu không hoạt động. Khi hệ miễn dịch bị suy giảm, CMV có thể tái hoạt động và gây ra các bệnh lý cho cơ thể. 

Con đường lây nhiễm của Virus Cytomegalo

Nhiễm trùng cytomegalovirus có thể lây nhiễm từ người này sang người khác qua tiếp xúc dịch cơ thể của người mắc bệnh như máu, nước bọt, nước tiểu, sữa, tinh dịch,... 

CMV chỉ có thể lây truyền trong giai đoạn virus hoạt động, nếu tiếp xúc với người nhiễm virus trong giai đoạn thì sẽ không bị lây nhiễm. Nếu phụ nữ đang mang thai bị nhiễm virus CMV tiến triển có thể truyền virus sang trẻ. 

Một số con đường có thể gây lây nhiễm CMV có thể kể đến như:

  • Chạm vào lỗ mũi, miệng,... của mình sau khi tiếp xúc dịch với người nhiễm virus, đây cũng là con đường lây nhiễm phổ biến nhất. 
  • Không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với người mắc bệnh. 
  • Lây từ mẹ sang con qua nhau thai hoặc sữa mẹ. 
  • Lây qua truyền máu, cấy ghép các cơ quan trong cơ thể. 

Con đường dễ lây nhiễm virus phổ biến là qua nước bọt, giọt bắnCon đường dễ lây nhiễm virus phổ biến là qua nước bọt, giọt bắn

Triệu chứng thường gặp khi nhiễm CMV

Tùy vào từng đối tượng khác nhau, người bệnh nhiễm CMV sẽ có những triệu chứng khác nhau. Trong đó, trẻ sơ sinh là đối tượng xuất hiện nhiều những triệu chứng hơn so với người trưởng thành. 

Triệu chứng ở trẻ em

Phụ nữ nhiễm CMV trước khi mang thai có thể truyền virus sang con, nhiễm CMV nguyên phát có nguy cơ truyền cho con cao hơn so với CMV tái phát. Quá trình lây nhiễm thường diễn ra trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ. 

Phần lớn trẻ mắc bệnh trong thời gian gian mang thai sẽ không có biểu hiện bất thường khi sinh. Các dấu hiệu sẽ tiến triển theo thời gian, cần mất vài tháng hoặc vài năm. Các triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ nhiễm bệnh ngay sau sinh là mất thính lực hoặc tiến triển suy yếu thị lực. 

Trẻ bị nhiễm CMV bẩm sinh thường rất yếu và có xu hướng ngày càng yếu hơn. Một số triệu chứng nhiễm CMV của trẻ bao gồm:

  • Trẻ bị vàng mắt, vàng da
  • Trên da có vết ban đỏ, thâm tím
  • Trẻ sinh ra nhẹ cân
  • Trẻ bị phì đại lá lách, phì đại gan
  • Khó thở
  • Co giật

Triệu chứng ở người suy giảm miễn dịch

Ở những người có hệ miễn dịch suy giảm, virus này có thể gây ra hàng loạt rối loạn nghiêm trọng giống như các bệnh truyền nhiễm nặng và thậm chí có thể lan rộng tới nhiều cơ quan khác nhau. Một số biểu hiện thường gặp gồm:

  • Sốt cao kéo dài;
  • Tiêu chảy kéo dài không rõ nguyên nhân;
  • Viêm phổi dẫn đến khó thở;
  • Viêm gan gây vàng da, mệt mỏi;
  • Viêm não với triệu chứng nhức đầu, lú lẫn;
  • Loét hệ tiêu hóa (đặc biệt ở thực quản và ruột);
  • Rối loạn hành vi, tâm thần;
  • Suy giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù;
  • Co giật hoặc ngất xỉu.

Người bệnh có thể gặp tình trạng sốt cao kéo dàiNgười bệnh có thể gặp tình trạng sốt cao kéo dài

Triệu chứng nhiễm CMV ở người khỏe mạnh 

Phần lớn người khỏe mạnh khi nhiễm CMV đều không có triệu chứng rõ rệt. Nếu có, các dấu hiệu thường nhẹ, giống như cảm cúm thông thường, bao gồm:

  • Sốt nhẹ;
  • Cảm giác đau mỏi toàn thân;
  • Mệt mỏi, uể oải kéo dài.

Do đó, nhiều người thậm chí không biết mình từng nhiễm CMV.

Làm thế nào để phòng tránh virus Cytomegalo?

Phòng ngừa CMV hiệu quả đòi hỏi sự cẩn trọng trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt khi chăm sóc trẻ nhỏ hoặc tiếp xúc với dịch cơ thể. Dưới đây là các biện pháp cụ thể bạn có thể áp dụng:

  • Rửa tay đúng cách và thường xuyên: Dùng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt sau khi thay tã, lau mũi cho trẻ hoặc xử lý đồ dùng cá nhân.
  • Tránh hôn trẻ vào môi hoặc gần mắt, mũi: Với phụ nữ đang mang thai, việc tránh tiếp xúc gần như vậy là cực kỳ quan trọng để giảm nguy cơ lây truyền cho thai nhi.
  • Không dùng chung đồ ăn hoặc dụng cụ ăn uống: Với virus CMV thì đó là con đường lây nhiễm nhanh chóng.
  • Xử lý đúng cách các vật dụng dùng một lần: Sau khi sử dụng khăn giấy, tã lót hoặc các vật chứa dịch cơ thể, hãy rửa tay trước khi vô tình chạm lên mặt.
  • Khử trùng đồ chơi và các bề mặt thường xuyên tiếp xúc: Nhất là với đồ chơi của trẻ nhỏ, cần được vệ sinh đều đặn để ngăn ngừa lây nhiễm qua nước bọt hay nước tiểu.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su để ngăn virus lây truyền qua tinh dịch hoặc dịch âm đạo.

Rửa tay đúng cách và thường xuyên giúp hạn chế lây lan virusRửa tay đúng cách và thường xuyên giúp hạn chế lây lan virus

Virus Cytomegalo là một loại virus có thể tồn tại trong cơ thể người trong thời gian dài, chính vì vậy cần chủ động can thiệp điều trị để đảm bảo virus không gây ra các bệnh lý. Đặc biệt, việc chủ động phòng tránh bệnh chính là cách tốt nhất hạn chế tốt đa những nguy hiểm mà bệnh gây ra. 

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích về CMV. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua Hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Phường Đông Ngạc, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

18

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám