Xét nghiệm chức năng thận là việc vô cùng quan trọng và cần thiết để xem thận đang hoạt động như thế nào, có tốt không hay có mắc bệnh gì không để từ đó xây dựng lối sống lành mạnh, tìm biện pháp chữa bệnh thận hiệu quả.
Xét nghiệm chức năng thận là việc vô cùng quan trọng và cần thiết để xem thận đang hoạt động như thế nào, có tốt không hay có mắc bệnh gì không để từ đó xây dựng lối sống lành mạnh, tìm biện pháp chữa bệnh thận hiệu quả.
Xét nghiệm chức năng thận là cách kiểm tra máu hoặc nước tiểu để theo dõi và chẩn đoán các vấn đề hoặc bệnh lý liên quan đến thận. Dựa trên kết quả xét nghiệm, bạn biết được tình trạng sức khỏe của thận và có những biện pháp phục hồi và chữa bệnh hiệu quả.
Xét nghiệm kiểm tra chức năng thận đóng vai trò rất quan trọng
Đối với khi khám tổng quát thận, các bác sĩ thông thường sẽ phải tiến hành rất nhiều xét nghiệm cùng một lúc để có thể có những kết luận chính xác nhất về tình trạng bạn đang gặp phải. Vậy nên, thường xuyên kiểm tra thận sẽ giúp bản thân mỗi người phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả.
Thực hiện xét nghiệm chức năng của thận không chỉ bởi vì thực hiện việc khám sức khỏe thường xuyên mà có thể là do bạn nghi ngờ một số các dấu hiệu hoặc biểu hiện lâm sàng về bệnh lý, ví dụ như nghi ngờ nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc một số các biểu hiện khó chịu khác trong cơ thể.
Những người thừa cân béo phì cần thực hiện xét nghiệm chức năng thận
Ngoài ra, với những đối tượng sau cũng cần thực hiện xét nghiệm chức năng thận là những bệnh nhân bị bệnh tiền tăng huyết áp, tăng huyết áp, tiền tiểu đường, bệnh tiểu đường hoặc những bệnh nhân bị thừa cân béo phì. Ngoài ra, với những người có độ tuổi trên 50, những người có gen di truyền mắc bệnh thận, cao huyết áp, tiểu đường cũng nên thực hiện xét nghiệm.
Rất nhiều người bệnh muốn đi khám và thực hiện kiểm tra chức năng thận nhưng vẫn chưa biết xét nghiệm gì để biết suy thận. Với công nghệ hiện đại như hiện nay, không khó để có những xét nghiệm y khoa đánh giá đúng, đủ và chính xác tình trạng thận của bạn. Hiện nay, trong giới y khoa có các phương pháp xét nghiệm các chức năng thận như sau:
Với loại xét nghiệm này sẽ bao gồm xét nghiệm lượng ure trong máu, xét nghiệm creatinin trong huyết thanh, xem điện giải đồ, xét nghiệm độ kiềm, xét nghiệm lượng acid uric trong máu và một số xét nghiệm khác của xét nghiệm hóa sinh.
Trong cơ thể của chúng ta luôn chứa một lượng lớn protein, một loại chất có tác dụng trong việc cân bằng độ PH của cơ thể, bảo vệ các tế bào bạch cầu, hệ thống miễn dịch, vận chuyển dinh dưỡng và oxy đi khắp cơ thể, cân bằng năng lượng và tham gia vào quá trình hình thành chất cơ bản để phát triển cơ thể.
Tuy nhiên, khi protein trong cơ thể bị thoái hóa sẽ tạo thành ure. Nguyên nhân tạo thành ure cũng có thể là protein ngoại sinh do protease chuyển hóa thành các axit amin và tiếp tục được chuyển hóa đến khi tạo thành NH3 và CO2. Chính vì vậy, lượng ure luôn có trong máu, thường đi vào thận, được thận lọc và đưa ra khỏi cơ thể bằng con đường nước tiểu.
Chức năng thận hoạt động bình thường nếu lượng ure trong máu từ 2.5 đến 7.5 mmol/l. Khi xét nghiệm lượng ure trong máu mà vượt qua con số này chứng tỏ thận của bạn đang có vấn đề. Bạn cần thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu hơn để chẩn đoán chính xác bệnh lý.
Nguyên nhân làm tăng lượng ure có thể do thói quen ăn uống thực phẩm chứa nhiều đạm hoặc người bệnh bị một số bệnh khác như suy tim sung huyết, xuất huyết tiêu hóa, tiêu chảy, sốt cao, sỏi thận, mất nước, sỏi niệu quản, viêm ống thận,... Lượng ure giảm do là bạn ăn ít protein, truyền nhiều dịch, suy giảm chức năng gan hoặc phụ nữ đang mang thai.
Creatine là một loại hợp chất hữu cơ có vai trò quan trọng trong việc giảm mệt mỏi, kích thích tăng cơ bắp, hỗ trợ cơ thể sản sinh năng lượng nhiều hơn. Hợp chất này rất thích hợp để sử dụng trong quá trình luyện tập thể dục thể thao, các bài tập cường độ cao.
Xét nghiệm creatinin đánh giá chức năng thận
Khi creatine trong các cơ bị thoái hóa sẽ tạo ra creatinin, duy trì ở thận trong một mức độ nhất định tùy vào giới tính và sẽ được thận đào thải qua đường bài tiết ra ngoài bằng nước tiểu. Khi xét nghiệm sẽ xác định chính xác lượng creatinin trong huyết thanh và đồng thời đánh giá chính xác chức năng thận.
Đối với nữ giới, nồng độ creatinin bình thường là từ 44 - 97 umol/l hoặc từ 0.5 - 1.1 mg/dl. Đối với nam giới, nồng độ creatinin bình thường là 53 - 106 umol/l hoặc từ 0.6 - 1.2 mg/dl. Khi nồng độ creatinin vượt quá những con số trên đồng nghĩa với việc bạn có khả năng mắc bệnh liên quan đến thận.
Nồng độ creatinin càng cao, mức độ bệnh suy thận càng cao vì khả năng lọc thận liên quan đến khả năng lọc creatinin. Theo NFK (tổ chức thận Mỹ) đã chia suy thận thành 5 mức độ, dựa vào lượng creatinin trong máu, cụ thể như sau:
Xem điện giải đồ tức là xem xét lượng chất điện giải có trong cơ thể dao động như thế nào để từ đó kết luận tình trạng chức năng thận. Một số các chất được phân tích trong quá trình xét nghiệm điện giải đồ có thể kể đến như:
Độ pH có trong máu thường sẽ từ 7,37 mol/l đến 7,45 mol/l, con số này đủ đảm bảo cho cơ thể thực hiện các hoạt động của protein co cơ, các yếu tố đông máu và các men tế bào. Suy thận sẽ dẫn đến tình trạng tăng nồng độ acid, làm mất bicarbonat, giảm thải acid trong chuyển hóa.
Kiểm tra độ pH trong máu là công việc rất quan trọng
Lượng acid uric trong máu bình thường là 180 mmol/l đến 420 mmol/l đối với nam và 150 mmol/l đến 360 mmol/l. Khi nồng độ acid uric vượt quá con số trên, người bệnh dễ mắc các bệnh suy tim ứ huyết, nhiễm toan lactic, thiếu máu, u lympho, leucenie cấp, vẩy nến, gout và không thể thiếu các beenhjlys về thận như suy thận, thận ứ nước, cơn đau thận quặn thắt,...
Ngoài ra, ở xét nghiệm lý hóa, các bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm albumin huyết thanh, protein toàn phần, tổng phân tích tế bào để phát hiện suy thận. Việc này đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc chẩn đoán bệnh lý liên quan tới cơ quan thận và người bệnh cần bắt buộc thực hiện.
Kiểm tra lượng Acid Uric trong máu là công việc rất quan trọng
Xét nghiệm nước tiểu có thể được thực hiện bằng hai cách là định lượng protein trong nước tiểu và xét nghiệm phân tích nước tiểu. Việc này sẽ giúp bác sĩ xác định được khả năng lọc nước tiểu của thận. Thông tin chi tiết về 2 xét nghiệm này cụ thể như sau:
Nước tiểu có độ cô đặc trung bình từ 1,01 đến 1,02. Khi chức năng của thận suy giảm, độ cô đặc của nước tiểu cũng giảm theo và tỷ trọng nước tiểu cũng suy giảm. Khi đi khám, người bệnh có thể thực hiện xét nghiệm nước tiểu. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể thực hiện xét nghiệm protein trong 24 giờ.
Phân tích nước tiểu giúp xác định chức năng lọc của thận
Lượng protein có trong nước tiểu sẽ dao động từ 0.05 đến 0.08g/l đối với người khỏe mạnh và đang trong thời gian nghỉ ngơi và sẽ là dưới 0,3g/l với người khỏe mạnh và đang trong chế độ thể dục. Với lượng đạm niệu vượt quá số lượng trên trong vòng 24 giờ đồng hồ, người bệnh có nguy cơ mắc suy thận, viêm cầu thận cấp, tổn thương cầu thận, đái tháo đường,...
Ngoài 2 xét nghiệm đánh giá chức năng thận trên, để chẩn đoán các dấu hiệu liên quan đến bệnh thận, các bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm để chẩn đoán các hình ảnh chụp được bằng cách siêu âm vùng bụng, chụp CT Scan bụng hoặc xạ hình thận.
Xét nghiệm lượng Protein trong nước tiểu giúp chẩn đoán bệnh thận
Tuyến thượng thận là một bộ phận màu vàng nằm phía trên của hai quả thận, có chức năng sản xuất hóc môn cần thiết cho quá trình cân bằng chất điện giải và nước, chống stress, và điều hòa huyết áp.
Người bị u tuyến thượng thận cần kiểm tra và điều trị sớm
U tuyến thượng thận thường xảy ra ở độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi. Các khối u phát triển đồng thời sẽ giải phóng các hóc môn làm cao huyết áp ở người bệnh. Tuy đây là một bệnh hiếm gặp nhưng vẫn có khả năng gây hại đến các bộ phận của cơ thể và gây tử vong đối người người bệnh nếu không được phát hiện, chữa trị.
Những đối tượng cần xét nghiệm u tuyến thượng thận là người có tiểu sử gia đình mắc hội chứng MEN II (u tuyến nội tiết), u cận hạch, u NF1 (u sợi thần kinh), bệnh Von Hippel - Lindau hoặc gia đình có người mắc u tuyến thượng thận, hoặc người bị huyết áp cao. Khi có những dấu hiệu hoặc gặp những trường hợp nêu trên, bẹn sẽ đi khám và được tiến hành những xét nghiệm sau:
Hiện nay, rất nhiều bệnh viện nhận thấy được tầm quan trọng của việc xét nghiệm nên đầu tư rất chỉn chu với các trang thiết bị đầy đủ và đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một cơ sở y tế uy tín để khám và kiểm tra sức khỏe cho bản thân nhằm phát hiện sớm các bệnh lý để điều trị kịp thời lại là điều không đơn giản.
Một gợi ý cho bạn chính là Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, là một trong những cơ sở y tế khu vực miền Bắc nhận được đánh giá từ rất đông những bệnh nhân đã từng sử dụng dịch vụ. Sở hữu không gian khám và chữa bệnh sang trọng, văn minh, khoa học, bệnh viện chú trọng vào việc đầu tư cho hệ thống trang thiết bị nhằm hỗ trợ việc chẩn đoán và điều trị một cách hiệu quả.
Xét nghiệm kiểm tra chứng năng thận tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Đặc biệt, khoa Xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông được đánh giá là một trong những trung tâm hàng đầu với đầy đủ lĩnh vực như miễn dịch, huyết học - truyền máu, vi sinh - sinh học phân tử,... đảm bảo đạt chuẩn các xét nghiệm thường quy và xét nghiệm chuyên sâu, trong đó có xét nghiệm chức năng thận phục vụ hiệu quả cho việc chẩn đoán các bệnh lý.
Bên cạnh đó, khoa Xét nghiệm của bệnh viện còn quy tụ một đội ngũ y bác sĩ và chuyên viên y tế chuyên môn cao với kinh nghiệm đã công tác tại nhiều cơ sở lớn trên toàn quốc. Trang thiết bị tại đây cũng được đầu tư rất bài bản và vô cùng hiện đại, được nhập khẩu từ các quốc gia sản xuất thiết bị y tế hàng đầu thế giới, giúp việc chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.
Việc xét nghiệm chức năng thận nói riêng và xét nghiệm kiểm tra sức khỏe nói riêng là một công việc vô cùng cần thiết và quan trọng để bảo vệ sức khỏe chính bản thân bạn. Hy vọng từ những thông tin chúng tôi nêu trên, bạn có thể biết cách sống và làm việc lành mạnh hơn.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.